Thu nhập ổn định từ nuôi dê sinh sản

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Cách đây vài năm, do thiếu vốn, kinh nghiệm sản xuất hạn chế nên cuộc sống của gia đình chị Nguyễn Thị Châu (thôn Đức Lập, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa) rất khó khăn. Sau khi tham gia Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã và được hỗ trợ vốn, kinh nghiệm làm ăn, cuộc sống gia đình chị đã dần trở nên khấm khá, thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Chị Nguyễn Thị Châu cho biết: “Trước đây, gia đình tôi rất khó khăn. Tuy nhà có 2 ha đất nhưng do canh tác không hiệu quả, trồng đủ các loại cây ngắn ngày, dài ngày mà quanh năm vẫn phải làm thuê để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống gia đình, nuôi con cái ăn học. Vì điều kiện kinh tế khó khăn nên tôi cũng không có thời gian tham gia sinh hoạt chi hội Phụ nữ của thôn”.

 

Từ 4 con dê giống, đàn dê của gia đình chị Châu giờ đã phát triển lên hơn 70 con. Ảnh: G.H
Từ 4 con dê giống, đàn dê của gia đình chị Châu giờ đã phát triển lên hơn 70 con. Ảnh: G.H

Năm 2014, Chi hội trưởng chi hội Phụ nữ thôn Đức Lập đến nhà tuyên truyền, vận động chị Châu tham gia sinh hoạt Hội cùng chị em trong thôn. Thấy được những lợi ích khi tham gia sinh hoạt Hội, chị đã sắp xếp công việc gia đình để tham gia. Qua các buổi sinh hoạt, chị dần nâng cao nhận thức về cách phát triển kinh tế, có thêm kinh nghiệm về trồng trọt, chăn nuôi. Từ đó, chị quyết định đầu tư nuôi dê sinh sản. Đây là mô hình mới cho thu nhập cao, ổn định nhưng trên địa bàn xã Ia Rtô chưa có hộ nào mạnh dạn thực hiện.

Tuy nhiên, để phát triển mô hình này thì phải có nguồn vốn mua con giống, trong khi gia đình chị Châu lại rất khó khăn. Biết Hội LHPN xã có nguồn vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách Xã hội cho hội viên vay sản xuất, vợ chồng chị đã mạnh dạn làm thủ tục vay vốn làm ăn. Thấy được quyết tâm của chị Châu, Hội LHPN xã Ia Rtô đã hướng dẫn, giúp đỡ cho gia đình chị vay 20 triệu đồng và giới thiệu mua 4 con dê giống ở cơ sở đảm bảo với số tiền 19,5 triệu đồng về nuôi. Chị cho biết: “Những ngày đầu nuôi dê, gia đình cũng gặp không ít khó khăn. Nhưng nhờ chịu khó học hỏi, cộng với sự giúp đỡ của Hội, tôi đã thành công trong việc nuôi dê. Lứa đầu tiên, dê đẻ được 12 con, gia đình không bán mà để lại nhân giống. Cứ như vậy, khi nào dê đẻ con cái thì mình để lại làm giống, dê đực thì bán lấy tiền trang trải chi phí gia đình. Sau 3 năm nuôi dê, gia đình tôi đã trả được hết nợ ngân hàng và có thêm nguồn vốn để mở rộng sản xuất. Hiện đàn dê của gia đình đã phát triển lên hơn 70 con, mỗi năm cho thu nhập ổn định hơn 65 triệu đồng”.

Khi kinh tế gia đình đã khấm khá, chị Châu tiếp tục đầu tư nuôi thêm 16 con bò sinh sản, kết hợp với trồng cây ăn quả, thuốc lá, bắp, bí đỏ... Nhờ đó, tổng thu nhập hàng năm của gia đình đạt khoảng 150 triệu đồng. Từ những kinh nghiệm có được, chị Châu đã hướng dẫn, giúp đỡ các chị em trong chi hội, nhất là những hộ nghèo cách chăn nuôi, sản xuất. Nhiều hội viên trong chi hội Phụ nữ thôn Đức Lập đã vươn lên thoát nghèo, kinh tế ổn định.

Bà Mang Thị Tuyết Như-Chủ tịch Hội LHPN xã Ia Rtô, cho biết: “Hội LHPN xã có 815 hội viên, riêng thôn Đức Lập có 65 hội viên. Những năm qua, nhờ phong trào phụ nữ tích cực lao động, sáng tạo phát triển kinh tế và từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội, quỹ tiết kiệm của Hội cho chị em phụ nữ khó khăn vay vốn làm kinh tế, đời sống của hội viên ngày càng được nâng cao, nhiều chị em đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống và làm giàu. Riêng chị Nguyễn Thị Châu rất tích cực tham gia công tác Hội và giúp đỡ hội viên khó khăn về vốn, kinh nghiệm, tư liệu sản xuất để chị em từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu”.

Gia Hưng

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.