Những trường đại học có mức học phí đắt đỏ nhất Việt Nam năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Mức học phí đắt đỏ nhất Việt Nam thuộc về Đại học VinUni khi sinh viên phải chi đến trên 815 triệu đồng/năm học. Một số trường đại học quốc tế khác cũng có mức học phí tính bằng trăm triệu đồng.
Đại học VinUni. (Ảnh: vinuni.edu.vn) ảnh 1

Đại học VinUni. (Ảnh: vinuni.edu.vn)

Hiện nhiều trường đại học đã công bố học phí năm 2023. Các trường có mức học phí đắt đỏ nhất đều thuộc nhóm đại học ngoài công lập.

Đại học VinUni hiện là trường có mức học phí cao nhất trong số các trường đại học ở Việt Nam, lên đến trên 815 triệu đồng/năm cho chương trình đại học, gần 350 triệu đồng/năm cho chương trình cử nhân điều dưỡng. Tuy nhiên, trường cũng có rất nhiều chính sách học bổng hỗ trợ sinh viên.

Xếp vị trí thứ hai là Đại học Fulbright với mức học phí 467,6 triệu đồng/năm. Nếu ở ký túc xá, sinh viên sẽ phải đóng thêm gần 60 triệu đồng/năm.

Đứng thứ ba là Trường Đại học RMIT. Theo công bố của trường, mức học phí đại học năm 2023 là gần 320 triệu đồng/năm.

Ở vị trí thứ 4 là Trường Đại học Anh Quốc với học phí trình độ đại học năm 2023 là trên 260 triệu đồng/năm học.

Đại học Quốc tế Hồng Bàng cũng đã công bố mức học phí năm 2023 là 220 triệu đồng/năm học đối với ngành Răng-Hàm-Mặt và Y đa khoa đào tạo bằng tiếng Anh. Cũng hai ngành học này nhưng nếu đào tạo bằng tiếng Việt, học phí là 180 triệu đồng/năm. Các ngành học còn lại có mức học phí giao động từ 55 đến 180 triệu đồng/năm học. Với mức học phí này, Đại học Quốc tế Hồng Bàng đang là trường xếp thứ 5 tại Việt Nam về học phí.

Ở vị trí tiếp theo là Đại học Tân Tạo khi ngành Y khoa của trường này có học phí 150 triệu đồng/năm. Các ngành học khác trung bình 40 triệu đồng/năm.

Cũng có mức học phí lên đến hàng trăm triệu đồng/năm là Đại học Việt Đức dù đây là trường công lập. Theo công bố của trường, mức học phí năm 2023 là khoảng trên dưới 40 triệu đồng/học kỳ đối với sinh viên là người Việt Nam và từ gần 60 đến gần 64 triệu đồng/học kỳ đối với sinh viên quốc tế. Theo đó, Đại học Việt Đức là một trong những trường đại học công lập có mức học phí đắt đỏ nhất.

Trong khi đó, nhiều trường đại học công lập khác hiện vẫn chưa công bố học phí chính thức. Dù Nghị định 81 của Chính phủ quy định về vấn đề học phí đã có hiệu lực từ tháng 10/2021 và các trường đã có lộ trình tăng học phí nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong các năm 2021 và 2022, Chính phủ đã yêu cầu các trường giữ nguyên mức học phí để giảm gánh nặng tài chính cho người dân.

Link bài gốc: https://www.vietnamplus.vn/nhung-truong-dai-hoc-co-muc-hoc-phi-dat-do-nhat-viet-nam-nam-2023/855743.vnp

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng mô hình nguồn tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học

Xây dựng mô hình nguồn tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học

(GLO)- Ngày 25-9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1117/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình xây dựng mô hình nguồn tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học. Mục tiêu của Chương trình, trên 40% số cơ sở giáo dục đại học tham gia xây dựng, phát triển Tài nguyên Giáo dục Mở trong Giáo dục Đại học; trên 50% số cơ sở giáo dục khai thác tài liệu từ nguồn này.
Giáo dục giới tính học đường: Giải pháp ngăn ngừa tảo hôn

Giáo dục giới tính học đường: Giải pháp ngăn ngừa tảo hôn

(GLO)- Giáo dục giới tính học đường là vấn đề được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai chú trọng, nhất là ở bậc THCS và THPT. Không chỉ giúp các em nâng cao hiểu biết về sức khỏe sinh sản, hoạt động này còn góp phần ngăn chặn tình trạng tảo hôn trong học sinh, đặc biệt là học sinh người dân tộc thiểu số (DTTS).
Thách thức và cơ hội

