Sở Nông nghiệp và PTNT kết nghĩa với thôn 5 xã Pờ Tó

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- 

Sáng 25-3, tại xã Pờ Tó (huyện Ia Pa), Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức lễ kết nghĩa với thôn 5, xã Pờ Tó.

Thôn 5, sáp nhập từ 2 thôn Chư Gu và Kliếc B là thôn đặc biệt khó khăn nhất hiện nay của huyện Ia Pa. Thôn có 297 hộ, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) 200 hộ, còn lại 97 hộ người Kinh. Đời sống chủ yếu sản xuất nông nghiệp nhưng phần lớn đồng bào DTTS trong thôn thiếu đất sản xuất và đất người dân chủ yếu trồng mì, lúa cạn, rau màu…dựa vào nguồn nước trời. Vì vậy, tỷ lệ hộ nghèo trong thôn còn cao. Hiện thôn 5 còn 122 hộ nghèo, chiếm 43,4% (đồng bào DTTS 120 hộ) và 32 hộ cận nghèo (DTTS 30 hộ). Ngoài ra, 12 hộ không có khả năng thoát nghèo và 21 hộ rất nghèo.

Đội cồng chiêng thôn 5, xã Pờ Tó biểu diễn tại lễ kết nghĩa. Ảnh: Nguyễn Diệp

Đội cồng chiêng thôn 5, xã Pờ Tó biểu diễn tại lễ kết nghĩa. Ảnh: Nguyễn Diệp

Phát biểu tại lễ kết nghĩa, ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT nhấn mạnh: Thôn 5 là thôn đặc biệt khó khăn nhất hiện nay của xã Pờ Tó cũng như huyện Ia Pa, do trình độ canh tác của đồng bào DTTS lạc hậu, các chương trình dự án hỗ trợ của Nhà nước cho hộ nghèo chưa đạt hiệu quả. Vấn đề quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, nhà ở, công trình vệ sinh còn yếu, thiếu hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất. Sinh kế tổng hợp cho người dân chưa được quan tâm đúng mức. Tình trạng học sinh các cấp bỏ học còn cao, nguy cơ tụt hậu dân trí rất lớn…

Lễ kết nghĩa giữa Sở Nông nghiệp và PTNT với Thôn 5, xã Pờ Tó.Ảnh: Nguyễn Diệp

Lễ kết nghĩa giữa Sở Nông nghiệp và PTNT với Thôn 5, xã Pờ Tó.Ảnh: Nguyễn Diệp

Thông qua việc kết nghĩa giữa Sở Nông nghiệp và PTNT với thôn 5 nhằm xây dựng mối quan hệ đoàn kết thống nhất, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ huy động mọi nguồn lực xây dựng thôn 5 phát triển nhanh và bền vững đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trong đó, các đơn vị trực thuộc Sở sẽ cử cán bộ công chức tuyên truyền, hỗ trợ chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao năng suất và chất lượng. Tư vấn phát triển sản phẩm nông nghiệp, giới thiệu quảng bá các nông sản chủ lực trong thôn. Giới thiệu các doanh nghiệp, tổ chức giúp đỡ phát triển kinh tế tăng thu nhập. Tìm kiếm đề xuất xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, nước sạch, nhà ở… xây dựng thôn 5 đạt chuẩn nông thôn mới.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT cùng Đại diện Thôn 5 gắn chặt đoàn kết. Ảnh: Nguyễn Diệp

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT cùng Đại diện Thôn 5 gắn chặt đoàn kết.

Ảnh: Nguyễn Diệp

Thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) từ sản phẩm hiện có trong thôn. Hỗ trợ người dân trong thôn tham gia nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng, trồng rừng.Bên cạnh đó, hỗ trợ sinh kế tổng hợp cho các hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hộ nghèo và cận nghèo. Hàng năm 2 bên sẽ chọn từ 5 hộ trở lên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để giúp đỡ. Đặc biệt, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ hỗ trợ học bổng cho 10 em học sinh đồng bào DTTS trong thôn để đào tạo học sinh Tiểu học lên THCS và từ THCS lên THPT mỗi suất trị giá 5 triệu đồng/em/năm học, trong thời gian 5 năm.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT trao tặng 50 triệu đồng tiền mua giống cây trồng. Ảnh; Nguyễn Diệp

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT trao tặng 50 triệu đồng tiền mua giống cây trồng. Ảnh; Nguyễn Diệp

Tại lễ kết nghĩa Sở Nông nghiệp và PTNT đã hỗ trợ thôn 5 với 1.000 cây xà cừ trồng cây xanh phân tán dọc các tuyến đường giao thông và khuôn viên trong thôn trị giá 30 triệu đồng. Hỗ trợ 50 triệu đồng tiền giống cây trồng các loại cho các hộ dân theo đề xuất của thôn để triển khai sản xuất trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Người 39 năm làm già làng

Người 39 năm làm già làng

(GLO)- Ở tuổi 89, ông Han-già làng làng Chăm Nek (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) vẫn siêng năm lao động, truyền dạy những kiến thức, kinh nghiệm cho bà con dân làng phát triển kinh tế, xây dựng đời sống.

Thêm một bếp ăn thiện nguyện ấm lòng người nghèo Gia Lai

Thêm một bếp ăn thiện nguyện ấm lòng người nghèo Gia Lai

(GLO)- Khai trương ngày 24-4 vừa qua, Bếp ăn thiện nguyện 2K Thị Huy (38 Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, đối diện cổng sau Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã góp phần chia sẻ khó khăn với người nghèo, nhất là bệnh nhân nghèo đang nằm điều trị tại các bệnh viện.
Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Với sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của người dân, xã Chư Băh (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo, phấn đấu không còn hộ nghèo vào năm 2025.
Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

(GLO)- Thời gian đã nhuộm màu mái tóc, song ký ức của một thời xếp bút nghiên lên đường chiến đấu vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính già. Sau 49 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, họ vẫn nhắc nhớ về những tháng ngày gian khổ mà rất đỗi tự hào.

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, bộ mặt thôn làng ở TP. Pleiku đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.