Khởi nghiệp thành công với trang trại dâu tây hữu cơ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chỉ sau 1 năm, anh Võ Trung Dũng (40 tuổi, quận Long Biên, TP. Hà Nội) đã gầy dựng trang trại dâu tây hữu cơ rộng gần 2 ha tại làng Châm Prông, xã Ia Băng, huyện Đak Đoa. Mỗi ngày, anh thu về gần 3 triệu đồng và thu hút nhiều người đến tham quan trải nghiệm.

Năm 2022, từ bỏ công việc kinh doanh xăng dầu tại Hà Nội, anh Võ Trung Dũng đã tìm về làng Châm Prông (xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) làm nông nghiệp. Đối với anh, đây là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời mình. Anh chia sẻ: “Tôi vốn đam mê nông nghiệp nhưng chưa có cơ hội trải nghiệm. Sau khi tìm hiểu một số vùng đất, tôi thực sự ấn tượng với Gia Lai bởi đất đai rộng lớn, khí hậu ôn hòa và có bề dày văn hóa độc đáo. Ngày tôi khăn gói rời Thủ đô vào Gia Lai, mọi người ai cũng ngăn cản. Với họ, đây là hướng đi mạo hiểm khi tôi chưa có nhiều kiến thức về nông nghiệp cũng như kỹ năng sống tại vùng đất mới. Sau nhiều tháng rong ruổi khắp Gia Lai tìm địa điểm để trồng dâu tây, tôi đã quyết định ở lại vùng đất Châm Prông”.

Khởi nghiệp thành công với trang trại dâu tây hữu cơ  ảnh 1

Với mục tiêu hướng mọi người đến nông nghiệp sạch, anh Võ Trung Dũng chú trọng phát triển du lịch trải nghiệm. Ảnh: Mai Ka

Thời gian đầu, anh Dũng gặp vô vàn khó khăn. Nhưng may mắn là người dân địa phương luôn yêu thương và giúp đỡ để anh không còn cảm giác xa lạ, bỡ ngỡ. Với gần 2 ha đất trống, anh quyết định bắt tay vào trồng giống dâu tây Hana Nhật Bản theo hướng hữu cơ. “Ban đầu, tôi bỏ ra gần 800 triệu đồng để mua giống, làm đất và đầu tư hệ thống tưới nước tự động để cây luôn đủ độ ẩm cần thiết. Ngoài ra, tôi còn nghiên cứu các loại chế phẩm sinh học để trị bệnh cho cây. Trong quá trình chăm sóc, để dâu đạt chất lượng quả tốt nhất, tôi sử dụng các loại phân hữu cơ và kết hợp với phân chuồng để chăm bón. Giống dâu Hana được trồng vào đầu tháng 9, thời điểm thu hoạch từ giữa tháng 12 đến hết tháng 4 năm sau. Tháng 11, cây ra hoa, nên loại bớt nhánh cho cây thoáng, tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Sang tháng 12, cây bắt đầu cho thu quả”-anh Dũng cho biết.

Chỉ sau 1 năm, vườn dâu tây của anh Dũng đã phủ xanh và cho trái căng tròn, bóng mượt. Toàn bộ diện tích vườn dâu tây được trồng theo hướng hữu cơ nên chất lượng quả luôn đảm bảo ngọt, ngon và sạch, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Chị Trần Thị Thanh Tâm (phường Trà Bá, TP. Pleiku) cho hay: “Trong một lần đi dạo chơi, tôi vô tình biết tới vườn dâu tây của anh Dũng. Gia đình có một cửa hàng trái cây nên tôi thường xuyên vào tận vườn để thu mua. Vườn được canh tác theo hướng hữu cơ nên tôi rất yên tâm về chất lượng, độ an toàn của sản phẩm”.

Khởi nghiệp thành công với trang trại dâu tây hữu cơ  ảnh 2

Vườn dâu tây của anh Dũng luôn thu hút đông đảo du khách tới tham quan, trải nghiệm và thu mua. Ảnh: Mai Ka

Hiện nay, anh Dũng đang triển khai mô hình trồng dâu tây hữu cơ gắn với du lịch trải nghiệm. Cuối năm 2022, vườn dâu tây của anh cho thu hoạch trên 25 kg quả mỗi ngày, giá bán trung bình 250-300 ngàn đồng/kg. Với mục tiêu hướng mọi người đến nông nghiệp sạch, anh Dũng cũng chú trọng phát triển du lịch trải nghiệm nhằm chia sẻ kiến thức về trồng trọt và công khai quy trình trồng và chăm sóc vườn dâu của mình. Chính vì vậy, vườn dâu tây của anh được nhiều khách du lịch đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm. “Trồng theo phương pháp hữu cơ nên trái dâu sẽ không to, không bắt mắt bằng giống dâu khác nhưng đổi lại không có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, trái ăn giòn và có vị ngọt hơn. Tôi thường cùng gia đình, bạn bè tới vườn dâu của anh Dũng để trải nghiệm việc chăm sóc và thu hái; đồng thời, lưu lại những hình ảnh đẹp tại vườn”-chị Trịnh Thị Liên (thị trấn Đak Đoa) chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Gặp “nút vàng YouTube” Thanh Giang

