Thu gần nửa tỷ đồng mỗi năm từ 3 ha mía Quế Đường

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-

Trồng giống mía Quế Đường từ năm 2015 đến nay, hộ bà Châu Thị Ánh (tổ 2, phường An Phú, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) thu nhập ổn định gần nửa tỷ đồng/năm.

Trồng mía Quế Đường, gia đình bà Châu Thị Ánh (tổ 2, phường An Phú, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) thu nhập gần 500 triệu đồng/năm. Ảnh: Ngọc Minh

Trồng mía Quế Đường, gia đình bà Châu Thị Ánh (tổ 2, phường An Phú, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) thu nhập gần 500 triệu đồng/năm. Ảnh: Ngọc Minh

Đầu năm 2015, anh Mai Văn Chiến-con trai bà Châu Thị Ánh xuống tỉnh Phú Yên làm thuê và nhận thấy mô hình trồng mía Quế Đường nơi đây cho thu nhập cao. Anh Chiến đã tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mía, sau đó truyền đạt lại cho mẹ mình trồng mía Quế Đường.

“Gia đình có 3 sào đất, một nửa gieo cấy lúa nước, nửa còn lại trồng hoa màu. Dựa trên diện tích đất sẵn có, tôi mua 5 tấn mía giống Quế Đường về trồng theo quy cách hàng đôi, khoảng cách hàng cách hàng 90-100cm. Với chân ruộng cao, tôi lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm nhằm cung cấp đủ lượng nước cho cây mía phát triển đạt năng suất, chất lượng cao”-bà Ánh cho biết.

Giống mía Quế Đường có lóng dài, thân vàng, nhiều nước, vị ngọt dịu được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: Ngọc Minh

Giống mía Quế Đường có lóng dài, thân vàng, nhiều nước, vị ngọt dịu được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: Ngọc Minh

Theo bà Ánh, giống mía Quế Đường có lóng (đốt) dài, thân vàng, nhiều nước, vị ngọt dịu được người tiêu dùng đánh giá cao. Tới kỳ thu hoạch mía, thương lái vào tận ruộng thu mua. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, năm 2016 bà đã thuê 2,7 ha đất của 5 hộ trong tổ dân phố với giá 10-15 triệu đồng/ha/năm để trồng mía, nâng tổng diện tích trồng mía Quế Đường lên 3 ha đến nay.

Cũng theo bà Ánh, đầu tư trồng mới mía Quế Đường từ 35-40 triệu đồng/ha. Chăm sóc tốt, sau 3-4 năm mới phải trồng lại. Với mía tơ, từ khi xuống giống đến khi thu hoạch là 10 tháng, mía gốc bình quân 7 tháng có thể thu hoạch; năng suất 70-80 tấn mía cây/ha. Khâu chăm sóc không đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng trồng mía Quế Đường mất nhiều thời gian róc lá, cột dây. “Khi cây mía được 5 tháng thì tiến hành đóng cọc, cột dây để tránh mía ngã đổ, ảnh hưởng đến việc thu hoạch mía sau này. Còn róc lá mía chia thành 2 đợt: Cây mía được 4 tháng và trước khi thu hoạch khoảng 2-3 tháng. Việc róc lá giúp lóng mía dài, thân cây được hấp thụ đủ ánh sáng cứng cáp, ngọt hơn, hạn chế sâu bệnh...”-bà Ánh giải thích.

Bà Châu Thị Ánh (tổ 2, phường An Phú, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) chia sẻ kinh nghiệm trồng mía Quế Đường cho một số hộ dân trên địa bàn phường An Phú. Ảnh: Ngọc Minh

Bà Châu Thị Ánh (tổ 2, phường An Phú, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) chia sẻ kinh nghiệm trồng mía Quế Đường cho một số hộ dân trên địa bàn phường An Phú. Ảnh: Ngọc Minh

Gần 9 năm trồng mía Quế Đường, bà Ánh chú trọng chăm sóc cây mía theo hướng hữu cơ. Bà Ánh trồng mía theo phương thức gối vụ, quanh năm có mía cung ứng thị trường tại thị xã An Khê, một số địa phương trong tỉnh và huyện Tuy Phước (tỉnh Bình Định), TP. Đà Nẵng; giá bán từ 2,5-5 triệu đồng/tấn mía cây, mang lại thu nhập cho gia đình bà Ánh 150 triệu đồng/ha/năm sau khi trừ chi phí.

Bà Ánh cho biết thêm: Những năm đầu do chưa có kinh nghiệm, nhiều cây mía bị nứt, không đạt tiêu chuẩn về chiều dài khoảng 2 m, cân nặng 1,5-2 kg/cây, bà thường cho người dân làm thức ăn chăn nuôi hoặc phơi làm củi đốt, làm giảm hiệu quả kinh tế. Sau này bà nhớ lại bố mẹ từng nấu mía đường, năm 2018, bà Ánh đã đầu tư 15 triệu đồng mua máy cạo vỏ mía tự động và máy ép nước mía.

