Ra mắt Trung tâm Việt Nam học đầu tiên tại Đông Bắc Thái Lan

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Đại sứ Phan Chí Thành nhấn mạnh việc khai trương Trung tâm Việt Nam học có ý nghĩa chính trị và văn hóa rất lớn, đánh dấu thành quả hợp tác giáo dục mà hai bên đã xây dựng suốt nhiều thập kỷ qua.
Đại sứ Phan Chí Thành (giữa), Tổng Lãnh sự Chu Đức Dũng (bên trái) và đại diện nhà trường cắt băng khánh thành Trung tâm Việt Nam học thuộc Đại học Udon Thani Rajabhat. (Ảnh: TTXVN phát)

Đại sứ Phan Chí Thành (giữa), Tổng Lãnh sự Chu Đức Dũng (bên trái) và đại diện nhà trường cắt băng khánh thành Trung tâm Việt Nam học thuộc Đại học Udon Thani Rajabhat. (Ảnh: TTXVN phát)

Theo phóng viên TTXVN tại Thái Lan, ngày 1/11, tại tỉnh Udon Thani ở Đông Bắc Thái Lan, Đại học Udon Thani Rajabhat đã chính thức ra mắt Trung tâm Việt Nam học - một cơ sở phối hợp đào tạo chuyên sâu về Việt Nam, cung cấp dữ liệu, kiến thức đa chiều về Việt Nam, đồng thời góp phần thúc đẩy sự hiểu biết và quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước Thái Lan và Việt Nam.

Tới dự buổi lễ có Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Phan Chí Thành, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Khon Kaen Chu Đức Dũng, các cán bộ, sinh viên Đại học Udon Thani Rajabhat, đại diện các trường THCS, THPT Thái Lan có giảng dạy tiếng Việt, cũng như đại diện các bà con kiều bào Việt Nam tại tỉnh Udon Thani.

Phát biểu tại buổi lễ, Hiệu trưởng trường Đại học Udon Thani Rajabhat, Tiến sĩ Khanisara Thansunthornsakun khẳng định việc ra mắt Trung tâm Việt Nam học trong năm 2023 phản ánh tầm quan trọng của mối quan hệ và hợp tác giữa Thái Lan và Việt Nam, nhân kỷ niệm 47 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 10 năm quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước và 100 năm thành lập Đại học Udon Thani Rajabhat.

Hiện nay, tiếng Việt ngày càng trở nên phổ biến, nhiều trường đại học và trung học của Thái Lan đã có nhiều trao đổi học thuật với Việt Nam, và riêng khu vực Đông Bắc Thái Lan hiện có hơn 30 trường dạy tiếng Việt. Trung tâm Việt Nam học tại Đại học Udon Thani Rajabhat sẽ là nơi cung cấp thông tin về ngôn ngữ, xã hội và con người Việt Nam đến với công chúng Thái Lan.

Thay mặt cán bộ, giáo viên Trung tâm Việt Nam học, ông Songpon Baolopet báo cáo về việc thành lập trung tâm, khẳng định đây sẽ là nguồn tri thức hàn lâm, là cơ sở sáng tạo và phát triển tri thức về Việt Nam trên mọi lĩnh vực, bao gồm kinh tế, xã hội, chính trị, lịch sử và văn hóa, bồi đắp dữ liệu, kiến thức về Việt Nam có chất lượng, phục vụ các cơ quan chính phủ và khu vực tư nhân của Thái Lan, nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước trên nhiều lĩnh vực.

Ông Songpon cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các hoạt động dạy và học tiếng Việt tại Thái Lan, trong bối cảnh kết nối kinh tế giữa Thái Lan và Việt Nam ngày càng phát triển ở mọi cấp độ, với nhiều tỉnh, thành của cả hai quốc gia cũng đã ký kết các thỏa thuận hợp tác trở thành các địa phương kết nghĩa, cùng nhau phát triển trên mọi lĩnh vực, bao gồm cả kinh tế, xã hội và văn hóa.

Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Phan Chí Thành cho biết, quan hệ hai nước Việt Nam-Thái Lan ngày càng đi vào chiều sâu trên các lĩnh vực chính trị-ngoại giao, thương mại, đầu tư, văn hóa giáo dục.... Đại sứ Phan Chí Thành nhấn mạnh việc khai trương Trung tâm Việt Nam học có ý nghĩa chính trị và văn hóa rất lớn, đánh dấu thành quả hợp tác giáo dục mà hai bên đã xây dựng suốt nhiều thập kỷ qua. Có thể nói, Đại học Udon Thani Rajabhat là cánh chim đầu đàn trong hợp tác giáo dục hai bên, là tấm gương cho các trường đại học tại Thái Lan trong việc đào tạo ngành Việt Nam học.

