Thích thú với trải nghiệm vườn dâu tây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Là địa chỉ quen thuộc của những người trẻ thích trải nghiệm, những ngày này vườn dâu tây Pleiku (29 Chu Mạnh Trinh, TP. Pleiku) thu hút rất đông khách đến tham quan, khám phá quy trình chăm sóc, thu hoạch dâu tây.

Gần đây, nhà vườn vừa nghiên cứu và đưa vào trồng thử nghiệm hơn 8.000 m2 giống dâu Hana của Hàn Quốc và dâu Sky của Nhật Bản. Nhà vườn cũng áp dụng thử hơn 600 m2 giống dâu mới này trong nhà lồng để nâng cao hơn nữa chất lượng và năng suất.

Với định hướng sản xuất hữu cơ, chỉ sử dụng phân bón và chế phẩm sinh học để chăm sóc cây trồng nhằm sản xuất ra sản phẩm an toàn cho sức khoẻ người dùng, đồng thời cải thiện chất lượng đất, bảo vệ môi trường.

Mặc dù thử nghiệm sản xuất các giống mới nhưng hiệu quả bước đầu mang lại khá thành công. Dâu thu hoạch đạt được kích thước lớn hơn mong đợi, mùi vị thơm ngọt hơn, chất lượng và sản lượng vượt trội so với các giống dâu sản xuất trước đây.

Anh Đào Văn Toàn-chủ vườn chia sẻ: “Hiện nay, các gia đình thường chọn những hoạt động thực tế ngoài trời để cho con trẻ trải nghiệm. Đặc biệt, vào những ngày gần Tết, khi các em học sinh được nghỉ, rất nhiều gia đình đã đến tham quan và trải nghiệm tự hái những trái dâu đỏ au chín mọng trong vườn. Đây là một hoạt động thú vị mang lại nhiều niềm vui cho trẻ em, cũng là thời gian thư giãn của người lớn khi được hoà mình vào không gian thiên nhiên. Khi trải nghiệm tại vườn, mọi người còn được tìm hiểu về quy trình canh tác hữu cơ, sản xuất sản phẩm sạch”.

Khi vào vườn, khách tham quan sẽ cảm nhận mùi dâu tây thơm nhẹ và thích thú nâng niu từng quả dâu chín mọng.

Giá bán dâu tại vườn dao động 200-250 ngàn đồng/kg đối với dâu bi; 300-380 ngàn đồng/kg đối với dâu size lớn.

Ảnh: Văn Toàn
Ảnh: Văn Toàn

Toàn bộ diện tích trong vườn dự kiến sẽ thu hoạch đến tháng 6 năm nay. Những ngày qua, trung bình 1 ngày vườn đón khoảng 120 khách đến trải nghiệm hái dâu. Đặc biệt, vườn sẽ mở cửa xuyên Tết để phục vụ khách tham quan trải nghiệm.

Có thể bạn quan tâm

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Hội LHPN xã Ia Mơ Nông tặng hội viên thùng rác để bỏ rác sinh hoạt, bảo vệ môi trường. Ảnh: G.H

Ia Mơ Nông chung tay bảo vệ môi trường nông thôn

(GLO)- Nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và triển khai nhiều mô hình, cách làm hay, hiệu quả, góp phần làm cho cảnh quan môi trường nông thôn của xã ngày càng xanh-sạch-đẹp. 

Diện mạo nông thôn xã Chư Mố ngày càng khang trang. Ảnh: R.H

Chuyện về những ngôi làng bên sông Ba

(GLO)- Đến xã Chư Mố (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), chúng ta nhận thấy tên gọi 5 làng ở đây đều gắn liền với dòng sông Ba và những người lập làng đầu tiên. Đó là các làng: Plơi Apa Ama Đă, Plơi Apa Ama H’Lăk, Plơi Apa Ama Lim, Plơi Apa Ơi H’Trông và Plơi Apa Ơi H’Briu.

Nhờ chăm chỉ làm lụng, gia đình anh Rơ Lan Hle (ở giữa) đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, bề thế. Ảnh: T.D

Sức sống mới ở làng Ó

(GLO)- Xa rồi những ngày khốn khó với nỗi lo thiếu đói lúc giáp hạt luôn ám ảnh trong tâm trí người dân làng Ó, xã Ia Krái, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Giờ đây, làng Ó đã khoác lên mình chiếc áo mới bởi màu tươi sáng của những ngôi nhà xây to đẹp và các khu vườn mướt xanh, trĩu quả.