Tây Sơn: Nhiều khu “đất vàng” chưa được khai thác hiệu quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hiện trên địa bàn huyện Tây Sơn có nhiều khu đất rộng hàng nghìn mét vuông, nằm ở vị trí đắc địa nhưng chưa được khai thác, sử dụng hiệu quả. UBND huyện Tây Sơn và các ngành chức năng liên quan của tỉnh cần sớm có giải pháp đưa các khu “đất vàng” vào khai thác, sử dụng đúng mục đích và hiệu quả, tránh gây lãng phí tài nguyên đất đai.

Bỏ trống “đất vàng”

Khoảng 5 năm nay, sau khi Công ty CP Đường Bình Định ngưng hoạt động, khu đất xây dựng nhà máy sản xuất mía đường và xưởng sản xuất ván ép của DN này tại xã Tây Giang không được khai thác, sử dụng hiệu quả. Khu đất rộng hơn 9 ha nằm ở mặt tiền QL 19 hiện trở nên hoang phế, đìu hiu; các tài sản trên đất là công trình nhà xưởng và dây chuyền máy móc thiết bị nằm trơ trọi, ngày một hư hỏng, xuống cấp.

Khu đất Kho thóc cũ hiện bị cây dại, bụi gai bao phủ, chỉ một góc đất nhỏ được thanh niên tại địa phương tận dụng làm sân bóng chuyền. Ảnh: V.L

Khu đất Kho thóc cũ hiện bị cây dại, bụi gai bao phủ, chỉ một góc đất nhỏ được thanh niên tại địa phương tận dụng làm sân bóng chuyền.  Ảnh: V.L

Nhà máy sản xuất mía đường Bình Định không còn hoạt động khiến Trạm giống mía tại xã Bình Tân cũng chung số phận. Khu đất trước kia làm Trạm giống mía rộng hơn 44 ha bỏ trống, không canh tác đã nhiều năm nay.

Ông Nguyễn Đình Phương, ở xã Bình Tân, kiến nghị: “Các cấp chính quyền và ngành chức năng liên quan sớm có biện pháp đưa khu đất vào khai thác, sử dụng đúng mục đích để bà con có đất sản xuất”.

Một khu “đất vàng” khác trên địa bàn huyện Tây Sơn cũng bỏ trống nhiều năm nay là kho thóc cũ tại thôn 1, xã Bình Nghi. Kho thóc cũ nằm trên khu đất rộng khoảng hơn 5.000 m2, dọc theo mặt tiền QL 19, đối diện Cụm công nghiệp Cầu Nước Xanh. Hiện phần lớn diện tích khu đất bị cây dại, bụi gai bao phủ; tài sản trên đất chỉ còn lại 2 gian nhà đã xuống cấp nặng.

Theo ông Đỗ Văn Định, Chủ tịch UBND xã Bình Nghi, khu đất này trước đây là tài sản của Công ty CP lương thực Bình Định, nay do UBND huyện Tây Sơn quản lý. Địa phương mong sớm có DN đưa khu đất vào khai thác, đầu tư xây dựng công trình theo mục đích quy hoạch, vừa tránh lãng phí đất công, vừa tạo cảnh quan khang trang cho khu vực này.

Tương tự, khu đất thuộc hệ thống khách sạn của Tổng Công ty Dâu tằm tơ Việt Nam trước đây (thuộc khu phố 4, thị trấn Phú Phong) có diện tích hàng nghìn mét vuông, nằm ngay mặt tiền QL 19 nhưng cũng bị “quên lãng” nhiều năm nay. Hiện cơ sở vật chất, tài sản trên đất đã hư hỏng, xuống cấp nặng; còn quỹ đất cũng chưa được khai thác, sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.

Sớm khai thác, sử dụng hiệu quả

Ông Nguyễn Xuân Hùng, Trưởng Phòng TN&MT huyện Tây Sơn, cho hay: Tài sản trên đất tại nhà máy sản xuất mía đường Bình Định đã được một DN đấu giá trúng, nhưng do còn vướng một số thủ tục pháp lý nên chưa tháo dỡ. UBND huyện Tây Sơn đang phối hợp với Sở TN&MT làm việc với đơn vị trúng đấu giá và cơ quan chức năng liên quan để sớm đưa khu đất vào sử dụng theo quy hoạch và mang lại hiệu quả kinh tế.

Đối với khu đất có hệ thống khách sạn của Tổng Công ty Dâu tằm tơ Việt Nam trước đây, UBND huyện Tây Sơn đang đề nghị cấp thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch, sử dụng vào mục đích xây dựng công viên cây xanh để tạo cảnh quan cho đô thị Phú Phong. Còn khu đất Kho thóc cũ đã được UBND huyện Tây Sơn đưa vào kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đất thương mại - dịch vụ và đang kêu gọi đầu tư. Riêng khu đất Trạm giống mía, theo chủ trương của tỉnh, huyện Tây Sơn đã giao UBND xã Bình Tân xây dựng phương án và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo đúng quy định.

Ông Hồ Sĩ Lai, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Tân, thông tin: “Địa phương đang quản lý toàn bộ diện tích đất Trạm giống mía và thuê đơn vị tư vấn thiết kế đo đạc, lập phương án sử dụng đất trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Sau khi được phê duyệt sẽ tổ chức đấu giá theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2024 nhằm tạo điều kiện cho hộ gia đình, cá nhân ở địa phương có đất sản xuất nông nghiệp, tránh lãng phí về đất đai”.

VĂN LỰC

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

null