“Những cây mía trước khi ép nước được đánh sạch vỏ. Nước mía thành phẩm tôi nấu thành mật bán cho người tiêu dùng 40 ngàn đồng/lít. Sẵn máy cạo vỏ, tôi nhận cạo vỏ mía, giá 1.000 đồng/kg. Nhờ bán mật mía và dịch vụ cạo vỏ mía thuê đã đem lại thu nhập cho tôi 30-50 triệu đồng/năm. Tổng thu nhập của gia đình gần 500 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí”-bà Ánh phấn khởi nói.

Bà Châu Thị Ánh (tổ 2, phường An Phú, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) tất bật cạo vỏ mía giao cho quán nước trên địa bàn thị xã. Ảnh: Ngọc Minh

Bà Châu Thị Ánh (tổ 2, phường An Phú, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) tất bật cạo vỏ mía giao cho quán nước trên địa bàn thị xã. Ảnh: Ngọc Minh

Nhiều năm nay, chị Nguyễn Thị Dương (tổ 2, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) mua mía Quế Đường của gia đình bà Ánh thay vì đặt mua mía cây dưới tỉnh Phú Yên. “Tôi mở quán bán nước mía từ năm 2011 đến nay. Mua mía của hộ bà Ánh giảm được 1 phần chi phí vận chuyển. Tôi thường mua 20-40 kg mía cây/ngày về ép nước bán. Khi cần tôi điện thoại, khoảng 15-20 phút sau bà Ánh mang cây mía đã được cạo sạch vỏ tới. Nước ép từ những cây mía tươi nên giữ được mùi vị thơm ngọt, màu xanh bắt mắt, khách tiêu dùng đánh giá cao”-chị Dương bộc bạch.

Ngoài bán mía cây, bà Châu Thị Ánh (tổ 2, phường An Phú, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) còn nấu mật mía bán cho người tiêu dùng, nâng cao thu nhập cho gia đình. Ảnh: Ngọc Minh

Ngoài bán mía cây, bà Châu Thị Ánh (tổ 2, phường An Phú, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) còn nấu mật mía bán cho người tiêu dùng, nâng cao thu nhập cho gia đình. Ảnh: Ngọc Minh

Không chỉ cung ứng mía Quế Đường, bà Ánh còn chia sẻ kinh nghiệm để nhân rộng mô hình ra cộng đồng. Ông Trương Minh Quang (tổ 2, phường An Phú) chia sẻ: “Được bà Ánh cung ứng giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng chăm sóc và bao tiêu mía cây, tháng 7-2022, tôi đã chuyển đổi 1 sào lúa nước sang trồng mía. Giữa năm 2023, tôi thuê 500 m2 đất của hộ bên cạnh để trồng mía Quế Đường, nâng tổng diện tích 1,5 sào mía. Sắp tới tôi sẽ thuê thêm đất trồng mía để nâng cao thu nhập cho gia đình”.

Mía Quế Đường được hộ bà Châu Thị Ánh (tổ 2, phường An Phú, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) trồng gối vụ nhằm đáp ứng nhu cầu mía cây quanh năm. Ảnh: Ngọc Minh

Mía Quế Đường được hộ bà Châu Thị Ánh (tổ 2, phường An Phú, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) trồng gối vụ nhằm đáp ứng nhu cầu mía cây quanh năm. Ảnh: Ngọc Minh

Ông Bùi Quốc Khánh-Chủ tịch Hội Nông dân phường An Phú (thị xã An Khê) thông tin: “Vài năm gần đây, mô hình trồng mía Quế Đường được 6 hộ dân trên địa bàn trồng với tổng diện tích hơn 3,5 ha. Trong đó, hộ bà Châu Thị Ánh trồng mía Quế Đường đầu tiên. Từ kinh nghiệm của mình, bà Ánh đã hướng dẫn quy trình trồng, chăm sóc cây mía cho 5 hộ dân trên địa bàn và đứng ra bao tiêu mía cây. Những năm đến, Hội tham mưu UBND phường phối hợp với cơ quan chuyên môn phổ biến, hướng dẫn bà con duy trì trồng mía Quế Đường theo hướng hữu cơ; đồng thời tuyên truyền, vận động người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chăm sóc cây mía để nâng cao năng suất, chất lượng, góp phần tăng thu nhập cho bà con”.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai có 8 doanh nghiệp tham gia Vietnam Foodexpo 2024

Gia Lai có 8 doanh nghiệp tham gia Vietnam Foodexpo 2024

(GLO)- Nằm trong kế hoạch triển khai thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2024, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương Gia Lai) đã hỗ trợ 8 doanh nghiệp tham gia Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam 2024 (Vietnam Foodexpo 2024).

Gia Lai: Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

Gia Lai: Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

(GLO)- Sở Tài chính tỉnh Gia Lai vừa có văn bản về việc lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa áp dụng trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam nhập khẩu 143.084 xe ô tô trong 10 tháng

Việt Nam nhập khẩu 143.084 xe ô tô trong 10 tháng

(GLO)- Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 10-2024, Việt Nam đã nhập khẩu 18.101 xe ô tô các loại, trị giá 374 triệu USD (tăng 88,3% về lượng và tăng 46,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023).

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.