Thị trường xe máy cũ ảm đạm do biển số định danh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Chưa bao giờ thị trường xe máy cũ lại rơi vào cảnh ảm đạm như hiện nay. Nguyên nhân là bởi việc áp dụng quản lý biển số định danh khiến hoạt động mua bán gặp không ít khó khăn, vướng mắc, phát sinh nhiều chi phí khi làm thủ tục thu hồi biển số và sang tên từ chủ cũ sang chủ mới.

Theo một số chủ cửa hàng xe máy cũ trên địa bàn TP. Pleiku, trước khi Thông tư số 24/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới có hiệu lực (ngày 15-8-2023), việc mua bán diễn ra rất nhanh gọn. Sau khi bán, cửa hàng bán xe làm thủ tục sang tên cho người mua là xong. Còn hiện nay, do áp dụng biển số định danh nên thời gian làm thủ tục lâu hơn, chi phí cũng đội lên khá nhiều.

Anh Tào Quang Sơn-Chủ cửa hàng xe máy Thái Hùng (đường Hùng Vương, TP. Pleiku) chia sẻ: “Chi phí sang tên bị đội lên khá cao, khoảng 2-3 triệu đồng/chiếc, tùy dòng và đời xe. Do đó, nhiều người không muốn mua xe cũ. Thời điểm này mọi năm, học sinh, sinh viên nhập học, xe cũ thường bán rất chạy. Nhưng hiện nay, thị trường xe cũ lại rơi vào cảnh ế ẩm. Nếu lúc trước, bình quân 1 tháng, cửa hàng bán 70-100 chiếc xe thì trong tháng 8 vừa rồi chỉ bán được hơn 20 chiếc”. Theo anh Sơn, thị trường tiêu thụ chậm buộc các cửa hàng phải bán bằng giá thu mua, thậm chí xả lỗ để đẩy hàng, thu hồi vốn. Bình quân 1 chiếc xe giảm khoảng 7 triệu đồng, nhưng có chiếc phải hạ giá bán đến hơn 10 triệu đồng.

Nói về những khó khăn, anh Nguyễn Văn Tín-nhân viên bộ phận kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Toàn Trung (TP. Pleiku) cho biết: Tất cả khách hàng khi mua xe đều yêu cầu sang tên luôn nhưng việc tìm ra chủ cũ lại gặp khó khăn. Bên cạnh đó, có trường hợp xe bán qua nhiều người nên không tìm ra chủ đầu tiên. Theo quy định, trong thời gian 30 ngày, nếu không tìm ra chủ cũ và chiếc xe không có tranh chấp gì thì vẫn được chuyển nhượng. Nhưng khi đó, muốn sang tên thì phải nộp phạt lên đến 1,4 triệu đồng. Chưa kể, người mua còn phải đóng phí rút hồ sơ, lệ phí trước bạ, phí sang tên theo khấu hao giá trị của xe. Toàn bộ các loại phí này khách hàng sang tên phải chịu hết nên họ e ngại.

Mặc dù giảm giá rất nhiều nhưng thị trường xe máy cũ vẫn ế ẩm. Ảnh: V.T ảnh 1

Mặc dù giảm giá rất nhiều nhưng thị trường xe máy cũ vẫn ế ẩm. Ảnh: V.T

Dẫn chứng về chi phí tăng cao, anh Tín cho biết thêm: Vừa rồi, cửa hàng bán 1 chiếc xe Honda Air Blade 150 đời 2021 giá 41 triệu đồng thì khách hàng sang tên phải nộp phí thêm 3 triệu đồng. Còn trước khi Thông tư số 24/2023/TT-BCA có hiệu lực, khách hàng chỉ chịu khoảng 1,8 triệu đồng tiền phí. Đó là sang tên trong địa bàn thành phố, còn sang tên từ huyện lên thành phố thì phải mất khoảng 4,7 triệu đồng. Hiện nay, người dân chưa hiểu rõ về biển số định danh nên rất ngại mua xe cũ, nhất là những chiếc xe đã qua tay nhiều người. Chính vì vậy, sức tiêu thụ thời gian gần đây giảm gần 50% so với trước.

Theo Thông tư số 24/2023/TT-BCA của Bộ Công an, biển số định danh được hiểu là biển số được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe. Biển số xe định danh được cấp sẽ theo tổ chức, cá nhân suốt đời nhằm hỗ trợ cho việc quản lý, truy xuất thông tin của phương tiện và chủ xe trên hệ thống cơ sở dữ liệu. Khi chuyển quyền sở hữu xe, chủ xe phải giữ lại chứng nhận đăng ký xe, biển số xe và nộp cho cơ quan đăng ký xe giữ lại trong thời hạn 5 năm để cấp lại khi người này thực hiện thủ tục đăng ký cho xe khác thuộc quyền sở hữu của mình.