Gặp “nút vàng YouTube” Thanh Giang

(GLO)- Chỉ làm thử một số clip ngắn để đăng YouTube cho vui, cô giáo Huỳnh Thị Thanh Giang (SN 1988, Trường THCS Nguyễn Tất Thành, xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) không ngờ có ngày được vinh dự nhận nút vàng YouTube. Hơn thế, sân chơi còn giúp học sinh của ngôi trường ở xã vùng III này thêm yêu trường, mến lớp.
Chế biến dầu ép lạnh từ hạt chanh dây

Chế biến dầu ép lạnh từ hạt chanh dây

(GLO)- Sau 3 năm nghiên cứu, anh Trần Mạnh Hưng-Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp dịch vụ thương mại tổng hợp Tân Lộc Phát (làng Git, xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã chế biến thành công dầu ép lạnh từ hạt chanh dây. Năm 2022, sản phẩm này đã đạt OCOP 3 sao cấp huyện và được sự đón nhận tích cực từ người tiêu dùng.
Pour Over: Nghệ thuật pha chế cà phê độc đáo

Pour Over: Nghệ thuật pha chế cà phê độc đáo

(GLO)- Là phương pháp pha chế thủ công tiêu biểu của làn sóng thứ 3, Pour Over đã bóc tách mọi hương vị có trong những hạt cà phê đặc sản của vùng đất Gia Lai. Thời gian gần đây, nghệ thuật pha chế này được các bạn trẻ yêu cà phê ở phố núi Pleiku đặc biệt quan tâm, phát triển và lan tỏa mạnh mẽ.
Sinh viên kiếm tiền thời Tết

Sinh viên kiếm tiền thời Tết

Không cần nhiều vốn, mặt bằng, nhiều bạn trẻ đã “hái ra tiền“ khi kinh doanh đồ trang trí thủ công, bán hàng, review hộp quà Tết... thông qua các nền tảng mạng xã hội dịp cuối năm.
"Thổi hồn" nghệ thuật cho mây tre đan

"Thổi hồn" nghệ thuật cho mây tre đan

(GLO)- Từ cửa hàng bày bán các sản phẩm đan lát bằng mây, tre thô sơ của bố mẹ, chàng trai 9X Trần Văn Hoàn (phường Diên Hồng, TP. Pleiku) đã “biến tấu“ thành những sản phẩm mây tre đan đầy tính nghệ thuật và bắt kịp xu hướng hiện đại.
Biến gỗ mục thành "vàng ròng"

Biến gỗ mục thành "vàng ròng"

Chỉ từ những thân gỗ mục, anh Ngô Bảo Lâm (36 tuổi, ở P.Thắng Lợi, TP.Kon Tum, Kon Tum) đã điêu khắc thành những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo, đẹp mắt, doanh thu hàng trăm triệu đồng/tháng.
Tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

Tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(GLO)- Đó là khẳng định của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Trương Hải Long tại hội nghị đối thoại với thanh niên được tổ chức vào chiều 27-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Những câu hỏi của thanh niên đã được Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành giải đáp, làm rõ.
Lan tỏa tình yêu với phở

Lan tỏa tình yêu với phở

(GLO)- Là thạc sĩ kinh tế học và đang có công việc nhà nước ổn định, chị Lương Vũ Thảo Nguyên (số 11 Huỳnh Thúc Kháng, TP. Pleiku) khiến bạn bè, người thân bất ngờ với quyết định rẽ ngang sang nghề nấu phở. Và, càng bất ngờ hơn khi mới đây, chị trở thành chủ nhân của giải “Hoa hồi sáng tạo“ trong cuộc thi “Đi tìm người nấu phở ngon“.
Thu tiền tỉ từ lá

Thu tiền tỉ từ lá

Qua bàn tay khéo léo của một nữ giáo viên ở tỉnh Quảng Nam, những chiếc lá đã được “biến tấu“ thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Và thật kỳ diệu, khi chính “cuộc chơi cùng lá“ đã giúp nữ giáo viên trẻ thu về tiền tỉ mỗi năm.
Tạo hệ sinh thái khởi nghiệp cho thanh niên Gia Lai

Tạo hệ sinh thái khởi nghiệp cho thanh niên Gia Lai

(GLO)- Nhằm hỗ trợ các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của thanh niên, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai vừa tổ chức vòng chung kết cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp“ lần thứ VI-2022. Cuộc thi đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp cũng như tạo hệ sinh thái khởi nghiệp lành mạnh, an toàn cho thanh niên.