Về mái nhà xưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhiều lần trong giấc mơ, tôi thấy mình đang ở ngôi nhà xưa. Mọi thứ thật rõ ràng, cứ như không phải là mơ. Và rồi, nỗi nhớ lại trào dâng trong trái tim tôi, da diết, cồn cào.

Tôi nhớ con đường vào nhà nhỏ hẹp thơm ngát hoa cà phê, có cây tre già tỏa bóng. Vườn rau, giếng nước, những cây mận, cây mít, cây xoài, cây vú sữa lúc lỉu quả, có cả hàng dừa nhắc nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn. Chỗ này là cái tủ, chỗ kia là cái bàn. Hình dáng, màu sắc cứ hiện lên mồn một trong tâm trí tôi. Chiếc ti vi đen trắng đầy hột mè mà ba thường ngồi xem chương trình thời sự, cái đài ba để đầu giường để nghe chương trình đọc truyện đêm khuya. Dáng má tất bật cùng ruộng vườn, bếp núc, lúc rảnh rỗi lại đem quần áo ra khâu vá.

Có lẽ không riêng gì tôi mà với nhiều người cũng sẽ có những cảm xúc như vậy về nơi mình sinh ra, lớn lên và trải qua những ngày tuổi thơ, tuổi trẻ tươi đẹp.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Minh họa: HUYỀN TRANG

Với những khao khát, hoài niệm về ngôi nhà xưa và một thời quá khứ, người ta luôn muốn lưu giữ lại những hình ảnh đẹp, những vật dụng đã từng dùng. Nhưng rồi, năm tháng qua đi, cuộc sống nhiều đổi thay đã khiến những đồ vật kỷ niệm dần mất đi, chỉ những gì đã lưu trong ký ức thì vẫn vẹn nguyên và nó sẽ trở về sống động khi bắt gặp ở đâu đó một nét thân thương của mái nhà xưa.

Nắm bắt được tâm lý ấy nên hiện nay, trong nhiều quán cà phê, người ta dành không gian trưng bày những hình ảnh của một thời quá khứ, tái hiện phần nào hình ảnh ngôi nhà và những thứ quen thuộc cho những ai từng sống trong thập niên 70, 80 của thế kỷ trước. Vật dụng ấy có thể là chiếc tủ búp phê, bộ ghế sa lông gỗ, chiếc ti vi đen trắng hay chiếc đài bán dẫn…

Gia đình tôi vừa có chuyến tham quan Đà Lạt. Giữa thành phố mộng mơ, quán cà phê Home có khuôn viên rộng rãi tràn ngập hoa. Từ tên quán, cách bài trí, đến cách phục vụ, tất cả đều đưa thực khách trở về một không gian thật thân quen và gần gũi. Và, thứ làm cho khách có nhiều cảm xúc nhất chính là ngôi nhà gỗ đã tồn tại 70 năm nhưng vẫn còn nguyên vẹn. Từ bàn ghế, giá sách với những quyển sách cũ, đến chiếc bàn ủi con gà, những chiếc đèn dầu vẫn còn được giữ nguyên như cách mà nó đã ở đó mấy mươi năm trước.

Một không gian đầy hoài niệm làm cho người ta có cảm giác như được trở về chính ngôi nhà xưa của mình, trở về với những kỷ niệm ấu thơ. Tất cả gần gũi và quá đỗi thân thiết. Những thứ được lưu lại trong ngôi nhà phút chốc đã không còn là kỷ niệm riêng của chủ nhà mà như đưa khách trở lại với hoài niệm của chính mình.

Tham quan ngôi nhà và chiêm ngắm vườn hoa không chỉ có lớp người lớn tuổi từng sống trong thế kỷ trước như tôi mà còn rất nhiều bạn trẻ. Hỏi chuyện mới biết, các em muốn được đắm mình trong không gian yên tĩnh để tránh xa những ồn ào của thế giới hiện đại và trên hết là muốn tìm hiểu về cuộc sống của thế hệ trước còn lưu lại nơi đây.

Bằng cách này, tôi tin chủ nhà đã thành công khi gìn giữ cho thế hệ thứ ba, thứ tư của gia đình mình nói riêng và giới trẻ nói chung về truyền thống, về những nét văn hóa của dân tộc đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Những hình ảnh, vật dụng ấy vừa là kỷ niệm riêng của gia chủ đồng thời cũng là biểu tượng cho cả một thời kỳ nên không riêng gì gia chủ mà nhiều người khác cũng tìm thấy ở nó sự gần gũi, thân thương. Và đó là lý do khiến người ta tìm đến đây.

