Sử dụng tài khoản định danh điện tử song song căn cước công dân thế nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong khi căn cước công dân gắn chip dùng cho trường hợp trực tiếp khi làm các dịch vụ công, thì tài khoản định danh điện tử được thao tác trên môi trường điện tử.

Thiếu tá Hoàng Văn Dũng cho biết, dự kiến từ cuối tháng 2, Bộ Công an sẽ cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân. Ảnh: V.D
Thiếu tá Hoàng Văn Dũng cho biết, dự kiến từ cuối tháng 2, Bộ Công an sẽ cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân. Ảnh: V.D
Ngày 25.2, thông tin từ Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội - C06 Bộ Công an, tài khoản định danh điện tử được quản lý và xác thực trên ứng dụng VNEID do Bộ Công an phát triển.
VNEID thời gian đầu thực hiện nhiệm vụ kiểm soát dịch bệnh, truy vết F0, F1. Sau đó, ứng dụng này tiếp tục hoàn thiện vai trò để tích hợp các tiện ích, giao dịch của người dân và doanh nghiệp trên môi trường điện tử.
Công dân khi có tài khoản định danh điện tử do Bộ Công an cấp sẽ thực hiện các giao dịch hành chính hoàn toàn trên môi trường điện tử.
Khi tài khoản định danh điện tử của mỗi công dân đã được xác thực trên VNEID sẽ gồm những tiện ích như: Công dân khi thực hiện các dịch vụ công (đối với các dịch vụ đã được tích hợp trên VNEID) sẽ tự điền thông tin vào các biểu mẫu đăng ký, công dân không phải khai báo, điền các thông tin nhiều lần;
Công dân có thể cung cấp, chia sẻ thông tin của mình với bên thứ 3 trong các giao dịch bằng cách quét mã QR có trong VNEID, hoặc giải pháp kỹ thuật khác khi hệ thống của bên thứ 3 đủ điều kiện kết nối với VNEID.
Bên cạnh đó, công dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử để thay thế căn cước và các loại giấy tờ mà công dân đăng ký (bước mở tài khoản) tích hợp hiển thị trên VNEID, như: giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế..., thậm chí có thể thực hiện các giao dịch tài chính qua tài khoản định danh điện tử (thanh toán điện nước, đóng bảo hiểm xã hội, y tế, chuyển tiền).
Thiếu tá Hoàng Văn Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, C06 cho biết, những tiện ích được đề cập trong tài khoản định danh điện tử sẽ được dùng song song với các tiện ích được tích hợp trong thẻ căn cước công dân.
Nếu công dân thực hiện các giao dịch hành chính với các cơ quan nhà nước mà phải đến trực tiếp, có thể dùng căn cước công dân để quét mã QR. Còn lại, trên môi trường điện tử, công dân sẽ sử dụng tài khoản định danh điện tử để thực hiện các giao dịch.
Khi công dân có tài khoản định danh điện tử, ngoài thụ hưởng nhiều tiện ích, còn giúp tiết kiệm thời gian đi lại khi thực hiện các thủ tục hành chính; các cơ quan nhà nước cũng tiết kiệm thời gian khi xác minh thông tin công dân.
Theo Thiếu tá Hoàng Văn Dũng, Bộ Công an và các bộ ngành, địa phương đang triển khai quyết liệt để sớm kết nối dữ liệu liên quan, phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Hiện đã có một số bộ ngành thực hiện kết nối dữ liệu với cơ sở dữ liệu của Bộ Công an, như: Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Điện lực Việt Nam, Văn phòng Chính phủ.
Trong khi đó, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế đã hoàn thiện các điều kiện kỹ thuật để chuẩn bị kết nối. Dự kiến, sắp có thêm Bộ Lao động thương binh và xã hội kết nối về cơ sở dữ liệu trẻ em.
Theo thống kê của Cục Cảnh sát quản lý hành chính, đã có hơn 50 triệu thẻ căn cước công dân được chuyển tới tay người dân. Đối với những công dân đã được cấp thẻ trước đó, muốn cấp tài khoản định danh điện tử, sắp tới, Bộ Công an sẽ có hướng dẫn cụ thể.
Trong khi đó, theo dự kiến cuối tháng 2 này, Bộ Công an sẽ cấp tài khoản định danh điện tử cho người dân có nhu cầu.
VIỆT DŨNG (LĐO)

https://laodong.vn/thoi-su/su-dung-tai-khoan-dinh-danh-dien-tu-song-song-can-cuoc-cong-dan-the-nao-1017637.ldo

