“Thủ lĩnh” Công đoàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với lòng nhiệt thành và trách nhiệm, nhiều “thủ lĩnh” Công đoàn ở cơ sở thuộc tỉnh Gia Lai đã có những cách làm hay, sáng tạo, góp phần chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, người lao động.

Ông Đào Duy Thức-Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra (huyện Mang Yang) đã có hơn 30 năm gắn bó với hoạt động Công đoàn và phong trào công nhân. Chừng ấy năm công tác, trên cương vị “thủ lĩnh” Công đoàn, ông thường xuyên gần gũi với cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động bằng cả tâm huyết lẫn trách nhiệm.

Năm 1989, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra được thành lập, hoạt động trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Những năm đầu do nhân lực ít, trong khi phải quản lý và bảo vệ hơn 14.000 ngàn ha rừng nên đơn vị gặp không ít khó khăn. Cùng với đó, các chế độ đãi ngộ cho người lao động cũng chưa thực sự đảm bảo để họ yên tâm gắn bó với công việc. Trước yêu cầu cấp thiết đặt ra, Công đoàn Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra được vận động thành lập sau vài tháng.

Ông Thức được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Công đoàn. “Khi được giao nhiệm vụ, tôi rất lo lắng vì bản thân chưa hề có kinh nghiệm và vốn kiến thức ở lĩnh vực Công đoàn, sợ không đảm đương được công việc, làm ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị và quyền lợi của người lao động”-ông Thức chia sẻ.

Thế nhưng, bằng sự nhiệt tình, tâm huyết, ông Thức cùng với tập thể Ban Chấp hành Công đoàn nhanh chóng khẳng định được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của tổ chức Công đoàn tại đơn vị. Mối quan hệ giữa cán bộ, nhân viên và người lao động ngày càng được gắn kết.

Không những vậy, ông Thức còn có nhiều sáng kiến hay trong công việc, trong đó có sáng kiến “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số, giúp tăng thu nhập, góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững” thông qua việc nuôi bò dưới tán rừng, trồng rừng sản xuất, tăng gia sản xuất để tạo sinh kế cho người lao động.

Ông Đào Duy Thức (bìa trái)-Chủ tịch CĐCS Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra (huyện Mang Yang) hướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: Đinh Yến

Ông Đào Duy Thức (bìa trái)-Chủ tịch CĐCS Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra (huyện Mang Yang) hướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: Đinh Yến

Hiện là Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Hồng (phường Hội Thương, TP. Pleiku) kiêm Chủ tịch CĐCS nhà trường, cô Phạm Thị Kim Thương được biết đến không chỉ là người giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn rất có uy tín, trách nhiệm, hết lòng vì giáo viên và người lao động.

Với 100% cán bộ, giáo viên, người lao động là nữ, khi được tín nhiệm giao trọng trách Chủ tịch CĐCS, cô Thương đã tham mưu giúp Ban Giám hiệu nhà trường nhiều điều khoản, chính sách có lợi cho cán bộ, giáo viên.

Bên cạnh đó, cô cùng với tập thể Ban Chấp hành Công đoàn chủ động xây dựng quy chế quản lý lao động, đơn giá tiền lương và ký kết thành công thỏa ước lao động tập thể, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho cán bộ, giáo viên, người lao động.

Còn tại Nhà máy Đường An Khê, Chủ tịch CĐCS Nguyễn Đình Hà được người lao động nơi đây rất trân quý. Với vai trò là “thủ lĩnh” của phong trào thi đua và hoạt động Công đoàn, anh Hà luôn đặt lợi ích của người lao động lên hàng đầu.

22 năm gắn bó với công tác Công đoàn, anh Hà là người khởi xướng cho mọi phong trào hoạt động. Tổ chức Công đoàn Nhà máy ngày càng lớn mạnh, đến nay đã có 654 đoàn viên tự nguyện tham gia.

Nhiều đoàn viên, người lao động đã tích cực tìm tòi nghiên cứu nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật mang lại giá trị làm lợi cho doanh nghiệp hàng tỷ đồng/năm. Đặc biệt, trong năm 2023, Nhà máy có 1 đoàn viên Công đoàn xuất sắc được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV-2023 và tham gia diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức năm 2024.

Anh Nguyễn Đình Hà-Chủ tịch CĐCS Nhà máy Đường An Khê trao thưởng cho đoàn viên Công đoàn xuất sắc trong trò chơi dân gian. Ảnh: Đ.Y

Anh Nguyễn Đình Hà-Chủ tịch CĐCS Nhà máy Đường An Khê trao thưởng cho đoàn viên Công đoàn xuất sắc trong trò chơi dân gian. Ảnh: Đ.Y

Anh Vũ Ngọc Thường có gần 20 năm làm công nhân tại Nhà máy Sản xuất đá granite Anh Khoa và là một trong những trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của Nhà máy. Năm 2010, anh mắc bệnh ung thư gan, 2 con còn nhỏ. 3 cha con ở trong ngôi nhà dành cho công nhân của doanh nghiệp.

