Gia Lai nâng cao chất lượng rừng để bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng-chống thiên tai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Công văn số 1441/UBND-NL về việc triển khai thực hiện Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng-chống thiên tai (PCTT) đến năm 2030.
Nâng cao chất lượng rừng để bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng-chống thiên tai. Ảnh: P.V

Nâng cao chất lượng rừng để bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng-chống thiên tai. Ảnh: P.V

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp trong xã hội về vai trò, chức năng của hệ sinh thái rừng trong bảo tồn đa dạng sinh học và PCTT; vận động người dân và các thành phần kinh tế tích cực tham gia bảo vệ, phát triển rừng, nâng cao chất lượng rừng nhằm phát huy các giá trị tổng hợp của hệ sinh thái rừng.

Tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học cho các đơn vị chủ rừng. Chỉ đạo rà soát, xác định cụ thể khu vực, loại rừng, diện tích rừng, đối tượng rừng, trạng thái rừng phân theo chủ quản lý rừng cần nâng cao chất lượng nhằm bảo tồn hệ sinh thái và PCTT theo đúng đối tượng được quy định tại Quyết định số 171/QĐ-TTg ngày 7-2-2024 của Thủ tướng Chính phủ.

Chỉ đạo các chủ rừng xây dựng dự án/phương án hoặc kế hoạch nâng cao chất lượng rừng để bảo tồn hệ sinh thái và PCTT phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, trên cơ sở các hướng dẫn, quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT và các quy định khác có liên quan.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND cấp huyện, chủ rừng, các đơn vị liên quan thực hiện việc rà soát, điều chỉnh ranh giới, đo đạc, cắm mốc ranh giới, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất, rừng giao, cho thuê cho các chủ rừng quản lý. Hoàn thành việc đo đạc lập bản đồ địa chính; xây dựng cơ sở dữ liệu đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông-lâm trường; hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh.

Ban Chỉ huy PCTT và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh hướng dẫn các địa phương rà soát các khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai như: lũ quét, sạt lở đất cần phải nâng cao chất lượng rừng để PCTT. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu, đề xuất bổ sung cơ chế chính sách mới nhằm triển khai thực hiện nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái và PCTT.

Có thể bạn quan tâm

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.