Không những chi phí đội lên mà có những chiếc xe máy mua đi bán lại nhiều lần nên việc tìm ra chủ cũ gặp không ít khó khăn để làm thủ tục thu hồi biển số và giấy đăng ký cho người mới. Nhiều cửa hàng cho biết, giờ họ phải đi tìm địa chỉ của người đăng ký xe. Cũng có những trường hợp chủ xe cũ đã chuyển đi tỉnh, thành phố khác sinh sống nên gặp khó khăn trong việc tìm kiếm. Bên cạnh đó, việc ra công chứng, xác nhận tình trạng hôn nhân để tiến hành làm thủ tục thu hồi biển số, giấy đăng ký cũng có nhiều rắc rối, chưa kể có chủ cũ không hợp tác với cửa hàng…

Khó khăn trong việc áp dụng quy định mới về biển số định danh khiến người mua e ngại, còn người bán phải ngậm ngùi xả lỗ. Thị trường mua bán xe cũ ế ẩm cũng một phần do các hãng tung ra chương trình khuyến mãi hấp dẫn đối với xe mới nên giá xe mới giảm đáng kể so với hồi đầu năm. Vì vậy, người dân đắn đo giữa việc mua xe cũ và xe mới. Chị Lê Thị Thu Hiền (tổ 2, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) cho hay: “Vừa rồi, khi con gái chuẩn bị vào trường đại học, tôi đến một cửa hàng tìm mua chiếc xe tay ga hiệu Honda Vision cũ cho cháu để làm phương tiện đi lại. Khi chọn được chiếc xe ưng ý rồi thì người bán cho biết tạm thời chỉ làm giấy ủy quyền để đi tạm, chờ sau khi tìm ra chủ cũ mới làm giấy tờ sang tên được. Thấy vậy, tôi cũng không yên tâm nên tạm thời chưa mua”.

Có thể bạn quan tâm

Chư Sê tập huấn Chương trình OCOP cho 180 học viên

Chư Sê tập huấn Chương trình OCOP cho 180 học viên

(GLO)- Sáng 29-9, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tập huấn Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) năm 2023 cho 180 học viên là phó chủ tịch UBND, cán bộ Địa chính-Nông nghiệp xã, thị trấn; trưởng các thôn, làng, tổ dân phố, doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, hộ kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Hội thảo về quản trị rủi ro giá nông sản nhìn từ thị trường cà phê

Hội thảo về quản trị rủi ro giá nông sản nhìn từ thị trường cà phê

(GLO)- Sáng 29-9, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Công ty cổ phần giao dịch hàng hóa Sài Gòn Invest và Công ty TNHH Đầu tư giao dịch hàng hóa TVT tổ chức Hội thảo "Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam-quản trị rủi ro giá nông sản nhìn từ thị trường cà phê Việt Nam nói chung và Gia Lai nói riêng".
Krông Pa đầu tư phát triển sản phẩm OCOP

Krông Pa đầu tư phát triển sản phẩm OCOP

(GLO)- Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn và hỗ trợ các chủ thể trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã có 17 sản phẩm OCOP đạt 3 sao cấp tỉnh. Dự kiến đến cuối năm 2023, huyện sẽ có thêm 14 sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Đak Pơ đưa giống lúa chất lượng cao vào sản xuất

Đak Pơ đưa giống lúa chất lượng cao vào sản xuất

(GLO)- Vụ mùa 2023, huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã hỗ trợ và hướng dẫn bà con nông dân đưa giống lúa BĐR27 vào gieo trồng thử nghiệm. Mục tiêu mà huyện hướng đến là bổ sung bộ giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

 Gia Lai giám sát tại huyện Đak Đoa về phân cấp thu chi ngân sách

Gia Lai giám sát tại huyện Đak Đoa về phân cấp thu chi ngân sách

(GLO)- Chiều 26-9, Đoàn giám sát của Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Gia Lai đã có buổi làm việc với UBND huyện Đak Đoa về việc triển khai, thực hiện Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND ngày 10-12-2021 của HĐND tỉnh Gia Lai ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương thời kỳ 2022-2025 trên địa bàn tỉnh.

Xuất khẩu trái cây 8 tháng vượt cả năm 2022

Xuất khẩu trái cây 8 tháng vượt cả năm 2022

(GLO)- Báo điện tử vnexpress.net dẫn số liệu vừa được Hiệp hội Rau quả Việt Nam công bố dựa trên tính toán từ cơ quan hải quan cho biết, xuất khẩu trái cây của Việt Nam trong 8 tháng năm 2023 ước đạt 4,1 tỷ USD, tăng gần 70% so với cùng kỳ năm 2022 và cao hơn 24% so với cả năm 2022 (3,34 tỷ USD).