Thiếu tá Lê Thị Thương hết lòng chăm chút bữa ăn cho cán bộ, chiến sĩ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- “Phải làm gì để cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị được ăn ngon, ăn hết tiêu chuẩn và xây dựng bếp nuôi quân giỏi, quản lý quân nhu tốt” là trăn trở thường nhật của Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Lê Thị Thương-kỹ thuật viên nấu ăn Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai. 
Sinh ra và lớn lên trong gia đình có ông nội và cha đều là sĩ quan Biên phòng, chính vì thế, năm 1996, chị Lê Thị Thương xin vào làm công nhân viên quốc phòng. Sau đó, chị được cử đi học kỹ thuật viên nấu ăn và được xét chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp. Trải qua 26 năm gắn bó với lực lượng Biên phòng cũng là ngần ấy thời gian chị chăm lo từng bữa cơm cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Ngày nối ngày, chị như con thoi làm nhiệm vụ tiếp phẩm và cùng 4 người khác trong bộ phận nuôi quân miệt mài lao động với niềm vui là được thấy bộ đội ăn ngon để có sức khỏe tốt. Thiếu tá Thương chia sẻ: “Tôi và đồng đội luôn cẩn trọng trong từng khâu và không ngừng học hỏi qua sách báo, bạn bè, internet để cải tiến cách chế biến, trình bày các món ăn sao cho hấp dẫn, ngon miệng. Bản thân tôi luôn coi anh em trong đơn vị như người thân trong gia đình. Do đó, việc chuẩn bị bữa ăn cho mọi người phải thật chu đáo, bảo đảm “cơm chín, nước sôi”. Từ đó, tôi luôn tìm tòi học hỏi, sáng tạo trong chế biến món ăn, bảo đảm bộ đội ăn ngon và ăn hết tiêu chuẩn. Các món ăn được chế biến phù hợp theo mùa, trong mỗi bữa phải bảo đảm ít nhất 4 món để cân đối chất. Sau mỗi bữa ăn hàng ngày, tôi thường gặp gỡ, trò chuyện với đồng đội để xem món ăn do mình làm có đảm bảo và phù hợp khẩu vị không, từ đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh, phục vụ tốt hơn”.
Một ngày làm việc của Thiếu tá Thương bắt đầu từ hơn 4 giờ sáng và kết thúc khi tối muộn. Tất cả lương thực, thực phẩm, rau xanh trước khi vào bếp ăn của đơn vị đều phải được kiểm tra nguồn gốc, đảm bảo chất lượng và đúng, đủ theo quy định. “Sức khỏe của cán bộ, chiến sĩ rất quan trọng. Vì vậy, chúng tôi luôn cố gắng hết mình để thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn. Còn gì vui hơn khi món ăn do mình làm ra được các cán bộ, chiến sĩ khen ngon và dùng hết khẩu phần. Chế biến thức ăn trong bếp, những lúc thời tiết nắng nóng, mùi dầu mỡ, đồ ăn bốc lên cũng thấy vất vả lắm. Nhưng là nhiệm vụ chuyên môn nên mình phải cố gắng để hoàn thành”-chị Thương cho biết.
Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Lê Thị Thương chuẩn bị bữa ăn cho cán bộ, chiến sĩ. Ảnh: Thiên Thanh
Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Lê Thị Thương chuẩn bị bữa ăn cho cán bộ, chiến sĩ. Ảnh: Thiên Thanh
Với khẩu hiệu “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”, ngoài việc làm tốt công tác phục vụ nuôi quân, với cương vị là Tiểu đội trưởng, Thiếu tá Thương luôn dành thời gian thu dọn vệ sinh nhà ăn, nhà bếp sạch sẽ, thường xuyên đôn đốc các nhân viên trong bộ phận làm tốt công tác vệ sinh, góp phần xây dựng cảnh quan môi trường chính quy, xanh-sạch-đẹp. Các trang-thiết bị, dụng cụ cấp dưỡng, nuôi quân cũng được chị nghiên cứu, khai thác, sử dụng, bảo quản có hiệu quả, đảm bảo dùng bền, an toàn.
Chị Thương cho biết: “Tôi có chồng và con gái đang công tác trong lực lượng Biên phòng nên mọi người luôn thấu hiểu, cùng chia sẻ công việc gia đình. Đặc thù công việc của mình là đi sớm về muộn. Khi cán bộ, chiến sĩ ăn xong cơm, chúng tôi phải dọn, rửa rồi mới về với gia đình. Đôi lúc về nhà nhưng vẫn suy nghĩ ngày mai sẽ chế biến món ăn gì, trình bày ra sao để mâm cơm phục vụ cán bộ, chiến sĩ luôn đạt chất lượng và đẹp mắt nhất”. Với những nỗ lực không mệt mỏi, nhiều năm liền, Thiếu tá Lê Thị Thương đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua, chiến sĩ tiên tiến.
Trao đổi với chúng tôi, Đại tá Nguyễn Văn Nghị-Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh-đánh giá: “Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Lê Thị Thương là một tiểu đội trưởng, kỹ thuật viên nấu ăn gương mẫu, luôn đi đầu trong mọi nhiệm vụ. Với trách nhiệm được giao, đồng chí khắc phục mọi khó khăn, tích cực, chủ động xây dựng thực đơn cho từng bữa ăn. Nhờ những bữa ăn đủ chất dinh dưỡng, sức khỏe của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị luôn được đảm bảo, qua đó hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”.   
THIÊN THANH

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

(GLO)- Sau một thời gian gần như bị lãng quên, nhiều người có xu hướng quay trở lại nghe nhạc bằng băng cassette. Với họ, đây không chỉ là phương tiện để nghe nhạc, mà còn là nơi để tìm lại ký ức của một thời đã qua. 

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết 13 TTHC trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết 13 TTHC trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 363/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 13 thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế.

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

(GLO)- Định hướng một số nhiệm vụ về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế.

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

(GLO)- Ngày 14-4, tại Trung tâm Giống vật nuôi huyện Đak Pơ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức bàn giao mô hình sinh kế thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

(GLO)- Ngày 11-4, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai có Công văn số 1269/STC-QLNS về việc đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.