Rưng rưng những món quà quê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đối với những đứa con xa nhà, giây phút ấm áp không chỉ là được trở về thăm gia đình mà còn là mỗi lần nhận những món quà từ quê. Những món quà bình dị ấy là chỗ dựa cả về tinh thần và vật chất cho những người con xa xứ.

Trong suốt thời sinh viên cho tới khi đã lập gia đình, điều tôi cảm thấy háo hức nhất vẫn là được chờ đón những món quà mẹ gửi từ quê. Như hôm nay, 5 giờ sáng mẹ đã gọi điện: “Con nhận được đồ chưa? Xe vận chuyển có bị hư hỏng gì không? Mẹ gửi bưởi Phúc Trạch và kẹo cu đơ vào đấy nhé”. Tôi tỉnh giấc, lòng vẫn rưng rưng. À! Nay đang là mùa bưởi ở quê mình. Mấy ai sinh ra ở mảnh đất đầy nắng gió ấy khi ra đi mà lại không thương nhớ bưởi Phúc Trạch hay miếng kẹo cu đơ! Cái vị thanh chua và thơm nhẹ tự nhiên của bưởi, hương ngọt thanh của mật mía quyện với vị bùi béo hạt đậu phộng trồng trên vồng đất bồi ven sông cứ đọng mãi trong tâm trí đứa con xa quê như tôi.

 Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang


Rồi đâu chỉ đặc sản quê mình, trong những thùng quà ấy còn có thêm mớ rau xanh mẹ hái trong khoảnh vườn nhỏ sau nhà, quả trứng gà, thậm chí là cả bao gạo còn thơm mùi đồng bãi. Tất cả đều được mẹ phân chia ra từng túi nhỏ để tiện cho việc bảo quản. Tôi vẫn thường đem chia những món quà quê bình dị, chân chất ấy với mọi người không chỉ bởi nó là đồ sạch, được trồng ở ruộng đồng quê mình mà chúng chứa đựng cả tình thương của cha mẹ dành cho con. Nhờ bó rau, quả trứng mẹ gửi, giữa nhịp sống ồn ào của thành phố, lòng tôi vẫn có nơi neo đậu cho những kỷ niệm rong rêu xưa cũ, những tình cảm thân thương để nương tựa mỗi khi yếu lòng. Tôi gọi đó là những món quà nặng tình quê.

Mùa nào thức nấy, những món quà quê tựa như một cuốn lịch để người con xa quê có thể cảm nhận về năm tháng dễ dàng nhất. Quà quê ngon không chỉ vì chúng chính là đặc sản vùng miền mà có khi là những hàng thức quen thuộc có sẵn trong vườn nhà, thu hái phút chốc. Mùa xuân có rau muống, bông bí, đọt lang… Mùa hè có bưởi, chanh, có măng, có khế… Mùa đông có muối mè, dứa sấy, đồ khô... Những thức quà ấy thực sự trở nên hấp dẫn và trọn vẹn bởi nó chứa đựng những câu chuyện và được kết nối với thời gian, kết nối với tình thân.

Trong khoảng thời gian này, nhiều người bạn của tôi kẹt lại TP. Hồ Chí Minh vì dịch Covid-19. Họ như những đứa trẻ hàng tuần vẫn ngóng đợi quà quê gửi lên phố. Có gì lạ đâu, nhưng quả bí, bó cải, nắm rau hành lúc này lại trở nên quý giá. Những gói quà quê luôn khiến họ rưng rưng vì màu sắc và hương vị thân thuộc. Nhận được những bánh phở khô-đặc sản của Phố núi Pleiku, cô bạn của tôi xúc động bảo: “Trong thời điểm khó khăn này, những món quà quê càng quý, càng thơm thảo và quả là cấp thiết. Chúng ta mạnh mẽ nhưng cũng đến lúc cần giúp đỡ. Huống gì đây là sự quan tâm của người thân luôn mong ngóng tin bình an từ những đứa con xa quê. Lòng mình cũng trở nên ấm áp, vững tâm hơn khi nhận ra rằng dù đi đâu, dù ra sao thì tình thân vẫn còn đó, quê hương vẫn mãi đón chờ ngày mình quay về”.       

Rồi những món quà quê cũng đã theo biết bao chuyến xe nghĩa tình gửi vào miền Nam ruột thịt giữa mùa dịch. Mùi vị quê nhà càng trở nên đặc biệt hơn trong từng mớ rau, con cá… Mỗi người xa quê làm ăn sẽ không còn cảm thấy cô đơn bởi tình quê vẫn luôn đầy ắp trong những chuyến hàng mang đậm vị của quê hương. Chia sẻ với các tỉnh đang gồng mình chống dịch, những ngày qua, người dân khắp mọi nẻo quê cũng đã cùng nhau góp gạo, củ quả để giúp đỡ người dân vùng dịch. Những món quà quê ấy đều chất chứa tình cảm, ân tình sâu nặng và là tấm lòng thảo thơm của mỗi người, mỗi nhà. Những chuyến xe ấy, không chỉ đơn thuần là chuyến hành trình mà là chặng đường kết nối những yêu thương.

 

MAI KA

Có thể bạn quan tâm

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Cha mẹ hãy thực sự là người thầy đầu tiên của con, dạy cho trẻ những thói quen tốt. Ảnh: MINH HUỆ

Nền tảng của giáo dục gia đình

(GLO)- Người xưa có câu “Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì con khôn”, ngụ ý thể hiện tầm quan trọng của những người làm cha mẹ trong việc giáo dục con cái. Có lẽ, tất cả chúng ta đều phải thừa nhận rằng, gia đình là nền tảng tiên quyết, góp phần hình thành tính cách và nhân cách của một con người.

Gia Lai: Triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B từ ngày 17 đến 30-4

Gia Lai: Triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B từ ngày 17 đến 30-4

(GLO)- Ngày 26-3, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch tổ chức triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) với chủ đề “50 năm độc lập, thống nhất đất nước: Trỗi dậy miền đất Bazan”.

Việt Nam đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á về mức độ an toàn với 59,2 điểm. Ảnh: Phương Vi

Việt Nam xếp thứ 4 Đông Nam Á về mức độ an toàn

(GLO)- Trang web Numbeo-một trang web chuyên thống kê về chỉ số mức sống tại các thành phố và quốc gia vừa công bố danh sách các quốc gia an toàn nhất thế giới. Trong đó, xếp theo khu vực, Việt Nam đứng thứ 4 Đông Nam Á với 59,2 điểm.

Y-bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh động viên chị Siu Bếp (bìa trái, làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê) cố gắng cho con nằm viện điều trị. Ảnh: N.N

Điểm tựa cho bệnh nhân nghèo

(GLO)- Chứng kiến những bệnh nhân nghèo, khó khăn không có tiền điều trị, đội ngũ y-bác sĩ tại các bệnh viện trong tỉnh Gia Lai đã không ngần ngại đứng ra giúp đỡ, trở thành điểm tựa cho bệnh nhân an tâm điều trị.

Xã anh hùng vươn mình phát triển

Xã anh hùng vươn mình phát triển

(GLO)- Những ngày tháng 3 lịch sử, chúng tôi về thăm lại xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Vùng đất anh hùng năm xưa giờ đây đã “thay da đổi thịt” với những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, điện-đường-trường-trạm kiên cố, đời sống người dân khởi sắc từng ngày.