Gia Lai: Phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức chỉ đạo, theo dõi tiến độ triển khai thực hiện đề án, dự án, kế hoạch có liên quan đang thực hiện trên địa bàn tỉnh; kịp thời đề xuất giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ kế hoạch đã đề ra.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch là tiếp tục duy trì, phát triển diện tích rừng trồng sản xuất, rừng trồng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Ảnh: Minh Phương

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch là tiếp tục duy trì, phát triển diện tích rừng trồng sản xuất, rừng trồng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Ảnh: Minh Phương

UBND tỉnh cũng đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm phát triển nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp và nâng cao giá trị cho ngành chế biến gỗ. Trong đó, tiếp tục duy trì, phát triển diện tích rừng trồng sản xuất, rừng trồng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn; tổ chức liên doanh liên kết trồng rừng tạo vùng nguyên liệu ổn định gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm gỗ, lâm sản ngoài gỗ sử dụng trong nước và xuất khẩu.

Ngoài ra, định hướng xây dựng vùng trồng dược liệu tập trung, chuyên canh và trồng dược liệu dưới tán rừng. Xây dựng các mô hình nông-lâm kết hợp chăn nuôi trên các diện tích cao su chết, kém phát triển, trong đó lấy mục đích lâm nghiệp là chủ yếu kết hợp với việc trồng cây nông nghiệp, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi.

Mặt khác, nhiệm vụ phát triển dịch vụ môi trường rừng được xác định thông qua việc đa dạng hóa và mở rộng nguồn thu từ các loại dịch vụ môi trường rừng; đẩy mạnh các hình thức cho thuê môi trường rừng để nuôi trồng dược liệu dưới tán rừng; xây dựng và triển khai thực hiện đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ cac-bon rừng.

Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng với các mô hình du lịch sinh thái gắn với các loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch cộng đồng đối với người dân sống gần rừng. Trong đó, tăng cường hợp tác giữa chủ rừng với cộng đồng địa phương nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế, khai thác các sản phẩm du lịch; bảo tồn, phát huy tri thức bản địa và truyền thống văn hóa, đảm bảo chia sẻ lợi ích công bằng đối với cộng đồng địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.