Thoát nghèo bền vững nhờ tín dụng chính sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, nguồn vốn vay ưu đãi từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) đã giúp nhiều hộ có điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Huyện Đức Cơ có trên 3.450 hộ dân tộc thiểu số thuộc diện nghèo, chiếm 84% tổng số hộ nghèo của huyện. Nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số cao là do thiếu vốn sản xuất. Vì thế, một trong những giải pháp căn cơ được huyện chú trọng triển khai trong những năm qua là đẩy mạnh nguồn vốn vay ưu đãi cho người dân nhằm giúp họ có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Trước đây, vợ chồng chị Kpuih H’Đel (làng Pơ Núk, xã Ia Kriêng) được bố mẹ cho hơn 2 ha đất để canh tác. Do không có vốn đầu tư nên sản xuất nông nghiệp không hiệu quả. Năm 2016, gia đình chị được Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cho vay 50 triệu đồng mua cây giống trồng 7 sào cà phê, 1,3 ha điều và xen canh bắp, đậu các loại. Nhờ được đầu tư chăm sóc nên vườn cà phê, điều phát triển tốt, cho năng suất cao. “Năm 2020, gia đình thu về gần 100 triệu đồng từ bán cà phê và điều. Không những thoát nghèo, trả nợ ngân hàng mà mình còn có vốn tái đầu tư cũng như nuôi 3 con ăn học”-chị H’Đel phấn khởi.
Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đức Cơ tham quan vườn cà phê của gia đình chị Kpuih H’Đel. Ảnh: Quang Tấn
Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đức Cơ tham quan vườn cà phê của gia đình chị Kpuih H’Đel. Ảnh: Quang Tấn
Cũng từ nguồn vốn vay ưu đãi, gia đình chị Đinh H’Nhi (làng Pơ Núk, xã Ia Kriêng) có điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Chị H’Nhi vui vẻ nói: “Trước đây, cuộc sống của vợ chồng mình khó khăn lắm. Mặc dù bố mẹ cho gần 1 ha cà phê nhưng không có vốn mua phân bón nên năng suất vườn cây đạt rất thấp. Năm 2018, được Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cho vay 50 triệu đồng, mình mua phân bón cho vườn cà phê, đồng thời học tập kỹ thuật chăm sóc của người Kinh nên năng suất vườn cây cải thiện đáng kể. Năm 2020, mình thu được gần 4 tấn cà phê nhân, lãi hơn 80 triệu đồng”.
Theo ông Trương Trọng Tuấn-Phó Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đức Cơ, thời gian qua, đơn vị đã phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội giải ngân nguồn vốn tín dụng chính sách đến các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách. Đến nay, toàn huyện có trên 3.450 lượt hộ đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận với vốn vay ưu đãi của Nhà nước. Trong đó, nguồn vốn tập trung vào 3 chương trình là cho vay hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo với tổng dư nợ gần 140 tỷ đồng, chiếm trên 41% tổng dư nợ. Nhờ đó, bà con có nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
NGUYỄN QUANG

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Đ.M.P

Sró một thời...

(GLO)- Từ trung tâm huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đi chừng 30 km là đến xã Sró. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều lần trong các chuyến công tác, tôi đã qua lại nơi đây. Kỷ niệm thì nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là hồi chú Trần Quốc Bảo làm Bí thư Huyện ủy.

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Đak Đoa điều chỉnh giảm dự toán vốn thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 4 Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn hơn 300 triệu đồng. Ảnh Hà Duy.

Đak Đoa điều chỉnh vốn sự nghiệp thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

(GLO)- Hội đồng nhân dân huyện Đak Đoa vừa ban hành Nghị quyết số 26/NQ-HĐND về việc điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã được chuyển nguồn sang năm 2024 và điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp năm 2024 thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (đợt 2).

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.