Về mái nhà xưa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Nhiều lần trong giấc mơ, tôi thấy mình đang ở ngôi nhà xưa. Mọi thứ thật rõ ràng, cứ như không phải là mơ. Và rồi, nỗi nhớ lại trào dâng trong trái tim tôi, da diết, cồn cào.

Tôi nhớ con đường vào nhà nhỏ hẹp thơm ngát hoa cà phê, có cây tre già tỏa bóng. Vườn rau, giếng nước, những cây mận, cây mít, cây xoài, cây vú sữa lúc lỉu quả, có cả hàng dừa nhắc nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn. Chỗ này là cái tủ, chỗ kia là cái bàn. Hình dáng, màu sắc cứ hiện lên mồn một trong tâm trí tôi. Chiếc ti vi đen trắng đầy hột mè mà ba thường ngồi xem chương trình thời sự, cái đài ba để đầu giường để nghe chương trình đọc truyện đêm khuya. Dáng má tất bật cùng ruộng vườn, bếp núc, lúc rảnh rỗi lại đem quần áo ra khâu vá.

Có lẽ không riêng gì tôi mà với nhiều người cũng sẽ có những cảm xúc như vậy về nơi mình sinh ra, lớn lên và trải qua những ngày tuổi thơ, tuổi trẻ tươi đẹp.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Minh họa: HUYỀN TRANG

Với những khao khát, hoài niệm về ngôi nhà xưa và một thời quá khứ, người ta luôn muốn lưu giữ lại những hình ảnh đẹp, những vật dụng đã từng dùng. Nhưng rồi, năm tháng qua đi, cuộc sống nhiều đổi thay đã khiến những đồ vật kỷ niệm dần mất đi, chỉ những gì đã lưu trong ký ức thì vẫn vẹn nguyên và nó sẽ trở về sống động khi bắt gặp ở đâu đó một nét thân thương của mái nhà xưa.

Nắm bắt được tâm lý ấy nên hiện nay, trong nhiều quán cà phê, người ta dành không gian trưng bày những hình ảnh của một thời quá khứ, tái hiện phần nào hình ảnh ngôi nhà và những thứ quen thuộc cho những ai từng sống trong thập niên 70, 80 của thế kỷ trước. Vật dụng ấy có thể là chiếc tủ búp phê, bộ ghế sa lông gỗ, chiếc ti vi đen trắng hay chiếc đài bán dẫn…

Gia đình tôi vừa có chuyến tham quan Đà Lạt. Giữa thành phố mộng mơ, quán cà phê Home có khuôn viên rộng rãi tràn ngập hoa. Từ tên quán, cách bài trí, đến cách phục vụ, tất cả đều đưa thực khách trở về một không gian thật thân quen và gần gũi. Và, thứ làm cho khách có nhiều cảm xúc nhất chính là ngôi nhà gỗ đã tồn tại 70 năm nhưng vẫn còn nguyên vẹn. Từ bàn ghế, giá sách với những quyển sách cũ, đến chiếc bàn ủi con gà, những chiếc đèn dầu vẫn còn được giữ nguyên như cách mà nó đã ở đó mấy mươi năm trước.

Một không gian đầy hoài niệm làm cho người ta có cảm giác như được trở về chính ngôi nhà xưa của mình, trở về với những kỷ niệm ấu thơ. Tất cả gần gũi và quá đỗi thân thiết. Những thứ được lưu lại trong ngôi nhà phút chốc đã không còn là kỷ niệm riêng của chủ nhà mà như đưa khách trở lại với hoài niệm của chính mình.

Tham quan ngôi nhà và chiêm ngắm vườn hoa không chỉ có lớp người lớn tuổi từng sống trong thế kỷ trước như tôi mà còn rất nhiều bạn trẻ. Hỏi chuyện mới biết, các em muốn được đắm mình trong không gian yên tĩnh để tránh xa những ồn ào của thế giới hiện đại và trên hết là muốn tìm hiểu về cuộc sống của thế hệ trước còn lưu lại nơi đây.

Bằng cách này, tôi tin chủ nhà đã thành công khi gìn giữ cho thế hệ thứ ba, thứ tư của gia đình mình nói riêng và giới trẻ nói chung về truyền thống, về những nét văn hóa của dân tộc đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Những hình ảnh, vật dụng ấy vừa là kỷ niệm riêng của gia chủ đồng thời cũng là biểu tượng cho cả một thời kỳ nên không riêng gì gia chủ mà nhiều người khác cũng tìm thấy ở nó sự gần gũi, thân thương. Và đó là lý do khiến người ta tìm đến đây.

Đà Lạt tạo ấn tượng với khí hậu mát mẻ, cây cối xanh tươi và những biệt thự có kiến trúc đẹp, lạ. Được đắm mình trong màn sương lãng đãng của Đà Lạt với những hàng thông xanh mướt, thẳng tắp, với mặt hồ Xuân Hương mơ màng, tưởng không còn gì tuyệt vời hơn. Nhưng quán cà phê yên bình với một ngôi nhà đầy kỷ niệm thực sự đã tạo dấu ấn riêng cho Đà Lạt.

Giữa thành phố hiện đại, một quán cà phê không dùng internet đã trở thành nơi để người ta có thể thủ thỉ tâm tình, cùng nhau sống lại một thời xưa cũ với những ký ức đẹp.

Với riêng tôi, đây không chỉ là một quán cà phê mà còn là nơi lưu giữ ký ức quý giá. Nó như mang tình cảm của những người từ muôn năm cũ đến với thế hệ sau. Mong sao mỗi gia đình chúng ta đều giữ được một sự kết nối như vậy. Và mong một ngày nào đó, trên quê hương mình, cũng có một nơi để du khách đến thăm và hoài niệm.

