Chuyển đổi số

Tổ công nghệ số cộng đồng thúc đẩy chuyển đổi số từ cơ sở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Việc thành lập trên 1.700 tổ công nghệ số cộng đồng với hơn 7.000 thành viên tại 220 xã, phường, thị trấn trong tỉnh Gia Lai đã góp phần thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS) từ cơ sở.

Để giúp người dân sớm tiếp cận với môi trường số, sử dụng các nền tảng số, công nghệ số, năm 2023, xã Ia Dêr (huyện Ia Grai) thành lập Đội hỗ trợ dịch vụ công CĐS với 17 thành viên. Ông Đặng Lương Minh Điệp-Phó Chủ tịch UBND xã kiêm Đội trưởng Đội hỗ trợ dịch vụ công CĐS xã-cho biết: Hàng ngày, chúng tôi phân công Tổ công nghệ số cộng đồng hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong giải quyết thủ tục hành chính. Tổ gồm 3 thành viên thông thạo các ứng dụng trên điện thoại thông minh và thủ tục hành chính để hỗ trợ bà con khi đến giao dịch tại bộ phận một cửa.

Đến nay, xã Ia Dêr đã thành lập 13 tổ công nghệ số cộng đồng tại thôn, làng với 33 thành viên, trong đó, đoàn viên, thanh niên là lực lượng nòng cốt tham gia hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến giải quyết hồ sơ, thủ tục liên quan như: đăng ký tài khoản định danh điện tử; dịch vụ thanh toán điện tử…

Đang hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến, anh Ksor Huynh-Phó Bí thư Đoàn xã Ia Dêr-cho hay: “Hôm nay, tôi được phân công phụ trách hướng dẫn người dân đến giải quyết thủ tục hành chính sử dụng dịch vụ công trực tuyến và thanh toán điện tử. Tôi hỗ trợ bà con cài đặt ứng dụng trên điện thoại thông minh, các bước đăng nhập phần mềm và thanh toán điện tử an toàn. Khi cần giải quyết thủ tục, người dân chỉ cần ở nhà dùng điện thoại thông minh hoặc máy tính, thiết bị điện tử có kết nối mạng internet gửi thông tin lên hệ thống Cổng dịch vụ công quốc gia là có thể giải quyết”.

Thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng hướng dẫn chị Siu H’Phuk (bìa phải, làng Blang 2, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong giải quyết thủ tục hành chính. Ảnh: Đ.Y

Thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng hướng dẫn chị Siu H’Phuk (bìa phải, làng Blang 2, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong giải quyết thủ tục hành chính. Ảnh: Đ.Y

Đến trụ sở xã làm giấy khai sinh cho con, chị Siu H’Phuk (làng Blang 2, xã Ia Dêr) cho hay: Sau khi nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa, chưa đầy 10 phút, các đoàn viên, thanh niên đã hướng dẫn và tạo lập cho tôi tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia, đồng thời liên hệ với cán bộ chuyên môn hoàn thiện tất cả hồ sơ, thủ tục liên quan và nộp phí.

Đến nay, huyện Chư Sê đã thành lập 141 tổ công nghệ số cộng đồng với hơn 800 thành viên. Bà Lê Thị Hồng-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện-cho hay: “Từ năm 2022, huyện đã triển khai thành lập tổ công nghệ số cộng đồng. Đến nay, địa phương đã số hóa được địa chỉ số đạt 99,4%; cài đặt ví điện tử đạt 97%... Tổ công nghệ số cộng đồng là “cánh tay nối dài” của chính quyền, Ban Chỉ đạo CĐS huyện, góp phần thực hiện các nhiệm vụ CĐS”.

Tuy nhiên, do mới thành lập nên hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng còn gặp một số khó khăn như: nhận thức của người dân về CĐS chưa cao; một số thành viên trong tổ là đoàn viên, hội viên kiêm nhiệm, một bộ phận chưa thành thạo việc sử dụng các nền tảng số, dịch vụ số; cơ sở vật chất để thực hiện CĐS chưa đồng bộ, các công cụ liên quan như: điện thoại thông minh, máy tính, đường truyền mạng chưa phổ cập đến 100% người dân; kinh phí để hoạt động còn hạn chế…

Các thành viên tổ công nghệ số cộng đồng xã Dun (huyện Chư Sê) hướng dẫn người dân sử dụng, cài đặt mã định danh. Ảnh: Đức Thành

Các thành viên tổ công nghệ số cộng đồng xã Dun (huyện Chư Sê) hướng dẫn người dân sử dụng, cài đặt mã định danh. Ảnh: Đức Thành

Trao đổi với P.V, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đặng Quang Khanh cho rằng: Tổ công nghệ số cộng đồng tại các địa phương đã giúp đưa nền tảng số, công nghệ số đến từng gia đình, từng người dân nhanh hơn và hiệu quả hơn. Dù mới hoạt động trong thời gian ngắn, nhưng các tổ công nghệ số cộng đồng đã giúp người dân thay đổi từ nhận thức đến thói quen về sử dụng công nghệ.

“Thời gian tới, Sở tiếp tục phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức tập huấn, hướng dẫn nâng cao năng lực về CĐS cho các thành viên tổ công nghệ số cộng đồng; cung cấp tài liệu hướng dẫn cài đặt, sử dụng từng ứng dụng số để tuyên truyền, hướng dẫn trực tiếp người dân cài đặt, sử dụng. Ngoài ra, Sở tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức để người dân hiểu, biết sử dụng các ứng dụng để cùng chung tay với chính quyền thực hiện mục tiêu CĐS”-ông Khanh nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.