Giám sát quyết toán các công trình, dự án đầu tư công giai đoạn 2021-2025

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Chiều 20-9, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh Gia Lai do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh về tình hình quyết toán các công trình, dự án thuộc kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025.

Theo báo cáo của Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh, từ năm 2021 đến nay, có 40 công trình, dự án đã hoàn thành nộp hồ sơ quyết toán, tổng giá trị đề nghị phê duyệt là hơn 2.295 tỷ đồng; trong đó,có 39 dự án đã phê duyệt dự toán, tổng giá trị quyết toán là 2.117,33 tỷ đồng.Mặc dù không có công trình, dự án thu hồi tạm ứng, song có 1 dự án quá hạn so với thời gian quy định (với số dư tạm ứng chưa thu hồi quá hạn là hơn 321 triệu đồng) và có 6 dự án đang triển khai nên chưa thu hồi tạm ứng (với tổng số dư tạm ứng trên 303 tỷ đồng).

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh về tình hình quyết toán các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Hà Duy
Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh về tình hình quyết toán các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Hà Duy

Tại buổi giám sát, Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh nêu kiến nghị UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện; các sở, ngành, địa phương tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chậm giải phóng mặt bằng, thủ tục sử dụng đất san lấp; UBND cấp huyện đẩy nhanh công tác quyết toán chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng của các dự án để kịp thời tổng hợp thực hiện quyết toán theo đúng thời gian quy định...

Kết luận tại buổi làm việc, ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh đề nghị Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh tăng cường giám sát các công trình trong quá trình thi công, các công trình sau khi nghiệm thu cần sớm đưa vào sử dụng để phát huy hiệu quả; đồng thời cần chú ý thời gian lập hồ sơ để tránh chậm trễ trong quyết toán.

“Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh thời gian qua đã đảm bảo hồ sơ theo quy định, tuy nhiên vẫn có công trình chậm, phải bổ sung hồ sơ. Ban cần chú ý thời gian lập hồ sơ để tránh chậm trễ, tránh bị phạt. Liên quan đến vướng mắc trong công tác quyết toán, chi phí cho công tác giải phóng mặt bằng, Đoàn sẽ kiến nghị Sở Tài chính và cơ quan chuyên môn tham mưu UBND tỉnh xử lý vấn đề này. Về việc vướng trong vật liệu san lấp, đất đắp, thường trực HĐND tỉnh cũng sẽ có kiến nghị với UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường để kịp thời tháo gỡ”-ông Phương nhấn mạnh.

Đoàn giám sát giám sát trực tiếp tại dự án sửa chữa, nâng cấp đường liên huyện Pleiku-Đak Đoa-Chư Sê (đoạn ngã ba La Sơn đến trung tâm xã Ia Tiêm). Ảnh: Hà Duy
Đoàn giám sát giám sát trực tiếp tại dự án sửa chữa, nâng cấp đường liên huyện Pleiku-Đak Đoa-Chư Sê (đoạn ngã ba La Sơn đến trung tâm xã Ia Tiêm). Ảnh: Hà Duy

Trước đó, Đoàn giám sát đã giám sát thực tế 5 dự án triển khai trên địa bàn thành phố Pleiku, gồm: đường Tôn Đức Thắng; hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh; đường dây hạ áp sau công tơ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Trường PTTH Nguyễn Chí Thanh; sửa chữa, nâng cấp đường liên huyện Pleiku-Đak Đoa-Chư Sê (đoạn ngã ba La Sơn đến trung tâm xã Ia Tiêm).

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.