Đại sứ Phan Chí Thành cũng cho biết, với hơn 700 dự án của Thái Lan đầu tư vào Việt Nam, nhu cầu nhân lực biết tiếng Việt, hiểu biết văn hóa, xã hội Việt Nam rất lớn. Do đó, Trung tâm Việt Nam học có tiềm năng mở ra nhiều cơ hội hợp tác với các trường đại học của Việt Nam.

Cũng nhân dịp này, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan đã gửi tặng nhà trường hàng chục đầu sách báo, ấn phẩm tiếng Việt để phục vụ hoạt động của Trung tâm Việt Nam học. Các tài liệu được lựa chọn phong phú về chủng loại và nội dung, từ giáo trình dạy tiếng Việt, sách nghiên cứu, cho đến tạp chí, báo ảnh… Đại sứ Phan Chí Thành cũng hy vọng trung tâm sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các cơ sở giáo dục của Việt Nam, đáp ứng các nhu cầu dạy và học các môn thuộc ngành Việt Nam học.

Là cơ sở giáo dục uy tín và lâu đời tại vùng Đông Bắc Thái Lan, đến nay Đại học Udon Thani Rajabhat đã ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác học thuật, trao đổi nhân sự và sinh viên với nhiều trường đại học của Việt Nam như Đại học Quảng Bình, Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, Đại học Thái Nguyên, Đại học Tân Trào… Sau lễ khai trương Trung tâm Việt Nam học đã diễn ra lễ ký MOU giữa Đại học Udon Thani Rajabhat và Học viện Âm nhạc Huế.

Có thể bạn quan tâm

Các thành viên Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Đăk Rong (xã Đăk Rong) trao đổi kiến thức, kỹ năng giao tiếp. Ảnh: N.M

CLB thủ lĩnh của sự thay đổi: Sân chơi bổ ích cho học sinh dân tộc thiểu số

(GLO)- Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Kbang phối hợp với một số trường học trên địa bàn ra mắt câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi”. Câu lạc bộ trở thành sân chơi bổ ích giúp các em học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số có thêm điều kiện giao lưu, bổ sung kiến thức, kỹ năng sống.

Phát động cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Phát động cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(GLO)- Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa có công văn phát động cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024. Cuộc thi nhằm lan tỏa tình cảm tốt đẹp của học sinh đối với thầy-cô giáo; đồng thời tôn vinh tấm gương nhà giáo tiêu biểu, cống hiến cho ngành Giáo dục.

Trường học không điện thoại di động

Trường học không điện thoại di động

Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình, TP.HCM), nhiều năm giữ vị trí số 1 trong các trường có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất TP, cấm học sinh dùng điện thoại di động trong bao nhiêu năm qua, kể cả giờ ra chơi, ăn bán trú, nghỉ trưa.
Chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường

Chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường

(GLO)- Xây dựng văn hóa học đường là nội dung quan trọng để đổi mới giáo dục toàn diện. Hiện nay, các cơ sở giáo dục có học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) luôn chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường nhằm tạo nên thế hệ HS có đạo đức, lối sống đẹp, trở thành công dân tốt cho xã hội.
Những món quà ý nghĩa trong mùa khai trường

Những món quà ý nghĩa trong mùa khai trường


(GLO)- Bàn ghế, sách vở, đồ dùng học tập…là những món quà thiết thực mà các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, Mạnh Thường Quân gửi trao đến nhà trường, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Gia Lai trước thềm năm học mới với ý nghĩa chung tay xây dựng xã hội học tập.

Trái tim của thầy giáo Sang

Trái tim của thầy giáo Sang

Tính đến tháng 8.2024, anh Trương Chấn Sang (28 tuổi, giáo viên tiếng Anh Trường TH-THCS-THPT Phan Chu Trinh, TP.Dĩ An, Bình Dương) đã tặng được hơn 3.000 chiếc ba lô, 1.000 áo ấm, cùng 100 suất học bổng (khoảng 50 triệu đồng) cho các em học sinh khó khăn ở nhiều tỉnh thành, vùng miền.