Để nông sản Việt tiến sâu vào các thị trường 'khó tính'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việt Nam phải nghiên cứu, tuân thủ chặt chẽ luật chơi quốc tế, đặc biệt là với những thị trường có nhiều quy định chặt chẽ về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thị trường nhập khẩu nông sản, thực phẩm liên tục có những thay đổi quy định về an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật (SPS) với mục tiêu bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và sức khỏe động thực vật.

de-nong-san-vietddd.jpg
Thu hoạch sầu riêng ở xã Long Tiên, huyện Cai Lậy (Tiền Giang). (Ảnh: Minh Trí/TTXVN)

Điều này đòi hỏi Việt Nam càng phải nghiên cứu, tuân thủ chặt chẽ luật chơi quốc tế, đặc biệt là với những thị trường có nhiều quy định chặt chẽ về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Mới đây, sầu riêng Việt Nam vào EU sẽ phải chịu tăng tần suất kiểm tra tại biên giới từ 10% lên 20%. Nguyên nhân do không tuân thủ các quy định về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Tần suất kiểm tra thanh long là 30%, ớt và đậu bắp cùng tần suất 50%. Ba sản phẩm này khi nhập khẩu vào thị trường EU phải kèm theo kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Hay sầu riêng nhập khẩu vào Trung Quốc phải có thêm giấy kiểm định chất vàng O (Auramine O, hay Basic Yellow 2 - BY2 dùng để tạo màu trong công nghiệp), Cadimi.

Sản phẩm nông sản Việt Nam liên tục được mở rộng cả về ngành hàng và sản lượng. Trong số đó, thị trường Trung Quốc được coi là điểm sáng khi nhập khẩu gần 4,1 tỷ USD riêng mặt hàng rau quả, chiếm 67% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam.

Tuy nhiên, sự khắt khe trong tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm nhập khẩu của các thị trường ngày càng cao. Hầu hết các thị trường đều đưa ra cảnh báo dù chỉ một lô hàng vi phạm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của cả ngành hàng.

Theo thống kê của Văn phòng SPS Việt Nam, trong năm 2024, các thành viên WTO đưa ra 1.029 thông báo và thông báo dự thảo về các biện pháp SPS.

Trong số đó, có nhiều thông báo quy định về dư lượng lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật, chất phụ gia thực phẩm,… đối với từng sản phẩm nông sản thực phẩm. Phần lớn thông báo và thông báo dự thảo liên quan đến các thị trường nhập khẩu nông sản của Việt Nam như EU, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam), cho biết EU tăng hay giảm tần suất kiểm tra biên giới đối với mặt hàng nông sản thực phẩm của các nước thứ ba là hoạt động thường xuyên. Không chỉ có nông sản, thực phẩm của Việt Nam mà tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ khi nhập khẩu vào thị trường EU đều phải tuân thủ. Nếu tuân thủ tốt các quy định của EU thì sẽ được EU dỡ bỏ các điều kiện kiểm soát.

Không chỉ EU, trong bối cảnh các thị trường nhập khẩu có xu hướng gia tăng các cảnh báo, ông Ngô Xuân Nam cho rằng doanh nghiệp cần chủ động xây dựng các vùng nguyên liệu đạt chuẩn. Việt Nam phải chủ động quản lý giám sát chất lượng sản phẩm, tuân thủ các quy định của thị trường.

Trước hết người nông dân trong quá trình tổ chức sản xuất, canh tác cần tuân thủ và cập nhật đúng các quy định của thị trường về kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt với những hoạt chất không có trong danh sách cấm của EU thì mặc định ở mức 0,01ppm. Với những hoạt chất cho phép, bà con tuyệt đối tuân thủ quy tắc “4 đúng” - đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và đúng cách. Nông dân phải đảm bảo thời gian cách ly đến lúc thu hoạch là không còn tồn dư thuốc, đảm bảo sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả.

Bên cạnh đó, nông dân cần tích cực chuyển đổi sang hướng canh tác hữu cơ, sử dụng các hoạt chất sinh học, chế phẩm sinh học để đáp ứng tốt hơn yêu cầu thị trường. Các doanh nghiệp cùng đồng hành trong đồng quản lý chất lượng sản phẩm.

Nông dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vuốt tai thanh long để trái đẹp hơn, giá bán được cao hơn. (Ảnh: Hoàng NhịTTXVN)
Nông dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vuốt tai thanh long để trái đẹp hơn, giá bán được cao hơn. (Ảnh: Hoàng NhịTTXVN)

Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã yêu cầu các địa phương tăng cường giám sát vùng trồng và cơ sở đóng gói, đồng thời siết chặt kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng và truy xuất nguồn gốc. Những đơn vị vi phạm sẽ bị dừng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cũng cho rằng Việt Nam cần tổ chức lại sản xuất trái cây đảm bảo sản xuất lớn, tập trung và tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao và đáp ứng được các quy định của thị trường. Mã số vùng trồng, mã số đóng gói, đối tượng kiểm dịch… không phải là vấn đề mới, nhưng để tiến sau vào các thị trường thì doanh nghiệp Việt cần làm tốt hơn nữa.

Theo các chuyên gia, nông dân và doanh nghiệp phải lưu ý tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh, để tránh việc bị đưa vào danh sách kiểm soát hoặc tăng tần suất kiểm tra, kiểm soát, hay nặng hơn là yêu cầu thêm chứng nhận phân tích mẫu khi xuất khẩu.

Ông Ngô Xuân Nam cho biết Văn phòng SPS Việt Nam sẽ hỗ trợ, cập nhật và minh bạch thông tin về an toàn thực phẩm (thay đổi mức mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, quy định về phụ gia thực phẩm…), các quy định về đối tượng kiểm dịch… của tất cả các thị trường để các bên liên quan đáp ứng tốt nhất các quy định của thị trường.

Theo Bích Hồng (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai làm việc với lãnh đạo Công ty về việc hợp tác phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn. Ảnh: H.T

Giống chanh dây Nafoods đạt thương hiệu quốc gia

(GLO)- Sau gần 30 năm đi vào hoạt động, Nafoods Group đã khẳng định uy tín, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Mới đây, Nafoods Group được vinh danh thương hiệu quốc gia năm 2024 với dòng sản phẩm cây giống chanh dây chất lượng cao.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

(GLO)- Lúa Krol, lúa Đá là những giống lúa rẫy truyền đời của người Bahnar, Jrai. Trải qua bao biến thiên thăng trầm, tưởng rằng những “hạt ngọc của trời” này đã biến mất. Vậy nhưng, với sự nỗ lực bảo tồn của người dân và chính quyền địa phương, 2 giống lúa cổ từng bước được “hồi sinh”.