Đà Lạt tạo ấn tượng với khí hậu mát mẻ, cây cối xanh tươi và những biệt thự có kiến trúc đẹp, lạ. Được đắm mình trong màn sương lãng đãng của Đà Lạt với những hàng thông xanh mướt, thẳng tắp, với mặt hồ Xuân Hương mơ màng, tưởng không còn gì tuyệt vời hơn. Nhưng quán cà phê yên bình với một ngôi nhà đầy kỷ niệm thực sự đã tạo dấu ấn riêng cho Đà Lạt.

Giữa thành phố hiện đại, một quán cà phê không dùng internet đã trở thành nơi để người ta có thể thủ thỉ tâm tình, cùng nhau sống lại một thời xưa cũ với những ký ức đẹp.

Với riêng tôi, đây không chỉ là một quán cà phê mà còn là nơi lưu giữ ký ức quý giá. Nó như mang tình cảm của những người từ muôn năm cũ đến với thế hệ sau. Mong sao mỗi gia đình chúng ta đều giữ được một sự kết nối như vậy. Và mong một ngày nào đó, trên quê hương mình, cũng có một nơi để du khách đến thăm và hoài niệm.

Có thể bạn quan tâm

Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Phố núi tình thân

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.

Xuân về khoe áo mới

Xuân về khoe áo mới

Tết đến, Xuân về ai cũng muốn mọi điều đều mới mẻ, tốt đẹp. Nên cùng với việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thì việc được quan tâm nhiều, háo hức nhiều là sắm sửa quần áo mới.

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

(GLO)- Dòng Pô Cô huyền thoại uốn lượn qua miền biên giới Ia Grai trước khi chảy qua Campuchia hợp lưu với sông Mê Kông. Mỗi độ cuối đông đầu xuân, ven bờ sông và trên cồn bãi xuất hiện một loài hoa rất đẹp, người Jrai gọi là bra tang hay còn gọi là hoa rù rì.

Công nhân Công ty 74 vận hành máy băm trộn cỏ làm thức ăn cho bò. Ảnh: T.S

Tình ca du mục miền Ia Kla

“Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời/Cỏ cây hoa lá hương thơm tỏa ngát đồng”. Giai điệu ca khúc lãng mạn của những năm tuổi trẻ cứ nhẹ nhàng lẩn quất trong tâm trí khi tôi đến thăm trại bò siêu thịt của Công ty TNHH một thành viên 74 (Binh đoàn 15) trên địa bàn xã Ia Kla, huyện Đức Cơ.

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa về trên lưng áo mẹ

(GLO)- Từ khi còn nhỏ, tôi đã có thói quen dậy sớm. Mỗi khi tiếng mấy con gà ở chái bếp cất lên, tiếng đòn gánh dựng ở góc nhà sơ ý va vào liếp cửa, tôi lại nghe tiếng ho cố nén của mẹ. Lại thấy thương mẹ nhiều hơn.

Ảnh minh họa: Phạm Quý

Mùa lá rụng

(GLO)- Phố nhỏ của tôi đã vào mùa cây trút lá. Lang thang dọc con đường quen, tôi nhận ra bên hè phố, từng đám lá khô buông dày. Muôn vàn chiếc lá nương theo gió sà xuống những ô gạch cũ, la đà trên mái ngói hiên bàng bạc gam màu trầm. Tôi ngồi trong một góc phố, miên man nghĩ về triền xanh hoa cỏ.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

“Biến đám cháy thành pháo hoa”

(GLO)- Đó là cách nói rất hình ảnh về khả năng chấp nhận thực tại không như ý và biến nó thành một phiên bản khác của sự tỏa sáng. Không chỉ là nghị lực vượt khó, đây còn là câu chuyện đẫm chất nhân sinh.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Linh hoạt với cuộc sống

(GLO)- Cuộc đời của mỗi người đều sẽ không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vấp ngã, thậm chí muốn từ bỏ, buông xuôi. Nhưng rồi, nếu bạn đủ can đảm thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng chấp nhận và có thể vượt qua. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiểu bản thân mình và có sự linh hoạt với cuộc sống.