Tập huấn nâng cao kiến thức khởi nghiệp cho phụ nữ Chư Sê

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 22-4, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai phối hợp với Hội LHPN huyện Chư Sê tổ chức hội nghị tập huấn, nâng cao kiến thức khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh; truyền thông tín dụng an toàn góp phần hạn chế “Tín dụng đen” cho trên 100 cán bộ, hội viên phụ nữ.

Tại buổi truyền thông, hội viên phụ nữ là chủ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các nữ tiểu thương, nữ chủ hộ kinh doanh cá thể, hội viên phụ nữ có ý tưởng khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp được giới thiệu về đề án “Hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Gia Lai; chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển ngành nghề nông thôn, phát triển các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã; một số kỹ năng cần thiết để khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh như xây dựng kế hoạch, thuyết trình, gọi vốn, truyền thông...

Truyền thông nâng cao kiến thức khởi nghiệp cho hội viên phụ nữ huyện Chư Sê. Ảnh: Minh Châu

Truyền thông nâng cao kiến thức khởi nghiệp cho hội viên phụ nữ huyện Chư Sê. Ảnh: Minh Châu

Hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, tạo động lực, khuyến khích phụ nữ tích cực tham gia khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Đặc biệt là phụ nữ thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số; phụ nữ khuyết tật, cao tuổi, chấp hành xong án phạt tù; phụ nữ sinh sống trên địa bàn chuyển đổi đất nông nghiệp...

Dịp này, Hội LHPN huyện cũng truyền thông về tín dụng an toàn góp phần hạn chế “Tín dụng đen” trong hội viên phụ nữ. Đồng thời, Hội LHPN thị trấn Chư Sê ra mắt mô hình câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen” gồm 30 thành viên. Đây sẽ là lực lượng nòng cốt trong tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ tránh xa tín dụng đen dưới mọi hình thức, giúp các chị em, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số nhận diện các chiêu trò lừa đảo, đặc biệt là trên không gian mạng để biết cách phòng tránh.

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

(GLO)- Từ sáng sớm ngày 2-11, nhiều du khách gần xa đã có mặt tại làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai) để đón xem Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh năm 2024. Không khí "trẩy hội" nơi biên giới vô cùng rộn ràng, náo nhiệt. Dưới đây là một số hình ảnh P.V Báo Gia Lai ghi nhận được.