Thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Các bộ, ngành, cơ quan rà soát tiến độ thực hiện các thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, đối với các trường hợp đề xuất loại bỏ, tạm dừng, lùi tiến độ triển khai, báo cáo rõ lý do.

Đó là nội dung tại Thông báo 312/TB-VPCP ngày 30-9-2022 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh tại Phiên họp lần thứ tám của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899).

Tại Thông báo, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại 6 tháng cuối năm 2022, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, quyết liệt đôn đốc các Bộ, ngành triển khai nhiệm vụ theo Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26-9-2018 về Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018-2020 (Quyết định 1254) và Quyết định số 1258/QĐ-TTg ngày 17-8-2020 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1254/QĐ-TTg TTg ngày 26-9-2018 (Quyết định 1258).

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan rà soát tiến độ thực hiện các thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, đối với các trường hợp đề xuất loại bỏ, tạm dừng, lùi tiến độ triển khai, báo cáo rõ lý do. Ảnh nguồn VGP
Phó Thủ tướng Thường trực yêu cầu rà soát tiến độ thực hiện các thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia. Ảnh nguồn VGP


Bộ này cần khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định về kết nối và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải theo Cơ chế một cửa quốc gia và Đề án tổng thể về xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục vụ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương cùng các bộ, ngành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để chủ động đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung theo quy định, bảo đảm tạo thuận lợi thương mại và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân.

Các bộ, ngành, cơ quan tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ theo Quyết định số 1254/QĐ-TTg và Quyết định số 1258/QĐ-TTg. Trong đó, hoàn thành kế hoạch triển khai các thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia theo Quyết định số 1254/QĐ-TTg và Quyết định số 1258/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đề nghị các Bộ: Công thương, Giao thông-Vận tải, Quốc phòng, Tài nguyên và Môi trường, Lao động-Thương binh và Xã hội khẩn trương hoàn thành triển khai các thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia; rà soát tiến độ thực hiện các thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, đối với các trường hợp đề xuất loại bỏ, tạm dừng, lùi tiến độ triển khai, báo cáo rõ lý do và gửi về Cơ quan thường trực để tổng hợp, báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, rà soát các thủ tục hành chính đã triển khai theo Cơ chế một cửa quốc gia nhưng phát sinh ít hồ sơ hoặc không phát sinh hồ sơ đăng ký qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, nghiên cứu, đề xuất cắt giảm theo quy định của pháp luật chuyên ngành đồng thời đề xuất nội dung liên quan đến thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và gửi báo cáo về Cơ quan thường trực.

Tiếp tục hoàn thiện, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp thẩm quyền xem xét, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chuyên ngành, kiểm tra chuyên ngành, danh mục hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành kèm theo mã HS đang được các Bộ, ngành sửa đổi, bổ sung; khẩn trương triển khai việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật và danh mục hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành kèm theo mã HS chưa được triển khai theo nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1254/QĐ-TTg và Quyết định số 1258/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Nghiên cứu, hướng dẫn và giải quyết các vướng mắc, bất cập về chính sách, chồng chéo trong công tác kiểm tra chuyên ngành theo rà soát của Cơ quan Thường trực để báo cáo kết quả thực hiện, gửi Cơ quan Thường trực trước ngày 31-12-2022.

Ngoài ra, các bộ, ngành, cơ quan phối hợp với Bộ Tài chính triển khai các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 12-1-2021 về việc phê duyệt Đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu”, trong đó, rà soát các Luật quản lý chuyên ngành để đề xuất cấp thẩm quyền, đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung cải cách tại Quyết định số 38/QĐ-TTg.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan liên quan khẩn trương lập Kế hoạch hành động triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, thúc đẩy công nghiệp logistic và tạo thuận lợi thương mại gửi Cơ quan thường trực để tổng hợp và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, thúc đẩy công nghiệp logistic và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2023-2026.

Về nhiệm vụ triển khai thúc đẩy logistics, các Bộ, ngành tiếp tục triển khai Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2025 theo Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14-2-2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.

Bộ Công thương chủ động nâng cao vai trò cơ quan đầu mối điều phối, phát triển logistics quốc gia, phối hợp với các Bộ, ngành và Hiệp hội Logistics Việt Nam đẩy mạnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy ngành dịch vụ logistics Việt Nam phát triển; chủ động kiện toàn nhân lực cho bộ phận đầu mối giúp việc thuộc Bộ Công thương để triển khai nhiệm vụ điều phối và phát triển logistics quốc gia.

Bên cạnh, Bộ Giao thông-Vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương và Bộ Tài chính tiếp tục bám sát tình hình giá cước vận tải biển, kiểm tra, rà soát đảm bảo việc thực hiện các quy định của pháp luật về niêm yết, công khai giá; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do chi phí vận tải tăng cao.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện công tác thu thập, công bố dữ liệu thống kê về logistics đảm bảo chính xác, kịp thời.

 

G.B

 

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.