Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế

Sớm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sáng 1-11, tại TP. Pleiku, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế chủ trì buổi làm việc trực tuyến toàn tỉnh về công tác tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu (KDXD) trên địa bàn tỉnh.

quang-canh.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế đã chủ trì buổi làm việc về công tác tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Ảnh: V.T

Theo báo cáo của Sở Công thương, trên địa bàn hiện có 1 kho xăng dầu Bắc Tây Nguyên thuộc Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên (tại xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê) với quy mô 5.400 m3 đang hoạt động theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 18-7-2023 của Chính phủ phê duyệt quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; 1 kho xăng dầu Dương Đông-Gia Lai của Công ty TNHH Dương Đông-Gia Lai (tại thôn O Ngó, xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) với quy mô 1.400 m3, được UBND tỉnh chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư của dự án, hiện kho đang triển khai xây dựng và dự kiến đi vào hoạt động năm 2025.

Ngoài ra, toàn tỉnh hiện có 413 cửa hàng bán lẻ xăng dầu đang hoạt động, đa số là cửa hàng xăng dầu cấp III, được phân bổ tại các huyện, thị xã, thành phố với 210 thương nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia. Hạ tầng kho xăng dầu, cửa hàng bán lẻ xăng dầu cơ bản đảm bảo điều kiện theo quy định. Trong 9 tháng năm 2024, sản lượng cung ứng xăng dầu đảm bảo cho tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh khoảng 280,5 triệu lít; số thuế bảo vệ môi trường phải nộp khoảng 396,2 tỷ đồng...

quang-canh-8772.jpg
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: V.T

Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh còn có 162 cửa hàng bán lẻ xăng dầu được quy định điểm đấu nối theo Quyết định 720/QĐ-UBND về việc phê duyệt các điểm đấu nối vào quốc lộ và đường tỉnh trên địa bàn tỉnh; 111 cửa hàng bán lẻ xăng dầu đang kinh doanh trên các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ chưa được phê duyệt điểm đấu nối. Buổi làm việc đã ghi nhận nhiều ý kiến liên quan đến việc thực hiện quy định đất đai xây dựng cửa hàng xăng dầu; việc thực hiện quy định về giấy phép môi trường; các điều kiện cửa hàng xăng dầu, để cấp giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu…

Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế đánh giá cao sự đóng góp lớn của các đơn vị KDXD vào phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các sở, ngành liên quan phối hợp giải quyết vướng mắc về vấn đề đấu nối tại kho xăng dầu Bắc Tây Nguyên được phê duyệt tại Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 18-7-2023 của Chính phủ. Giao Sở Giao thông-Vận tải chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát các quy định, khẩn trương giải quyết các vướng mắc của các cửa hàng KDXD quy định về đấu nối quốc lộ, tỉnh lộ, nhằm tránh việc không được đấu nối và chậm đấu nối gây lãng phí về nguồn lực của các doanh nghiệp.

Đối với việc thực hiện quy định về giấy phép môi trường; kế hoạch sử dụng đất thương mại dịch vụ và đất công trình năng lượng theo quy định của Luật Đất đai mới, các sở, ngành liên quan khẩn trương có văn bản hướng dẫn, thông báo cụ thể để các địa phương phối hợp với doanh nghiệp từng bước thực hiện lộ trình chuyển đổi cho phù hợp với quy định về điều kiện và quy hoạch.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị các sở, ngành đối với những vấn đề chưa trả lời, giải quyết tại buổi làm việc thì tổ chức tiến hành kiểm tra trực tiếp tại cơ sở KDXD và giải quyết trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, đề nghị các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm những quy định của pháp luật, Quyết định 720/QĐ-UBND của UBND tỉnh...

Có thể bạn quan tâm

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Nhà máy Đường An Khê triển khai vụ ép mía 2024-2025. Ảnh: Ngọc Minh

Nhà máy Đường An Khê triển khai vụ ép mía 2024-2025

(GLO)- Sáng 27-11, Nhà máy Đường An Khê (tỉnh Gia Lai) triển khai công tác chuẩn bị vào vụ ép mía 2024-2025; phát động ký cam kết chấp hành các quy định của pháp luật về an ninh trật tự, bảo đảm an toàn giao thông đối với Nhà máy Đường An Khê, cá nhân kinh doanh vận tải niên vụ mía 2024-2025.