Thách thức và cơ hội

Một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa đang được thực hiện. Ban đầu, xã hội vui mừng cho rằng sẽ là thông thoáng, cởi mở tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà giáo tâm huyết với giáo dục (GD) nỗ lực biên soạn sách tốt nhất cho giáo viên (GV), học sinh (HS) lựa chọn để giảng dạy, học tập đạt kết quả cao nhất theo mục tiêu chương trình GD quốc gia.
Học sinh cần nắm quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

Học sinh cần nắm quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

(GLO)- Hiện nay, mạng xã hội (MXH) ngày càng phổ biến và có sức hút rất lớn đối với nhiều người, trong đó có không ít học sinh. Thực tiễn này đặt ra câu hỏi: Liệu MXH có phù hợp với học sinh và các em cần trang bị cho mình những kỹ năng nào để đảm bảo an toàn mà vẫn khai thác hiệu quả lợi ích khi sử dụng phương tiện này?
“Nâng bước em tới trường”

“Nâng bước em tới trường”

(GLO)- Thực hiện Dự án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường”, các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã nhận nuôi và đỡ đầu hàng trăm em học sinh có hoàn cảnh khó khăn với số tiền hàng chục tỷ đồng. Việc làm ý nghĩa, nhân văn này đã tiếp thêm động lực giúp các em vững bước tới trường.
Phú Thiện ưu tiên nguồn lực cho ngành Giáo dục

Phú Thiện ưu tiên nguồn lực cho ngành Giáo dục

(GLO)- Trong những năm qua, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) luôn dành nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD-ĐT). Không những chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang-thiết bị dạy học mà chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên cũng không ngừng được nâng lên.
Ngành Giáo dục Gia Lai hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023

Ngành Giáo dục Gia Lai hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023

(GLO)- Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo các phòng GD-ĐT, trường phổ thông thuộc và trực thuộc, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh và các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên cấp huyện tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023.

Để không lãng phí sách giáo khoa

Để không lãng phí sách giáo khoa

(GLO)- Năm học 2023-2024, con gái chị P.T.T. (thôn 2, xã Trà Đa, TP. Pleiku) bước vào lớp 1. Chị T. cho biết: Năm học 2022-2023, khi cháu gái của chị ở thị trấn Chư Sê bước vào lớp 1, chị đã mua tặng cháu 1 bộ sách giáo khoa (SGK) Kết nối tri thức với cuộc sống theo chương trình học của Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai. Kết thúc năm học, bộ sách vẫn còn rất mới nhưng chị không thể sử dụng cho con gái vì trường học của con chọn giảng dạy bộ sách Cánh diều. Do đó, chị phải bỏ tiền để mua 1 bộ SGK mới cho con.
Rèn luyện kỹ năng quan sát

Rèn luyện kỹ năng quan sát

(GLO)- Tháng 5 năm ngoái, tôi đưa 2 con đến hồ bơi. Vì trời nắng nóng nên hồ bơi rất đông. Trẻ con đùa giỡn ở dưới nước, người lớn ở trên bờ, các bà mẹ nói chuyện với nhau, có người nhìn chăm chú vào điện thoại. Tôi nhìn 2 con bơi tung tăng. Đứa lớn biết bơi chút ít vì có học qua, còn em gái nhỏ 4 tuổi ôm phao bơi hình tròn, kẹp vào nách và tung tăng trong nước. Con gái tôi di chuyển ra xa hơn, rồi tụt tay khỏi phao bơi, chới với trong hồ nước.
Tinh gọn, thiết thực

Tinh gọn, thiết thực

Ngày 5-9-2023, hơn 22 triệu học sinh mầm non và phổ thông trên cả nước tham dự lễ khai giảng, bước vào một năm học mới. Theo phản ánh của báo chí từ nhiều địa phương, nhìn chung lễ khai giảng năm nay ngắn gọn, ý nghĩa và nhẹ nhàng, vui vẻ hơn mọi năm.
Để giáo viên sống được với nghề

Để giáo viên sống được với nghề

Trao đổi với báo chí đầu năm học mới, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn cho biết năm học qua có hơn 10.000 giáo viên (GV) nghỉ hưu, gần 9.300 người bỏ việc; các địa phương được giao bổ sung 27.850 người nhưng chỉ tuyển được hơn 17.000. Nhiều người nhìn nhận nghề giáo không còn hấp dẫn do áp lực cao nhưng thu nhập chưa tương xứng.