Gia Lai cảnh báo vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sở Nông nghiệp và PTNT vừa có Công văn số 391/SNNPTNT-QLCLNLSTS gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông-lâm-thủy sản trên địa bàn tỉnh về việc cảnh báo vi phạm quy định về an toàn thực phẩm các nước nhập khẩu.

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và PTNT nhận được các cảnh báo về việc nông sản của một số doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai xuất khẩu đi thị trường một số nước vi phạm quy định về an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu. Cụ thể, sản phẩm cà phê nhân xanh phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Cypermethrin; sản phẩm chuối phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Thiamethoxam và clothianidin; sản phẩm hồ tiêu phát hiện chất tạo màu sudan.

so-nong-nghiep-va-ptnt-de-nghi-cac-co-so-san-xuat-kinh-doanh-tuyet-doi-khong-su-dung-cac-hoa-chat-cam-hoa-chat-doc-hai-trong-qua-trinh-san-xuat-so-che-che-bien-de-tao-ra-san-luong-lon-nong-san-co-chat-luong-cao.jpg
Sở Nông nghiệp và PTNT yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh tuyệt đối không sử dụng các hoá chất cấm, hoá chất độc hại trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến nông, lâm, thủy sản. Ảnh: Hồng Thương

Để nâng cao uy tín và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc tăng cường tuyên truyền, phổ biến, cập nhật các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu; tăng cường quản lý sử dụng vật tư nông nghiệp, giám sát các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất ban đầu, cơ sở thu gom, sơ chế, chế biến trên địa bàn quản lý.

Đồng thời, yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông-lâm-thuỷ sản trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt việc liên kết sản xuất, tổ chức sản xuất theo các tiêu chuẩn chứng nhận (VietGAP, GlobalGAP, Rainforest Allance, Organic, HACCP, ISO,…); chủ động tìm hiểu, nắm bắt các yêu cầu của thị trường; tuyệt đối không sử dụng các hoá chất cấm, hoá chất độc hại trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến để tạo ra sản lượng lớn nông sản có chất lượng cao đáp các thị trường tiêu thụ trên thế giới, tránh tình trạng nông sản xuất khẩu bị trả về hoặc bị tiêu huỷ do không đáp ứng quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm.

Có thể bạn quan tâm

Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tăng 45,6%

Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tăng 45,6%

(GLO)- Theo số liệu thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong tháng 3-2025, Việt Nam xuất khẩu 20.244 tấn hồ tiêu, trị giá 141,6 triệu USD (tăng 41,3% về lượng và tăng 45,6% về trị giá so với tháng 2-2025).

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh Hà Duy

Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề xuất đầu tư điện mặt trời nổi 1026 MW và mở rộng 2 nhà máy thuỷ điện 250MW

(GLO)- Chiều 10-4, tại trụ sở UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế đã làm việc với đoàn công tác của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) do Phó Tổng Giám đốc EVN Phạm Hồng Phương làm trưởng đoàn về việc đề xuất triển khai các dự án điện mặt trời nổi và mở rộng các nhà máy thủy điện.

Ảnh: Vũ Thảo

Gia Lai xếp thứ 39/54 tỉnh, thành phố đánh giá kết quả thực hiện các hiệp định thương mại tự do

(GLO)- Bộ Công thương vừa công bố Bộ Chỉ số thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA Index) tại các địa phương năm 2024. Theo đó, trong tổng số 54 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước tham gia đánh giá, Gia Lai xếp hạng thứ 39 với tổng số 22,43 điểm.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.