Có thể bạn quan tâm

Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng-chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng-chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

(GLO)- Chính phủ vừa ban hành Nghị định bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng-chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó, Ban này tham mưu, giúp UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức, chỉ đạo hoạt động phòng-chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt...
Tuổi cao-gương sáng

Tuổi cao-gương sáng

(GLO)- Toàn tỉnh Gia Lai hiện có 122.783 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, hơn 4.000 NCT đang tham gia công tác và hơn 47.000 NCT trực tiếp sản xuất kinh doanh. Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể chính trị-xã hội luôn tạo điều kiện thuận lợi để NCT tham gia xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế gia đình, xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Ra mắt Công đoàn cơ sở Công ty TNHH một thành viên Xuân Lộc Gia Lai

Ra mắt Công đoàn cơ sở Công ty TNHH một thành viên Xuân Lộc Gia Lai

(GLO)- Thiết thực tổ chức các hoạt động chào mừng Đại hội Công đoàn tỉnh Gia Lai lần thứ XI (nhiệm kỳ 2023-2028), chiều 30-9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Pleiku đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS) và ra mắt Ban Chấp hành lâm thời CĐCS Công ty TNHH một thành viên Xuân Lộc Gia Lai.
Niềm vui trong những “Mái ấm Công đoàn”

Niềm vui trong những “Mái ấm Công đoàn”

(GLO)- “Mái ấm Công đoàn” là chương trình có sức lan tỏa sâu rộng, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của Công đoàn Cao su Việt Nam. Những năm qua, chương trình đã góp phần xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người lao động, nhất là công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS) ở các công ty cao su trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Chư Păh tặng 300 thùng rác cho các câu lạc bộ bảo vệ môi trường

Chư Păh tặng 300 thùng rác cho các câu lạc bộ bảo vệ môi trường

(GLO)- Hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023, từ 25 dến 29-9, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) tổ chức 4 buổi truyền thông bảo vệ môi trường, hướng dẫn phân loại rác tại nguồn cho hội viên phụ nữ tại các xã Nghĩa Hòa, Hòa Phú, Nghĩa Hưng và thị trấn Phú Hòa, thu hút 320 hội viên, phụ nữ tham gia.
Truyền thông về đối ngoại và ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen” Đức Cơ

Truyền thông về đối ngoại và ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen” Đức Cơ

(GLO)- Ngày 28-9, tại xã Ia Pnôn (huyện Đức Cơ), Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Gia Lai phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đức Cơ tiến hành truyền thông về công tác đối ngoại, an ninh biên giới năm 2023 và ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen”.
Gần 300 cán bộ, công chức, người lao động huyện Ia Pa tham gia hiến máu tình nguyện. Ảnh: Nguyễn Thảo

Ia Pa: Tiếp nhận 290 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 28-9, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Ia Pa phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tổ chức hiến máu tình nguyện đợt 2 năm 2023.
Gia Lai phổ biến các quy định về đóng Bảo hiểm Xã hội cho người lao động

Gia Lai phổ biến các quy định về đóng Bảo hiểm Xã hội cho người lao động

(GLO)- Ngày 27-9, tại TP. Pleiku, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Gia Lai phối hợp với Công an tỉnh, Chi cục Thuế TP. Pleiku tổ chức hội nghị phổ biến các quy định của pháp luật về trách nhiệm tham gia, đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) cho người lao động. Tham dự hội nghị có trên 100 người là đại diện các đơn vị, doanh nghiệp, người lao động trong tỉnh.