Xuất khẩu nông sản Việt Nam xác lập kỷ lục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản Việt Nam đã xác lập kỷ lục với tổng kim ngạch 62,4 tỉ USD - tăng 18,5% so với năm 2023.

Thành công này không chỉ giúp gia tăng thu nhập cho hàng triệu hộ nông dân và hợp tác xã mà còn khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ nông sản thế giới.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, yếu tố quyết định là sự chuyển đổi tư duy từ sản xuất sang kinh tế nông nghiệp, từ sản lượng sang giá trị và chất lượng. Từ một nước chủ yếu xuất khẩu nông sản thô, giá trị gia tăng thấp, Việt Nam đã chú trọng chế biến sâu, áp dụng công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe từ các thị trường khó tính.

Việc mở rộng vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP… và theo yêu cầu của các quốc gia nhập khẩu, nâng cao năng lực chế biến đã giúp hàng loạt nông sản Việt thâm nhập sâu hơn các thị trường lớn. Chúng ta đã tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do, các hiệp định thư song phương để tăng lượng hàng, giảm thuế xuất khẩu, mở rộng thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh cho nông sản.

Bước sang năm 2025, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 70 tỉ USD. Một trong những thuận lợi lớn là xu hướng tiêu dùng thực phẩm sạch, an toàn trên thế giới ngày càng tăng, tạo điều kiện cho nông sản Việt phát triển theo hướng chất lượng cao. Chính phủ và ngành nông nghiệp đang tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến và quản lý chuỗi cung ứng, giúp nâng cao hiệu quả và giảm chi phí. Các thị trường mới cũng đang được mở rộng, hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội hơn cho nông sản Việt khi xuất khẩu.

Bên cạnh những thuận lợi, thách thức cũng không nhỏ. Biến đổi khí hậu tiếp tục là nguy cơ lớn đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Ngoài ra, các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng ngày càng khắt khe từ thị trường nhập khẩu đòi hỏi doanh nghiệp và nông dân phải thay đổi mạnh mẽ phương thức sản xuất.

Ngành nông nghiệp cần có chiến lược phát triển bền vững và đồng bộ, tập trung vào các vùng sản xuất chuyên canh theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh. Việc mở rộng diện tích canh tác theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp nông sản Việt đáp ứng tốt hơn yêu cầu từ thị trường xuất khẩu. Ngành nông nghiệp cũng cần chú trọng đầu tư vào chế biến sâu, tăng tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm chế biến thay vì sản phẩm thô nhằm nâng cao giá trị gia tăng.

Việc đa dạng hóa thị trường để tránh phụ thuộc vào một số thị trường là điều rất cần thiết. Song song đó, cần đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng thương hiệu nông sản Việt trên thị trường quốc tế, thông qua các chiến lược quảng bá, bảo hộ nhãn hiệu và truy xuất nguồn gốc minh bạch…

Với sự nỗ lực đồng bộ từ các cấp, ngành và địa phương, cùng với việc tận dụng hiệu quả các cơ hội và vượt qua những thách thức, ngành nông nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu xuất khẩu 70 tỉ USD trong năm 2025, hướng tới mốc 100 tỉ USD như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Theo NLĐO

Có thể bạn quan tâm

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Khi một viên thuốc không rõ nguồn gốc dễ dàng được rao bán trên mạng chỉ bằng vài dòng quảng cáo và một đoạn video 'review' nhiều lượt thích, điều bị xâm phạm không chỉ là sức khỏe của người tiêu dùng mà còn là niềm tin bị đánh tráo, trách nhiệm bị bỏ trống.