Trồng rừng gỗ lớn ở Gia Lai: Tiềm năng cần đánh thức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gia Lai có diện tích rừng trồng lớn, trong đó, nhiều khu rừng đã được Hội đồng Quản lý rừng thế giới cấp chứng chỉ rừng bền vững (FSC). Đây là cơ sở để người dân và doanh nghiệp liên kết sản xuất nhằm đánh thức tiềm năng rừng trồng gỗ lớn từ đó nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp.


Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Theo kết quả rà soát hiện trạng rừng được công bố năm 2019, toàn tỉnh có hơn 543 ngàn ha rừng tự nhiên và hơn 90 ngàn ha rừng trồng. Tuy nhiên, phần lớn diện tích rừng trồng ở Gia Lai là rừng gỗ nhỏ, có chu kỳ khai thác 5-7 năm. Sản phẩm gỗ chủ yếu cung cấp nguyên liệu dăm gỗ để sản xuất giấy nên giá trị kinh tế mang lại không cao.

Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp triển khai 2 mô hình chuyển hóa rừng keo kinh doanh gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn bằng biện pháp tỉa thưa. Ảnh: Quang Tấn
Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp triển khai 2 mô hình chuyển hóa rừng keo kinh doanh gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn bằng biện pháp tỉa thưa. Ảnh: Quang Tấn


Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kông Chro hiện có gần 2.000 ha rừng trồng keo lai theo hình thức liên kết với người dân trong huyện và Công ty MDF Vinafor Gia Lai. Mỗi năm, Công ty Lâm nghiệp Kông Chro khai thác khoảng 200 ha để bán gỗ nguyên liệu cho Công ty MDF Vinafor Gia Lai. Sau 5 năm, trung bình 1 ha rừng trồng cho thu hoạch khoảng 70-80 m3 gỗ nguyên liệu, bán được khoảng 50 triệu đồng, trong khi phải đầu tư chi phí giống, công trồng, chăm sóc nên lợi nhuận mang lại khá thấp.

Ông Từ Tấn Lộc-Phó Giám đốc phụ trách Công ty Lâm nghiệp Kông Chro-cho biết: “Từ lâu, đơn vị đã nhận thấy lợi ích kinh tế mang lại từ việc trồng rừng gỗ lớn. Tuy nhiên, do phần lớn diện tích rừng trồng của Công ty là liên kết với người dân, các hộ có diện tích nhỏ, không đủ điều kiện tài chính để theo được chu kỳ khai thác dài. Vì vậy, họ đành chấp nhận trồng rừng gỗ nhỏ để trang trải cuộc sống. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiến hành thí điểm trên một số diện tích rừng trồng hiện có bằng phương pháp tỉa thưa nhằm tăng giá trị. Từ đó, tuyên truyền, vận động người dân cùng tham gia, góp phần phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững và nâng cao thu nhập cho bà con”.

Ngoài quản lý, khai thác 3.500 ha rừng trồng trên địa bàn 7 huyện: Kông Chro, Kbang, Đak Pơ, Mang Yang, Đak Đoa, Ia Grai và Krông Pa, Công ty MDF Vinafor Gia Lai còn liên kết với Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kông Chro và Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kon Chiêng (huyện Mang Yang) chăm sóc, khai thác khoảng 400 ha rừng trồng. Hầu hết diện tích rừng này cung cấp nguyên liệu cho nhà máy sản xuất ván sợi MDF. Trung bình mỗi năm, Công ty khai thác khoảng 400-500 ha với trên 35 ngàn tấn nguyên liệu.

Ông Vũ Toàn Thắng-Phó Giám đốc phụ trách lâm nghiệp Công ty MDF Vinafor Gia Lai-thông tin: “Công ty định hướng phát triển rừng gỗ lớn từ lâu và trồng thử nghiệm 10 ha rừng gỗ lớn bằng cây keo lai tràm. Đây là một trong những loại cây được đánh giá có chất lượng gỗ tốt, năng suất có thể đạt khoảng 200-250 m3/ha. Đồng thời, Công ty thí điểm chuyển một số diện tích sang trồng rừng gỗ lớn bằng phương pháp tỉa thưa để nâng cao giá trị. Dự kiến, Công ty sẽ tiến hành tỉa thưa khoảng 600-800 ha rừng keo lai hiện có để tạo rừng gỗ lớn”.

Bên cạnh đó, hiện nay, một số nông dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã trồng và khôi phục nhiều loài cây bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế cao như: sưa, hương, gáo vàng, căm xe, cà te. Ông Hồ Trọng Quyền (làng Tai Glai, xã Ia Ko, huyện Chư Sê) cho hay: “Trước đây, mấy anh em tôi mạnh dạn trồng xen các giống cây lâm nghiệp bản địa như căm xe, cà te, hương, trắc, sưa vào vườn cà phê và hồ tiêu để tạo bóng mát. Hiện hơn 1.000 cây căm xe, 200 cây sưa và 100 cây cà te của gia đình đang phát triển tốt, có những cây căm xe đường kính lên đến 20 cm. Nhu cầu sử dụng gỗ trong dân đang rất lớn nên đây sẽ là hướng đi đem lại thu nhập cao cho người dân trong điều kiện các loại cây công nghiệp dài ngày đang gặp khó”.

