Thúc đẩy ứng dụng phương thức sản xuất cà phê bền vững theo hướng giảm phát thải khí nhà kính trong vùng nguyên liệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-

Sáng 29-5, tại Nhà thi đấu huyện Ia Grai, Chi nhánh Công ty cổ phần Mascopex tại Gia Lai đã tổ chức sự kiện cộng đồng nhằm giới thiệu Dự án “Thúc đẩy ứng dụng phương thức sản xuất cà phê bền vững theo huớng giảm phát thải khí nhà kính trong vùng nguyên liệu của chi nhánh”.

Dự án này được thực hiện bởi Chi nhánh Công ty cổ phần Mascopex dưới sự tài trợ của Công ty JDE Peet’s và hỗ kỹ thuật của Trung tâm Phát triển Cộng Đồng.

Sự kiện thu hút sự tham gia của 200 nông dân đến từ các thôn, làng trên địa bàn huyện Ia Grai cùng lãnh đạo chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn trên địa bàn huyện.

Dự án được triển khai từ năm 2022-2025 trên địa bàn huyện Ia Grai với mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu với quy mô lớn 7.000 ha và tác động trực tiếp đến 5.600 hộ nông dân trên địa bàn. Ngoài ra, dự kiến sẽ có khoảng 10.000 người dân hưởng lợi gián tiếp từ dự án này.

Thông qua dự án, nhằm xây dựng, mở rộng vùng liên kết sản xuất cà phê bền vững theo hướng giảm phát thải khí nhà kính, tạo ra sản phẩm an toàn; đồng thời mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người trồng cà phê.

Sự kiện thu hút sự tham gia của 200 nông dân đến từ các thôn, làng trên địa bàn huyện Ia Grai. Ảnh: Phan Nguyên

Sự kiện thu hút sự tham gia của 200 nông dân đến từ các thôn, làng trên địa bàn huyện Ia Grai. Ảnh: Phan Nguyên

Cùng với đó, dự án góp phần nâng cao nhận thức của nông dân về các kỹ thuật canh tác cà phê bền vững theo hướng nông nghiệp tái sinh, giảm phát thải khí nhà kính; cải thiện kỹ thuật của nông dân khi tiến hành tái canh, cải tạo vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp để gia tăng sản lượng; giúp nông dân nâng cao kỹ năng quản lý tài chính trong hoạt động sản xuất cà phê của gia đình.

Đặc biệt, nhằm nâng cao nhận thức của nông dân trong việc hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng các loại hóa chất cấm, nhất là thuốc diệt cỏ có chứa hoạt chất glyphosat.

Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Huỳnh Văn Chẩm-Phó Giám đốc Chi nhánh Công ty cổ phần Mascopex tại Gia Lai cho biết: “Mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi là việc xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất cà phê bền vững quy mô lớn, có hiệu quả, mang lại thu nhập cho người sản xuất. Ngoài ra, chúng tôi cũng bắt đầu quan tâm đến việc phát triển phương thức sản xuất cà phê cũng như các loại cây nông nghiệp khác theo phương thức giảm phát thải khí nhà kính. Qua đó, từng bước đáp ứng yêu cầu của các nhà tiêu dùng trong và ngoài nước cũng như hướng đến mục tiêu của Việt Nam trong cam kết giảm phát thải khí nhà kính trong thời gian tới”.

Đại diện Công ty JDE Peet’s, ông Đỗ Ngọc Sỹ-Giám đốc Bền Vững Châu Á-Thái Bình Dương, đã bày tỏ lời cảm ơn đến toàn thể bà con nông dân trồng cà phê tại tỉnh Gia Lai, các đối tác tham gia dự án. Công ty JDE Peet’s cam kết đồng hành cùng Mascopex trong Dự án “Thúc đẩy ứng dụng phương thức sản xuất cà phê bền vững theo huớng giảm phát thải khí nhà kính”, nhằm hướng đến mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong ngành sản xuất cà phê. Đây là nỗ lực và một trong các dự án của phía Công ty JDE Peet’s để đạt được mục tiêu mua 100% cà phê có trách nhiệm vào năm 2025. Bên cạnh đó Công ty JDE Peet’s cũng quan tâm đến thu nhập của người sản xuất cũng như tính bền vững của ngành sản xuất cà phê của Việt Nam. Do đó, dự án sẽ góp phần hướng đến mục tiêu nâng cao thu nhập cho người sản xuất cũng như được quan tâm đến các quyền lợi và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

Nông dân được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất cà phê bền vững với chuyên gia. Ảnh: Phan Nguyên

Nông dân được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất cà phê bền vững với chuyên gia. Ảnh: Phan Nguyên

Được biết, đây là dự án mở rộng phát triển cà phê bền vững, tiếp nối dự án giai đoạn I đã được Công ty cổ phần Mascopex triển khai từ năm 2018-2021 về “Nâng cao tính bền vững của sản xuất cà phê đối với nông dân tại tỉnh Gia Lai”.

Có thể bạn quan tâm

Tái chế vỏ chanh dây: Hình thành chuỗi nông nghiệp tuần hoàn

Tái chế vỏ chanh dây: Hình thành chuỗi nông nghiệp tuần hoàn

(GLO)- Với mục tiêu hiện thực hóa chuỗi nông nghiệp tuần hoàn, Công ty TNHH Quicornac (Khu Công nghiệp Trà Đa, TP. Pleiku) đã triển khai cung cấp phụ phẩm vỏ chanh dây cho các trang trại chăn nuôi. Bên cạnh đó,Công ty còn liên kết với các đơn vị để nghiên cứu ủ phân hữu cơ vi sinh từ vỏ chanh dây, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.

Gia Lai: Giao UBND xã quản lý, vận hành, bảo trì công trình đầu tư quy mô nhỏ

Gia Lai: Giao UBND xã quản lý, vận hành, bảo trì công trình đầu tư quy mô nhỏ

(GLO)- Ngày 4-12, UBND tỉnh Gia Lai có Quyết định số 43/2023/QĐ-UBND ban hành Quy định việc quản lý, vận hành công trình; quy trình bảo trì, mức chi phí bảo trì công trình đối với dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp được áp dụng cơ chế đặc thù thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
Sản xuất trà mộc nụ hòe bằng phương pháp sấy lạnh: Lợi ích kép

Sản xuất trà mộc nụ hòe bằng phương pháp sấy lạnh: Lợi ích kép

(GLO)- Với mong muốn tạo ra sản phẩm trà có lợi cho sức khỏe và tạo việc làm cho người dân địa phương, chị Phùng Thị Mỹ Lên (SN 1996, thôn Tư Lương, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã sản xuất trà mộc nụ hòe theo phương pháp sấy lạnh. Sản phẩm này vừa được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam thiết lập kỷ lục mới

Xuất khẩu gạo của Việt Nam thiết lập kỷ lục mới

(GLO)- Báo điện tử Vietnamnet dẫn số liệu từ Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, tính từ đầu năm đến hết tháng 11-2023, xuất khẩu gạo của nước ta thu về 4,41 tỷ USD (tăng 36,3% so với cùng kỳ năm 2022). Theo đó, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam vượt qua mốc 3,65 tỷ USD năm 2011, chính thức thiết lập kỷ lục mới sau 34 năm tham gia thị trường thế giới.

Krông Pa nâng cao giá trị cây thuốc lá

Krông Pa nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Những năm qua, huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tập trung triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng cây thuốc lá, một trong những sản phẩm mũi nhọn của địa phương. Thông qua đó, người trồng cây thuốc lá, nhất là các hộ dân tộc thiểu số nâng cao thu nhập, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của địa phương.

Cơ hội đưa sản phẩm OCOP vào thị trường Campuchia

Cơ hội đưa sản phẩm OCOP vào thị trường Campuchia

(GLO)- Gia Lai có hơn 80 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Ratanakiri, Vương quốc Campuchia. Những năm qua, giao thương hàng hóa giữa 2 nước qua Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ) và Cửa khẩu Oyadav (tỉnh Ratanakiri) ngày càng nhộn nhịp. Với lợi thế đó, thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, nhiều doanh nghiệp Gia Lai đã tìm kiếm cơ hội để xuất khẩu sản phẩm OCOP, sản phẩm mang nét đặc trưng của địa phương sang thị trường này.