Ký kết hợp tác canh tác bền vững cây cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 27-7, tại Công ty Cà phê Ia Sao 2, Tổng Công ty Cà phê Việt Nam và Công ty cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông tổ chức hội nghị chuyên đề “Canh tác và giải pháp sử dụng đồng bộ dinh dưỡng Tiến Nông cho cây cà phê” đồng thời ký kết chương trình hợp tác. 200 đại biểu gồm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng Công ty Cà phê Việt Nam, các Công ty thành viên trực thuộc Tổng Công ty Cà phê Việt Nam tại 4 tỉnh Tây Nguyên: Đak Lak, Đak Nông, Kon Tum và Gia Lai tham dự hội nghị.
 Tham quan mô hình vườn cây 33 năm Công ty Cà phê Ia Sao 2 sử dụng đồng bộ dinh dưỡng phân bón Tiến Nông. Ảnh: Đinh Yến
Tham quan mô hình vườn cây 33 năm Công ty Cà phê Ia Sao 2 sử dụng đồng bộ dinh dưỡng phân bón Tiến Nông. Ảnh: Đinh Yến
Theo ông Nguyễn Văn Minh-Tổng Giám đốc, Tổng Công ty Cà phê Việt Nam, thì Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê đứng thứ 2  thế giới, trong đó Tây Nguyên chiếm sản lượng khá cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, năng suất và chất lượng cây cà phê xuất khẩu của Viêt Nam đang bị giảm sút, không chỉ do biến đổi khí hậu mà tác động nhiều yếu tố trong sản xuất canh tác của bà con nông dân. Để cây cà phê Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng phát triển bền vững, cho trái đạt năng suất, chất lượng đều các năm, việc áp dụng những giải pháp mới trong canh tác cà phê là rất cần thiết.
Giải pháp quan trọng nhất là sử dụng phân bón để cân bằng dinh dưỡng, ít sâu bệnh, trẻ hóa vườn cây già cỗi, năng suất đạt đều các năm từ 4-6 tấn/ha, chống tình trạng sai trái cách năm, cây cằn. Tất cả giải pháp này đều có trong bộ dinh dưỡng phân bón Tiến Nông như điều hòa PH đất, cà phê số 1, số 2, số 3, nhằm giúp nông dân tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, tăng lợi nhuận trên cùng đơn vị diện tích vườn cây.
Được biết, từ năm 2015 đến nay, Công ty Cà phê Ia Sao 2 đã áp dụng thành công giải pháp sử dụng đồng bộ dinh dưỡng phân bón Tiến Nông cho gần 700 ha cà phê của đơn vị, năng suất vườn cây 33 năm trung bình vẫn đạt 20 tấn quả tươi/ha. 
Ký kết hợp tác. Ảnh: Đinh Yến
Ký kết hợp tác. Ảnh: Đinh Yến
Tại hội nghị, ông Nguyễn Hồng Phong-Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông, cho biết: “Với cà phê, không phải cứ bón nhiều phân là cho năng suất cao mà phải bón đúng, khoa học thì cây mới hấp thụ tốt”. Theo các chuyên gia đánh giá, mỗi năm nông dân Việt Nam bón quá lượng phân bón trên tổng diện tích đất canh tác khoảng 26 triệu ha giá trị tương đương 2 tỷ USD, gây lãng phí tiền của, tồn dư chất độc trong sản phẩm và trong đất.
Dịp này, Công ty cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông và Tổng Công ty Cà phê Việt Nam đã ký kết hợp tác giải pháp sử dụng đồng bộ phân bón Tiến Nông trên cây cà phê.
Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).