Những năm qua, hầu như chi phí khám-chữa bệnh của anh đều nhờ sự chung tay giúp đỡ của công nhân trong Nhà máy và chủ doanh nghiệp. Trong đó, nhiều khoản chi phí được Chủ tịch CĐCS Trần Thị Ngọc Mai đứng ra kêu gọi quyên góp, ủng hộ, giúp đỡ cả về mặt tinh thần lẫn vật chất để 3 cha con anh vượt qua giai đoạn ngặt nghèo.

“Nhờ có tổ chức Công đoàn giúp đỡ, bệnh tình của tôi ngày một thuyên giảm, còn 2 con của tôi có điều kiện đến trường. Tôi cũng được lãnh đạo Nhà máy bố trí công việc phù hợp với sức khỏe nên hàng tháng vẫn có thu nhập để trang trải cuộc sống”-anh Thường bày tỏ.

Ngày 16-7, Liên đoàn Lao động tỉnh sẽ tổ chức tuyên dương 78 Chủ tịch CĐCS tiêu biểu xuất sắc toàn tỉnh lần thứ I-2024. Đây là dịp tôn vinh cán bộ Công đoàn luôn nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm, lòng nhiệt tình với tổ chức Công đoàn.

Còn với bà Từ Thị Mai Linh-Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi tỉnh, Chủ tịch CĐCS Bệnh viện: Điều tự hào nhất trong hơn 10 năm gắn bó với công tác Công đoàn là không để người lao động nào bị bỏ lại phía sau. “Khẩu hiệu của Bệnh viện là cán bộ, công nhân viên, bác sĩ phải thực sự khỏe về mọi mặt.

Chính vì thế, khi có các trường hợp đoàn viên bị ốm đau, bệnh tật, gặp hoạn nạn trong cuộc sống, Công đoàn Bệnh viện luôn có mặt kịp thời để động viên và phát động kêu gọi giúp đỡ để họ sớm vượt qua khó khăn”-bà Linh khẳng định.

Trao đổi với P.V, bà Rơ Lan Nga-Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh-cho hay: “Khi xây dựng cán bộ làm công tác Công đoàn, các cấp Công đoàn trong tỉnh phải lựa chọn những người nhiệt tình, tâm huyết và năng nổ với các hoạt động. Ngoài ra, các “thủ lĩnh” Công đoàn còn phải có phẩm chất tiêu biểu của giai cấp công nhân; có bản lĩnh và tinh thần đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động”.

Có thể bạn quan tâm

Anh May cùng làm đèn lồng với trẻ tại Niệm Phật đường Mỹ Hóa

Khi những kỹ sư công nghệ TMA tiếp sức cho ước mơ nhỏ

(GLO)- Không chỉ viết nên những dòng lệnh, các kỹ sư công nghệ tại Công ty giải pháp phần mềm Tường Minh Bình Định (TMA Bình Định) còn viết nên những câu chuyện yêu thương ngoài đời thực. Từ năm 2023, nhóm thiện nguyện “Cánh diều” do họ sáng lập đã lặng lẽ tiếp sức cho những ước mơ nhỏ.

Chung tay xây Khu vực phòng chờ cho thân nhân người bệnh

Chung tay xây Khu vực phòng chờ cho thân nhân người bệnh

(GLO)- Đồng cảm với nỗi khổ của người nhà bệnh nhân vì không có chỗ tá túc khi chăm sóc người thân tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc, đại diện Bệnh viện Đa khoa Gia Lai đã kêu gọi các tổ chức, nhà hảo tâm đóng góp kinh phí xây dựng Khu vực phòng chờ, góp phần chia sẻ với thân nhân người bệnh.

Con đường là nỗi lo với các em học sinh khi năm học mới đang đến gần.

Dân làng Bok Rei “khóc ròng” vì đường sá lầy lội

(GLO)- Hàng chục hộ dân tại làng Bok Rei (xã Đak Sơ Mei, tỉnh Gia Lai) đang gặp trở ngại về giao thông khi con đường liên xã dài hơn 2 km lầy lội bùn đất. Năm học mới sắp đến gần, nỗi lo càng lớn hơn khi các em học sinh sẽ phải vượt qua quãng đường trắc trở này để tới lớp.

Mang nước sạch đến đồng bào vùng khó

Mang nước sạch đến đồng bào vùng khó

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm đưa nước sạch phục vụ sinh hoạt, cải thiện đời sống người dân vùng nông thôn.

Bài thi lớn nhất là vượt qua mặc cảm

Bài thi lớn nhất là vượt qua mặc cảm

(GLO)- Chiều muộn, trên sân Trường THCS Lê Hồng Phong (phường Quy Nhơn, tỉnh Gia Lai), chúng tôi gặp hai phụ nữ đặc biệt giữa đám đông sĩ tử nhỏ tuổi. Tóc điểm bạc, dáng người nhỏ nhắn, họ khác lạ giữa đám đông trẻ trung bởi tâm thế chững chạc với ánh mắt vừa rạng rỡ vừa bồi hồi đầy tự tin.

Nghề hấp cá giữa phố cảng Quy Nhơn

Nghề hấp cá ở phố cảng Quy Nhơn

(GLO)- Ở phường Quy Nhơn (tỉnh Gia Lai), nơi tàu thuyền ra vào tấp nập mỗi sớm chiều, vẫn tồn tại những căn bếp đỏ lửa, nơi người dân mưu sinh bằng một nghề ít được nhắc tên: Nghề hấp cá.

null