Gia Lai: Phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức chỉ đạo, theo dõi tiến độ triển khai thực hiện đề án, dự án, kế hoạch có liên quan đang thực hiện trên địa bàn tỉnh; kịp thời đề xuất giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ kế hoạch đã đề ra.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch là tiếp tục duy trì, phát triển diện tích rừng trồng sản xuất, rừng trồng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Ảnh: Minh Phương

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch là tiếp tục duy trì, phát triển diện tích rừng trồng sản xuất, rừng trồng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Ảnh: Minh Phương

UBND tỉnh cũng đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm phát triển nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp và nâng cao giá trị cho ngành chế biến gỗ. Trong đó, tiếp tục duy trì, phát triển diện tích rừng trồng sản xuất, rừng trồng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn; tổ chức liên doanh liên kết trồng rừng tạo vùng nguyên liệu ổn định gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm gỗ, lâm sản ngoài gỗ sử dụng trong nước và xuất khẩu.

Ngoài ra, định hướng xây dựng vùng trồng dược liệu tập trung, chuyên canh và trồng dược liệu dưới tán rừng. Xây dựng các mô hình nông-lâm kết hợp chăn nuôi trên các diện tích cao su chết, kém phát triển, trong đó lấy mục đích lâm nghiệp là chủ yếu kết hợp với việc trồng cây nông nghiệp, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi.

Mặt khác, nhiệm vụ phát triển dịch vụ môi trường rừng được xác định thông qua việc đa dạng hóa và mở rộng nguồn thu từ các loại dịch vụ môi trường rừng; đẩy mạnh các hình thức cho thuê môi trường rừng để nuôi trồng dược liệu dưới tán rừng; xây dựng và triển khai thực hiện đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ cac-bon rừng.

Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng với các mô hình du lịch sinh thái gắn với các loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch cộng đồng đối với người dân sống gần rừng. Trong đó, tăng cường hợp tác giữa chủ rừng với cộng đồng địa phương nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế, khai thác các sản phẩm du lịch; bảo tồn, phát huy tri thức bản địa và truyền thống văn hóa, đảm bảo chia sẻ lợi ích công bằng đối với cộng đồng địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.