Thị trấn Đak Đoa hướng đến mục tiêu đô thị loại IV

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, thị trấn Đak Đoa đang phấn đấu đạt các tiêu chí đô thị loại IV vào năm 2025 và phát triển theo hướng đô thị văn minh theo tinh thần Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 2-11-2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện.

Thị trấn Đak Đoa có diện tích tự nhiên hơn 2.120 ha, dân số 19.844 người, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 21%. Thị trấn chỉ cách trung tâm TP. Pleiku hơn 10 km và nằm trên trục quốc lộ 19 nên rất thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội và thu hút các nhà đầu tư.

Một góc trung tâm thị trấn Đak Đoa. Ảnh: Thanh Nhật

Một góc trung tâm thị trấn Đak Đoa. Ảnh: Thanh Nhật

Đề cập việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 2-11-2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Bí thư Đảng ủy thị trấn Nguyễn Văn Trung cho biết: Đảng ủy thị trấn chỉ đạo MTTQ, các đoàn thể chính trị-xã hội tổ chức tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức trong việc tham gia các hoạt động xây dựng đô thị. Trong quá trình lãnh đạo thực hiện Nghị quyết, cấp ủy, chính quyền thị trấn quan tâm phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống người dân, đồng thời tích cực phối hợp cùng các ban, ngành của huyện triển khai thực hiện đảm bảo đúng tiến độ các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Theo Chủ tịch UBND thị trấn Nguyễn Trọng Thành, thị trấn tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Những năm qua, UBND thị trấn đã chủ động phối hợp với các ngành chuyên môn của huyện vận động thành lập doanh nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh. Hiện trên địa bàn thị trấn có 88 doanh nghiệp và 1.241 hộ sản xuất kinh doanh cá thể. Cơ sở hạ tầng thương mại đáp ứng nhu cầu kinh doanh, buôn bán của tiểu thương tại thị trấn và các xã lân cận. “Chúng tôi đã vận động người dân lắp đặt 250 camera an ninh trên các tuyến đường. Củng cố và phát huy vai trò của 112 tổ tự quản an ninh tại khu dân cư với 1.231 thành viên, góp phần phòng-chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự ở địa phương. Thị trấn cũng đã phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan triển khai trồng cây xanh trên các tuyến đường nội thị, sửa chữa điện chiếu sáng trên các tuyến đường, kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường”-ông Thành thông tin.

Là người dân thị trấn, ông A Minh (làng Hlâm) cùng với dân làng luôn tích cực tham gia đóng góp xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Ông chia sẻ: “Với mong muốn góp sức xây dựng thị trấn ngày càng khang trang, tôi luôn đi đầu thực hiện quy ước, hương ước. Cùng với đó, tôi vận động dân làng khai thông 1,5 km kênh mương thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, tu sửa 1 km đường giao thông nội đồng, đóng góp 850 triệu đồng và hơn 200 ngày công để làm 1,5 km đường giao thông nông thôn”.

Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại thị trấn Đak Đoa. Ảnh: Thanh Nhật
Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại thị trấn Đak Đoa. Ảnh: Thanh Nhật

Còn già làng Lick (làng Piơm) thì bộc bạch: “Mình phải có trách nhiệm phối hợp cùng cán bộ thôn vận động người dân không thả rông gia súc, phát quang bụi rậm, dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm để phòng tránh bệnh dịch. Đồng thời, thường xuyên nhắc bà con trong sản xuất phải chú trọng thu gom chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật đúng nơi quy định, sản phẩm làm ra đảm bảo vệ sinh an toàn”.

Trò chuyện cùng P.V, ông Phan Thanh Hải-Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng tổ dân phố 5-cho biết: “Chúng tôi vận động người dân đóng góp kinh phí lắp hệ thống đèn chiếu sáng ở các tuyến đường, lắp camera an ninh ở các tuyến đường trọng điểm, thành lập các tuyến đường tự quản văn minh đô thị. Đồng thời, thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân thu gom rác thải, khắc phục tình trạng lấn chiếm lòng lề đường bày bán hàng hóa, đảm bảo an toàn giao thông”.


Ông Trần Hưng Nghiệp-Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đak Đoa: “Ngay sau khi Nghị quyết số 04-NQ/HU được ban hành, Phòng đã tham mưu giúp UBND huyện rà soát quy hoạch chung, các quy hoạch chi tiết, triển khai điều chỉnh quy hoạch thị trấn đạt chuẩn đô thị loại IV. Đồng thời, chúng tôi tham mưu UBND huyện triển khai các quy hoạch chi tiết để thu hút đầu tư, tạo quỹ đất phát triển kinh tế-xã hội và thu hút dân cư, xây dựng quy chế quản lý xây dựng nhà ở phù hợp với kiến trúc. Phối hợp với các ngành chuyên môn tham mưu, đề xuất UBND huyện đầu tư, nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước sạch trên địa bàn thị trấn; tăng mật độ che phủ cây xanh trên các trục đường, các khu hoa viên, công trình công cộng, thực hiện tốt công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị”.

Có thể bạn quan tâm

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kon Thụp triển khai "Công trình cây xanh" tại làng Dơ Nâu để góp phần tăng lượng cây xanh trồng trên địa bàn. Ảnh: Người dân cung cấp.

Mang Yang thực hiện tốt mục tiêu trồng cây phân tán

(GLO)-Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 7-5-2021 của Ban thường vụ Huyện ủy Mang Yang về trồng cây phân tán trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, các cấp, ngành của huyện đã tăng cường huy động nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh.

Ảnh: V.T

Đặc sản Gia Lai hút khách dịp Tết

(GLO)- Thị trường đang rất sôi động khi chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là đến Tết Ất Tỵ 2025. Năm nay, thị trường ghi nhận sự dịch chuyển rõ nét từ tiêu dùng bánh kẹo nhập khẩu sang dùng hàng sản xuất trong nước. Đặc biệt, đặc sản Gia Lai chiếm ưu thế trong thiết kế các giỏ quà tặng.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.