Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Điều đó minh chứng rằng, ngày nay, đối với cộng đồng dân tộc thiểu số trong tỉnh Gia Lai, truyền thống “cha truyền con nối” được các làng, xã phát huy, nhân rộng và ngày càng có thêm những tài năng “nhí”.

hinh-anh-em-husy-say-sua-dien-tau-ben-cay-dan-trung-tai-ngay-hoi-van-hoa-cac-dan-toc-tinh-gia-lai-de-lai-an-tuong-dep-trong-long-khan-gia.jpg
Em Husy say sưa diễn tấu bên cây đàn t’rưng. Ảnh: V.T.T

Dáng người khá nhỏ bé bên chiếc đàn t’rưng, Husy tay cầm 2 chiếc dùi gõ lên giàn ống nứa phát ra giai điệu trong trẻo mà vô cùng khỏe khoắn. Với gương mặt hiền khô nhưng sáng ngời, Husy nhịp nhàng, đung đưa theo từng giai điệu đưa người nghe cùng hòa mình vào những thanh âm của nhạc cụ truyền thống, gắn bó mật thiết với cộng đồng.

Tiết mục độc tấu t’rưng của Husy cùng sự hỗ trợ của người dì đã đạt giải C trong nội dung văn nghệ cổ động tại liên hoan khiến em rất vui và phấn khởi.

Chị Tan (45 tuổi, dì ruột của em Husy) kể: “Husy thể hiện năng khiếu chơi nhạc cụ truyền thống rất sớm. Từ nhỏ, Husy đã có thể ngân nga theo giai điệu khi được nghe người lớn đánh đàn, biểu diễn cồng chiêng… Năm 8 tuổi, Husy đã biết đánh đàn t’rưng cùng với khả năng cảm âm khá tốt. Khi huyện hay tỉnh có chương trình, sự kiện gì, cháu thường được lựa chọn cùng tôi tham gia trình diễn và để lại nhiều ấn tượng cho người xem”.

Nói về niềm đam mê của mình với âm nhạc truyền thống, Husy chia sẻ: Từ nhỏ, em đã được bà, mẹ hát cho nghe những bài dân ca, được xem dân làng biểu diễn cồng chiêng, nghe tiếng đàn t’rưng, klông pút. Tuy nhiên, em thích nhất là được nghe đàn t’rưng, đàn klông pút và muốn học. Hiện nay, em có thể chơi thành thục 2 loại nhạc cụ này. Việc luyện tập và biểu diễn đàn t’rưng vẫn được em duy trì khá đều mỗi khi có thời gian rỗi.

Husy chia sẻ thêm, em đã nhiều lần theo ông, theo cha tham dự các sự kiện, lễ hội của làng, xã và rất hứng thú khi được nhìn thấy, được chạm vào các loại nhạc cụ rất thân thuộc, gần gũi ấy. Khi những thanh âm từ tre nứa phát ra, em thấy rất vui rồi dần yêu thích giai điệu lúc sâu lắng, khi lại rộn ràng lúc nào không hay. Bản thân em cảm thấy rất vui và tự hào khi tiếng đàn của mình được ngân lên trong các lễ hội, sự kiện.

Từ năm 9 tuổi, Husy đã tham gia đội văn nghệ truyền thống của làng Bok Ayơl. Cha của Husy cũng là thành viên của đội khi có thể vừa chơi thuần thục, vừa chế tác được nhiều loại nhạc cụ với nguồn nguyên liệu sẵn có trong làng.

husy-doc-tau-trung-buon-lang-am-no-tai-lien-hoan-tuyen-truyen-luu-dong-tinh-gia-lai-da-mang-nhung-thanh-am-reo-rac-tu-tre-nua-vang-xa-khoi-buon-lang.jpg
Em Husy độc tấu t'rưng "Buôn làng ấm no" tại Liên hoan Tuyên truyền lưu động tỉnh Gia Lai, đã mang những thanh âm réo rắt từ tre nứa vang xa khỏi buôn làng. Ảnh: V.T.T

Ông Nguyễn Hữu Hồng-Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Mang Yang-cho biết: “Husy sinh ra và lớn lên trong một gia đình 3 thế hệ có truyền thống nghệ thuật. Cả ông, cha, mẹ và dì đều là những người chơi thành thục nhiều loại nhạc cụ từ đàn t’rưng, klông pút, đàn goong, đánh cồng chiêng, xoang… Không những vậy, các thành viên trong gia đình Husy còn có thể chế tác các loại nhạc cụ để sử dụng và bán cho khách có nhu cầu mua về sưu tầm, trưng bày như một món quà lưu niệm ý nghĩa và đẹp mắt”.

Cũng theo ông Hồng, gia đình chính là nền tảng hun đúc tình yêu âm nhạc truyền thống trong em Husy và tình yêu đó được nuôi dưỡng, lớn lên theo năm tháng. Đến nay, Husy đã tự tin hơn nhiều khi tham gia các lễ hội hay sự kiện văn hóa, du lịch. Tiếng đàn của Husy mỗi khi tấu lên được mọi người hết lời khen ngợi, yêu thích.

“Tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc toàn tỉnh lần thứ II-2023, Husy được đánh giá là hạt nhân nhỏ tuổi xuất sắc nhất khi trình diễn nhạc cụ dân tộc truyền thống. Bên cây đàn t’rưng, những ngón tay thành thục gõ trên phím đàn phát ra âm thanh réo rắt, dìu dặt đặc trưng được Ban tổ chức cùng khán giả tán thưởng và đánh giá cao. Đó cũng là động lực để em ngày càng phát huy được sở trường và năng lực của bản thân”-ông Hồng thông tin thêm.

Chia sẻ về những dự định sắp tới, Husy tâm sự: “Học để chơi được nhạc cụ không khó, nhưng để cho hay và có hồn, mang cả tình cảm, tâm tư vào tiếng đàn mới là điều khó. Vì vậy mà em chơi đàn với sự yêu thích và niềm say mê. Em sẽ theo cha tập làm quen và chế tác các loại nhạc cụ từ đơn giản trước để sau này có thể hướng dẫn lại cho các bạn, các em ở làng có cùng đam mê như em”.

Có thể bạn quan tâm

Gia tài của cha

Gia tài của cha

(GLO)- Hoài niệm về ký ức quãng đời sống cùng cha mẹ, anh chị em chúng tôi thường nhắc đến gia tài của cha-di sản truyền thế hệ, chất keo kết dính tình thủ túc dường như chẳng có nỗi buồn.

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhớ khói đốt đồng

Nhớ khói đốt đồng

(GLO)- Mỗi khi tiết trời chuyển mình vào hạ, tôi lại chộn rộn một nỗi nhớ không tên. Tôi nhớ quê, nhớ cánh đồng, nhớ mùi khói đốt đồng lan trong gió chiều nhè nhẹ. Đó là mùi của đất, của nắng, của thời gian và tuổi thơ nơi đồng bãi.

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

(GLO)- Là đại diện của nền điêu khắc dân gian Tây Nguyên, tượng gỗ mang giá trị biểu đạt cao về đời sống và quan niệm thẩm mỹ của đồng bào dân tộc thiểu số. Tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), một hồ sơ nghệ nhân tạc tượng đã được xây dựng với mong muốn gìn giữ và trao truyền vốn quý di sản.

Bên chiếc cầu thang nhà dài

Bên chiếc cầu thang nhà dài

(GLO)- Ngày trước, khi đến buôn Đôn (Đắk Lắk), tôi được ngắm nhìn những ngôi nhà dài bằng gỗ lâu niên của người Ê Đê đẹp đến nao lòng. Ấn tượng đầu tiên là 2 chiếc cầu thang dẫn lên nhà sàn còn in đậm vết thời gian.

Vấn vương bông gòn

Vấn vương bông gòn

(GLO)- Trong vườn còn sót lại một cây gòn. Đến mùa, chúng bung ra những bông nhẹ bẫng, mềm như mây trắng vắt ngang trời, theo gió tản mát muôn phương.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

(GLO)- Không ít người vừa mê trà vừa có thú sưu tầm ấm. Với họ, chiếc ấm không chỉ để pha trà mà còn là bạn tri âm, lặng lẽ đồng hành trong từng cuộc trà. Họ “dưỡng ấm” như nâng niu một thú chơi đầy tinh tế.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.