Sẽ trồng hơn 430 ha rừng thay thế từ nguồn vốn Trung ương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- 

Sáng 3-1, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức cuộc họp triển khai trồng rừng thay thế từ nguồn vốn của Trung ương, các nguồn vốn của tỉnh và liên kết trồng rừng.

Trên cơ sở Công văn số 8443/BNN-LN ngày 20-11-2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND tỉnh xem xét bố trí quỹ đất trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh Gia Lai với diện tích 430,576 ha, đến nay, qua rà soát tại một số ban quản lý rừng phòng có diện tích đảm bảo khả thi, không trùng lặp với những diện tích đã được bố trí trồng rừng thuộc các dự án, chương trình khác thuộc các ban quản lý rừng phòng hộ: Bắc Biển Hồ; Ia Ly, Ia Rsai và Nam Sông Ba... với diện tích rừng trồng thay thế năm 2024 chủ yếu là rừng phòng hộ. Nguồn vốn do Trung ương điều tiết từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam.

Quang cảnh cuộc họp trồng rừng thay thế năm 2024. Ảnh: Nguyễn Diệp

Quang cảnh cuộc họp trồng rừng thay thế năm 2024. Ảnh: Nguyễn Diệp

Đặc biệt, sau khi nhận được Công văn số 3093/SNN-KH của Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng về rà soát diện tích, dự toán kinh phí trồng rừng thay thế để tiếp nhận nguồn kinh phí trồng rừng thay thế, Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai đang tập trung chỉ đạo các đơn vị chủ rừng khẩn trương rà soát diện tích có thể trồng rừng thay thế năm 2024. Tại cuộc họp một số công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp đã trình bày phương án liên kết trồng rừng sản xuất của đơn vị trong những năm tới.

Huyện Đak Đoa hỗ trợ cây giống cho người dân các xã trồng rừng. Ảnh: Nguyễn Diệp

Huyện Đak Đoa hỗ trợ cây giống cho người dân các xã trồng rừng. Ảnh: Nguyễn Diệp

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2023, toàn tỉnh trồng được 8.059,112 ha rừng, đạt 100,7% kế hoạch. Trong năm 2024, toàn tỉnh dự kiến sẽ trồng 9.000 ha rừng các loại.

Có thể bạn quan tâm

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt.