Tham quan mô hình canh tác cà phê thông minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

Chiều 26-2, Công ty cổ phần phân bón Bình Điền phối hợp với Viện khoa học kĩ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến Nông tỉnh và các chuyên gia, nhà khoa học, người nông dân tham quan mô hình cà phê xen sầu riêng tại xã Ia Nhin (huyện Chư Păh).

Các chuyên gia, nhà khoa học, người nông dân tham quan mô hình cà phê xen sầu riêng tại xã Ia Nhin. Ảnh: Lê Nam

Các chuyên gia, nhà khoa học, người nông dân tham quan mô hình cà phê xen sầu riêng tại xã Ia Nhin. Ảnh: Lê Nam

Mô hình cà phê xen sầu riêng tại hộ ông Lê Văn Sức (thơn 3, xã Ia Nhin, huyện Chư Păh) là 1 trong 3 mô hình được triển khai tại tỉnh Gia Lai. Theo đó, mô hình canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực Tây Nguyên được triển khai tại Gia Lai gồm: mô hình cà phê xen sầu riêng tại xã Ia Nhin (huyện Chư Păh); mô hình trồng cà phê xen hồ tiêu tại xã Hneng (huyện Đak Đoa); mô hình trồng thuần cà phê tại xã Ia Phìn (huyện Chư Prông). Quy mô mỗi mô hình là 1,5 ha, thời gian triển khai từ năm 2023 đến 2025. Hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% phân bón NPK và được tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây trồng.

Mô hình cà phê xen sầu riêng tại hộ ông Lê Văn Sức (thôn 3, xã Ia Nhin, huyện Chư Păh). Ảnh: Lê Nam
Mô hình cà phê xen sầu riêng tại hộ ông Lê Văn Sức (thôn 3, xã Ia Nhin, huyện Chư Păh). Ảnh: Lê Nam

Chương trình canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực Tây Nguyên do Công ty cổ phần phân bón Bình Điền phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Viện khoa học kĩ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên thực hiện. Chương trình triển khai 15 mô hình tại 5 tỉnh Tây Nguyên. Mục tiêu của của mô hình nhằm tìm ra được những tồn tại, hạn chế và đề xuất gói kỹ thuật canh tác thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại các tỉnh vùng Tây Nguyên; phát triển được bộ sản phẩm phân bón mới phù hợp cho sản xuất cà phê (trồng thuần và trồng xen), hiệu quả kinh tế cao, có tác dụng ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của đất, hạn chế bệnh hại từ đất và giảm phát thải khí nhà kính được công nhận lưu hành; xây dựng được mô hình áp dụng quy trình canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm chi phí sản xuất, hạn chế một số sâu bệnh hại chính, tăng thu nhập cho người dân; xây dựng được quy trình canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu áp dụng cho vùng Tây Nguyên được cấp có thẩm quyền công nhận là tiến bộ kỹ thuật.

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.