Có thể bạn quan tâm

Chênh chao mùa về

Chênh chao mùa về

(GLO)- Những ngày này, mưa dường như đã ngừng rơi. Khoảng mênh mông bao la chờn vờn mây trắng bỗng trở thành phông nền cho bức tranh thiên nhiên vời vợi nắng. Gió cũng đã thao thiết trở mùa.

Chiếc áo ấm cũ

Chiếc áo ấm cũ

Mấy ngày nay trời trở lạnh. Mẹ lúi húi dọn tủ đồ, rồi lấy ra chiếc áo len đã cũ, phần ống tay đen nhẻm, lại còn bị bung chỉ một đoạn. Thay vì bỏ đi, mẹ vuốt ve rồi lấy kim chỉ ra khâu khâu vá vá.

Về trong tiếng gió

Về trong tiếng gió

(GLO)- Nhiều khi, tôi thấy gió thổi trống không phía sau lưng mình. Thời gian vừa thoáng như chồi biếc đã thấy lá vàng, chẳng để lại gì nhiều nhưng đủ gợi những vời vợi nhớ thương trong cuộc đời.

Vệt phố

Vệt phố

(GLO)- Nương náu phố núi hơn 40 năm ròng nhưng hình như tôi chưa kịp hiểu hết những ngõ ngách thẳm sâu trong lòng phố.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Thương những tàn phai

(GLO)- Giao mùa, khi làn gió mang hơi lạnh ào qua, những chiếc lá khô bứt khỏi cành rơi lả tả. Một chiếc lá rơi, một cánh hoa tàn, một buổi chiều nhạt nắng tạo nên khung cảnh tịch liêu với vẻ đẹp rất riêng. Có người bảo đó là cái đẹp của sự tàn phai.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bữa cơm ngoài đồng

(GLO)- Tôi sinh ra từ làng, lớn lên cùng cánh đồng mỗi năm 2 vụ chính. Thuở ấu thơ, tôi và cánh đồng cùng đi qua những mùa mưa nắng, cùng đằm vị mồ hôi chát mặn của cha mẹ và niềm vui lan tỏa của những bữa cơm ngoài đồng.

“Có nỗi nhớ không mang tên”

“Có nỗi nhớ không mang tên”

(GLO)- Chiếc xe khách lướt êm trên quốc lộ 14 uốn lượn theo những hàng thông. Mặt trời đã ở phía sau lưng, hoàng hôn lộng lẫy dát vàng lên những tàng cây cao vút. Khi bước chân tôi chạm vào vùng đất đỏ bazan thì sương mù cũng vừa bảng lảng.

Cá đồng mùa lụt

Cá đồng mùa lụt

(GLO)- Ở quê tôi, gia đình nào cũng có những bộ đồ nghề đánh bắt cá, chủ yếu là tự làm bằng tre nứa như: nơm, đó, lờ, ống lươn, rớ, đăng, cần câu, chà (chà di)… Ngay từ nhỏ, tôi đã được cha và chú dạy cách đan một số dụng cụ đánh bắt cá nước ngọt.

“Mưa trên biển vắng”

Mưa trên biển vắng

(GLO)- Tôi biết mình mãi là người của núi, nhưng thi thoảng trong giấc mơ mùa hạ, tôi lại nghe tiếng sóng vỗ nhòa vào mỏm đá xa xưa. Như thể tự kiếp nào, tôi đã bỏ quên ở biển thứ gì đó thẫm xanh, để bây giờ, không thể khác hơn, tôi luôn bị xâm chiếm bởi một nỗi nhớ biển.
Như cau trước bão

Như cau trước bão

(GLO)- Lúc gia đình tôi chuyển về nơi ở mới, ngay trước cửa đã có hàng cau thẳng tắp. Cây nối nhau, cao tầm hơn chục mét, như chiếc lược lớn chải vào mây trời.

Trăng ngọc ngà

Trăng ngọc ngà

Non đêm, mấy người đàn ông trung niên trong xóm tụ lại trước sân nhà Minh, chơi cờ giết thời gian, ca hát góp vài tiếng lao xao chờ đón trăng lên. Trong đám người lao xao đó có vợ chồng Thụy.
Mây ngũ sắc…

Mây ngũ sắc…

Bà ơi bà! Giá mà bà cháu mình được ngồi đung đưa trên vầng trăng lưỡi liềm kia thì vui phải biết. Hai bà cháu mình ngắm mây bay luồn qua những kẽ ngón chân. Thò tay xuống nhón mây chỗ này thả ra chỗ kia. Nặn lại mấy vầng mây hình thù xấu xí kia thành hình bông hoa, con cún.
Lời sóng vỗ

Lời sóng vỗ

(GLO)- Biển trong mắt người gắn mình với xứ núi hơn 40 năm luôn là một điều bí ẩn. Có lẽ vì thế nên những lần đắn đo lựa chọn điểm đến cho những kỳ nghỉ ngắn hoặc dài ngày, nơi có biển vẫn luôn là ưu tiên.
Nhớ những mùa vàng

Nhớ những mùa vàng

(GLO)- Những mùa lúa vàng trĩu bông thơm mùi rơm rạ là hình ảnh đã ăn sâu vào ký ức bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người lớn lên ở thôn quê.
Thơm thảo mùa thu

Thơm thảo mùa thu

(GLO)- Một buổi chiều thu, giữa người xe phố phường giăng mắc, tôi chợt thấy bên vỉa hè một chị hàng rong lặng lẽ bày ra những quả hồng. Những quả hồng chín ửng căng bóng, màu cam đỏ pha chút thẫm xanh dịu mắt được xếp vào chiếc mẹt tre.