Rừng thông ứa "máu"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những năm gần đây, nạn phá rừng thông lấy đất sản xuất, xây dựng nhà cửa tại Lâm Đồng ngày càng phức tạp. Những cánh rừng thông bị “bức tử” theo nhiều cách khác nhau.



Ngoài hình thức sử dụng cưa máy đốn hạ thông, gần đây, người ta đã dùng nhiều hình thức khá tinh vi để các cơ quan chức năng khó phát hiện như: “ken” cây, đốt gốc, khoan lỗ rồi bơm thuốc độc vào gốc thông cho cây chết dần… Dù các lực lượng chức năng tăng cường các biện pháp giữ rừng nhưng rừng thông vẫn từng ngày chảy máu.
 

Thông ba lá bị đầu độc ngay bên quốc lộ 27C nối TP Đà Lạt với TP Nha Trang
Thông ba lá bị đầu độc ngay bên quốc lộ 27C nối TP Đà Lạt với TP Nha Trang
Không chỉ rừng thông ở vùng sâu mới bị tàn phá, ngay tại phường 12, TP Đà Lạt rừng thông cũng bị chặt hạ để sang nhượng trái phép ngay cạnh khu sản xuất
Không chỉ rừng thông ở vùng sâu mới bị tàn phá, ngay tại phường 12, TP Đà Lạt rừng thông cũng bị chặt hạ để sang nhượng trái phép ngay cạnh khu sản xuất
Rừng thông tại xã Mê Linh, huyện Lâm Hà bị cưa hạ hàng loạt nhằm lấy đất trồng cà phê
Rừng thông tại xã Mê Linh, huyện Lâm Hà bị cưa hạ hàng loạt nhằm lấy đất trồng cà phê
Cây thông bị “bức tử” bằng hành vi đốt gốc
Cây thông bị “bức tử” bằng hành vi đốt gốc
Khoan lỗ, đổ thuốc độc là hành vi thường được các đối tượng hủy hoại rừng sử dụng. Sau khi bị đầu độc từ 1 đến 3 tháng cây thông mới chết nên khó bị phát hiện
Khoan lỗ, đổ thuốc độc là hành vi thường được các đối tượng hủy hoại rừng sử dụng. Sau khi bị đầu độc từ 1 đến 3 tháng cây thông mới chết nên khó bị phát hiện
 Bảng chỉ dẫn “Dự án khu công nghệ sinh học và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng. Nghiêm cấm mọi hành vi lấn chiếm và sử dụng đất trái phép” được đóng nhiều vị trí tại tiểu khu 144A, huyện Lạc Dương nhưng vẫn không ngăn được các hành vi hủy hoại rừng
Bảng chỉ dẫn “Dự án khu công nghệ sinh học và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng. Nghiêm cấm mọi hành vi lấn chiếm và sử dụng đất trái phép” được đóng nhiều vị trí tại tiểu khu 144A, huyện Lạc Dương nhưng vẫn không ngăn được các hành vi hủy hoại rừng
 Lưỡi cưa các đối tượng phá rừng bỏ lại hiện trường vụ phá rừng, lấy đất sản xuất tại thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà
Lưỡi cưa các đối tượng phá rừng bỏ lại hiện trường vụ phá rừng, lấy đất sản xuất tại thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà



ĐOÀN KIÊN (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.