Vươn ra “biển lớn”

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực đã mở ra cơ hội đưa sản phẩm gỗ Việt Nam nói chung, Gia Lai nói riêng vào thị trường EU. Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội này, Gia Lai cần khai thác tốt tiềm năng rừng trồng vốn vẫn còn bỏ ngỏ.

Trong đó, việc xây dựng các mô hình chuyển hóa rừng keo tai tượng kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn để nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế đang được Sở Nông nghiệp và PTNT quan tâm. Dự kiến, Sở sẽ phối hợp triển khai thí điểm 2 mô hình chuyển hóa rừng keo tai tượng kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn bằng biện pháp kỹ thuật tỉa thưa điều chỉnh dần mật độ, không gian dinh dưỡng của rừng keo lai 4 năm tuổi trên diện tích khoảng 200 ha của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kông Chro.

Cây căm xe có đường kính khá lớn của gia đình ông Hồ Trọng Quyền (xã Ia Ko, huyện Chư Sê). Ảnh: Quang Tấn
Cây căm xe có đường kính khá lớn của gia đình ông Hồ Trọng Quyền (xã Ia Ko, huyện Chư Sê). Ảnh: Quang Tấn
Ông Vũ Toàn Thắng-Phó Giám đốc phụ trách lâm nghiệp Công ty MDF Vinafor Gia Lai: Để chủ trương phát triển rừng gỗ lớn trở thành hiện thực, các sở, ngành cần tiến hành khảo sát, đánh giá điều kiện đất đai, khí hậu từng vùng, từ đó khuyến cáo người dân, doanh nghiệp trồng những loại cây phù hợp và có giá trị cao. Đồng thời, tỉnh cần có chính sách khuyến khích thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp triển khai trồng rừng gỗ lớn cũng như thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực để xây dựng các nhà máy chế biến gỗ nhằm đáp ứng về đầu ra.

Trao đổi với P.V, ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-cho biết: Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025) xác định: Nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Trong đó, phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ độ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu là 1 trong 4 chương trình trọng tâm được Đảng bộ tỉnh đề ra trong nhiệm kỳ 2020-2025. Để đạt mục tiêu này, ngành nông nghiệp đề ra các chương trình hành động, giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông-lâm nghiệp nhanh và bền vững.

“Để phát triển rừng bền vững, thời gian tới, ngành sẽ phối hợp với các ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hành động cụ thể cùng các đề án, dự án nâng cao độ che phủ của rừng; rà soát quy hoạch 3 loại rừng để đưa một số diện tích rừng ở các khu vực rừng tự nhiên, phòng hộ sang rừng đặc dụng nhằm đa dạng hóa sinh học và được thụ hưởng các chính sách của Nhà nước cao hơn. Đặc biệt, triển khai trồng rừng gỗ lớn công nghệ cao từ khâu chọn giống mới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở từng vùng, áp dụng kỹ thuật tiến bộ theo tiêu chí FSC rừng bền vững được thị trường thế giới ưa chuộng để nâng cao năng suất đạt trên 100 m3/ha.

Đồng thời, kêu gọi các doanh nghiệp có tiềm lực trồng rừng gỗ lớn, có hệ thống quản trị tốt để liên kết với người dân thông qua các hợp tác xã hoặc các đơn vị của Nhà nước trồng rừng gỗ lớn. Cùng với đó, đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp có thế mạnh về chế biến gỗ rừng trồng cùng thành lập Hiệp hội Gỗ Gia Lai để bắt tay trồng rừng gỗ lớn, vừa nâng cao độ che phủ rừng, vừa mang lại giá trị kinh tế cao, từng bước tạo uy tín trên trường quốc tế cũng như đánh thức tiềm năng trồng rừng gỗ lớn của tỉnh trong những năm tới”-ông Nghĩa thông tin.
 

NGUYỄN HỒNG-NGUYỄN QUANG

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kon Thụp triển khai "Công trình cây xanh" tại làng Dơ Nâu để góp phần tăng lượng cây xanh trồng trên địa bàn. Ảnh: Người dân cung cấp.

Mang Yang thực hiện tốt mục tiêu trồng cây phân tán

(GLO)-Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 7-5-2021 của Ban thường vụ Huyện ủy Mang Yang về trồng cây phân tán trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, các cấp, ngành của huyện đã tăng cường huy động nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.