Sửa đổi quy định cấp sổ đỏ: Tháo gỡ vướng mắc cho người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ ngày 3-3-2017, Nghị định 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai sẽ chính thức có hiệu lực. Nghị định này góp phần tháo gỡ vướng mắc trong một số trường hợp làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).

Giấy viết tay được hợp thức hóa

Một trong những nội dung tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP được nhiều người dân ủng hộ là cho phép những trường hợp mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay trước ngày 1-1-2008 được hợp thức hóa, cấp GCNQSDĐ thay vì mốc thời gian quy định trước ngày 1-7-2004. Việc sửa đổi trên đã giúp rất nhiều trường hợp mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay có thể làm thủ tục cấp GCNQSDĐ.

 
 Thời gian giải quyết hồ sơ, thủ tục liên quan đến đất đai sẽ được rút ngắn từ ngày 3-3-2017. Ảnh: Đ.T
Thời gian giải quyết hồ sơ, thủ tục liên quan đến đất đai sẽ được rút ngắn từ ngày 3-3-2017. Ảnh:  Thanh Nhật

Nghị định trên ra đời trên cơ sở rà soát, tổng hợp những bất cập, khó khăn trong quá trình tổ chức thi hành Luật Đất đai tại các bộ, ngành, địa phương hơn 2 năm qua. Tại Gia Lai, theo ông Huỳnh Minh Sở-Trưởng phòng Đăng ký-Thống kê (Sở Tài nguyên và Môi trường) thì những bất cập này tồn tại ở hầu hết các địa phương.

Cũng theo ông Sở, bên cạnh những quy định chung về việc hợp thức hóa giấy bán đất viết tay, Nghị định 01/2017/NĐ-CP còn mở rộng thêm 2 đối tượng. Đó là trường hợp mua bán bằng giấy viết tay từ ngày 1-1-2008 đến 1-7-2014 có một trong những loại giấy tờ theo Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và trường hợp thứ 2 là những thửa đất được thừa kế chưa làm giấy tờ nhưng người cho thừa kế đã chết cũng sẽ được cấp GCNQSDĐ. Đây chính là cơ sở để tháo gỡ vướng mắc cho người dân khi đến làm thủ tục cấp GCNQSDĐ, nhất là đối với người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số.

Không chỉ vậy, theo Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian giải quyết hồ sơ cũng được rút ngắn hơn so với trước đây. Chẳng hạn, thủ tục đăng ký, cấp GCNQSDĐ cho cá nhân và tổ chức trước đây là 30 ngày thì nay giảm xuống còn tối đa 15 ngày. Thời gian thực hiện các thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền trên đất; xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn; kê biên bán đấu giá tài sản... cũng giảm còn không quá 10 ngày (trước là 15 ngày). Đặc biệt, thời gian cấp lại GCNQSDĐ bị mất sẽ không quá 10 ngày (trước đây là 30 ngày).

Phân quyền về địa phương

Bên cạnh những sửa đổi, bổ sung tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, việc phân quyền cho địa phương cũng góp phần giảm tải áp lực thủ tục hành chính ở cấp tỉnh, cấp trung ương. Cụ thể, Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 1-7-2014 không quy định chi tiết việc tách thửa đối với đất nông nghiệp khiến việc tách thửa đất nông nghiệp ở nhiều địa phương bị ách tắc. Nghị định 01/2017/NĐ-CP đã giao về cho các địa phương tự quyết, tùy theo điều kiện thực tế của địa phương đó. Nghị định trên cũng cho phép Sở Tài nguyên và Môi trường được ủy quyền cho Văn phòng Đăng ký Đất đai cấp giấy chứng nhận trong trường hợp đăng ký biến động đất đai, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận…

Một điểm đáng chú ý là những trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một phần diện tích đất tăng thêm không nằm trong giấy tờ sẽ được xem xét hợp thức hóa. Điều này hướng đến giải quyết vướng mắc cho các hộ gia đình ở nông thôn, khi diện tích đất thực tế và trên giấy tờ không trùng khớp.

Ông Huỳnh Minh Sở-Trưởng phòng Đăng ký-Thống kê (Sở Tài nguyên và Môi trường): “Nghị định đã tháo gỡ nhiều vướng mắc cho người dân, nhất là đối với những địa phương còn nhiều khu vực chưa được cấp GCNQSDĐ như Gia Lai. Sở Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương mới đến người dân. Tuy nhiên, công tác này cũng còn nhiều khó khăn do máy móc thiết bị vẫn còn hạn chế, nhiều khâu vẫn phải làm thủ công”.

 Dã Quỳ

Có thể bạn quan tâm

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%

(GLO)- Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong tháng 1-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 13 ngàn tấn hồ tiêu, trị giá 87 triệu USD (giảm 25,6% về lượng nhưng tăng 23,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024).

Sầu riêng Việt Nam lâm nguy

Sầu riêng Việt Nam lâm nguy

Sầu riêng từng được ví như loại trái "tỷ đô" với kim ngạch xuất khẩu liên tiếp phá kỷ lục nhiều năm nhưng lại đang phải trải qua thời kỳ khó khăn chưa từng có khi sản lượng xuất khẩu giảm tới 80% trong những tháng đầu năm.

Tạo bứt phá trong sản xuất công nghiệp

Tạo bứt phá trong sản xuất công nghiệp

(GLO)- Việc nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp chủ lực, thúc đẩy thị trường tiêu thụ, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực chế biến sâu… là những giải pháp quan trọng để ngành công nghiệp của tỉnh Gia Lai tăng trưởng nhanh trong năm 2025.

Hợp tác xã Sản xuất điều Ia Grai thường xuyên tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các thành viên và người dân. Ảnh: N.H

“Điểm tựa” của người trồng điều

(GLO)- Với việc tích cực phối hợp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, cây giống và bao tiêu sản phẩm, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất điều Ia Grai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã trở thành “điểm tựa” của bà con nông dân trên địa bàn.

Gia Lai triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Gia Lai triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 20-1-2025 về ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 8-1-2025 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.