Những mùa mưa ngang qua

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Đó là một ngày mưa thành phố rả rích từng hạt, từng hạt bay đập vào ô cửa kính rồi chảy xuống thành dòng.

Cô ngồi một mình trong căn phòng nhỏ, lắng nghe lời hát của hai anh em nhà Everly phát ra từ chiếc loa như đang ngân nga theo tiếng mưa: “I know how to hide all my sorrow and pain. I’ll do my crying in the rain…” (Tôi biết cách để che giấu mọi niềm đau và nỗi buồn, tôi sẽ khóc trong mưa…).

Chợt nhớ, ngày xưa cũng trong cơn mưa xối xả ở cái thành phố đầy sôi động này, cô sinh viên năm cuối chia tay người yêu lên tàu về quê cưới vợ với “trái tim rỉ máu”, nhưng quyết không để bạn thấy mình đang đau đớn thế nào. Chỉ đến khi tiếng còi tàu rúc lên, cô mới quay đi, nước mắt cùng nước mưa tuôn trào trên má…

Cô sinh viên ngày ấy thích đi trong mưa để tận hưởng cảm giác những giọt mưa mát lạnh táp vào mặt, vào tóc. Thích ngắm dòng xe hối hả tranh thủ đi về trốn mưa, nhìn những giọt mưa lướt trên những con kênh đầy ăm ắp nước, những vỉa hè phủ kín quả dầu rụng trong một cơn gió lốc trước cơn mưa… Dù mưa, cô vẫn cảm thấy ấm áp được ngồi sau xe “ai đó” chạy vòng vèo trên con đường lả tả lá me bay…

Đã bao năm trôi qua, cô sinh viên năm ấy nay đã thành một phụ nữ trung niên với nhiều thăng trầm được mất, thêm các trách nhiệm ràng buộc. Tim đã thôi thổn thức rung từng nhịp theo tiếng mưa, sở thích đi trong mưa cũng đã không còn hồn nhiên như trước nữa. Giờ đây, sớm chiều đi cùng với cô có hai đứa nhóc ríu rít. Trẻ con thành phố thì không quen dầm mưa đội nắng như tuổi thơ ngày xưa của cô. Mưa bây giờ không còn như mưa ngày xưa, mà thực tế, nhiều lo toan hơn.

Nhưng, mưa vẫn là cách đơn giản và thân thuộc giúp cho mọi buồn phiền thất vọng, khổ sở có thể thỏa thê trôi đi trong làn nước. Nào là áp lực công việc, cơm áo gạo tiền, nuôi dạy con cái… tất cả bộn bề ấy đều sẽ theo cơn mưa mà vơi bớt. Không ai biết, chẳng ai hay, khó có thể phân biệt đâu là nước mưa hay nước mắt. Mưa vẫn là người bạn âm thầm, bao dung và bền bỉ của cô. Mỗi khi muộn phiền, thất vọng, giận hờn, cô tự cho phép bản thân chìm vào làn mưa, tìm lại cảm giác an ủi từ những giọt nước mưa tuy không biết nói nhưng lại đầy thông cảm.

Chỉ một chút thôi, rồi cô dặn mình quay trở lại với hiện thực, khi nhìn những cuộc mưu sinh vất vả bên đường. Dưới cơn mưa nặng hạt, những xe đẩy bán thức ăn, hàng quán tạm bợ càng trở nên vất vả bất tiện vì phải lo che chắn, chạy mưa, thêm nỗi niềm vắng khách.

Một người đàn ông trong dáng vẻ lam lũ vừa lướt qua, trên xe treo cái mấy cái túi xốp đựng vài quả trứng, mớ rau, trái cà chua nhỏ. Cô hiểu, có khi đấy là bữa tối muộn màng gắng gượng của một gia đình đang phải bám trụ qua giai đoạn kinh tế khó khăn. Khoảnh khắc ấy, cô đôi lúc muốn giận cơn mưa vô tình “của mình”…

Nay cô có thói quen dừng lại vài phút trước hiên nhà mình vào những chiều mưa. Nhìn vào ngôi nhà đã bật lên ánh đèn vàng đang chờ đón, cô hiểu bản thân đang hạnh phúc và may mắn khi có một chốn che mưa chắn gió của riêng mình.

Có thể bạn quan tâm

Đừng vội nản lòng

Đừng vội nản lòng

(GLO)- Ai trồng cây cũng mong đến ngày hái quả. Người ta khi làm việc gì cũng đều mong gặt hái được kết quả. Điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi. Vậy nên, đừng vội nản lòng khi kết quả mình mong đợi chưa đến.
Như cau trước bão

Như cau trước bão

(GLO)- Lúc gia đình tôi chuyển về nơi ở mới, ngay trước cửa đã có hàng cau thẳng tắp. Cây nối nhau, cao tầm hơn chục mét, như chiếc lược lớn chải vào mây trời.

Trăng ngọc ngà

Trăng ngọc ngà

Non đêm, mấy người đàn ông trung niên trong xóm tụ lại trước sân nhà Minh, chơi cờ giết thời gian, ca hát góp vài tiếng lao xao chờ đón trăng lên. Trong đám người lao xao đó có vợ chồng Thụy.
Mây ngũ sắc…

Mây ngũ sắc…

Bà ơi bà! Giá mà bà cháu mình được ngồi đung đưa trên vầng trăng lưỡi liềm kia thì vui phải biết. Hai bà cháu mình ngắm mây bay luồn qua những kẽ ngón chân. Thò tay xuống nhón mây chỗ này thả ra chỗ kia. Nặn lại mấy vầng mây hình thù xấu xí kia thành hình bông hoa, con cún.
Lời sóng vỗ

Lời sóng vỗ

(GLO)- Biển trong mắt người gắn mình với xứ núi hơn 40 năm luôn là một điều bí ẩn. Có lẽ vì thế nên những lần đắn đo lựa chọn điểm đến cho những kỳ nghỉ ngắn hoặc dài ngày, nơi có biển vẫn luôn là ưu tiên.
Nhớ những mùa vàng

Nhớ những mùa vàng

(GLO)- Những mùa lúa vàng trĩu bông thơm mùi rơm rạ là hình ảnh đã ăn sâu vào ký ức bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người lớn lên ở thôn quê.
Thơm thảo mùa thu

Thơm thảo mùa thu

(GLO)- Một buổi chiều thu, giữa người xe phố phường giăng mắc, tôi chợt thấy bên vỉa hè một chị hàng rong lặng lẽ bày ra những quả hồng. Những quả hồng chín ửng căng bóng, màu cam đỏ pha chút thẫm xanh dịu mắt được xếp vào chiếc mẹt tre.
Cơn bão đi qua

Cơn bão đi qua

Bão đi qua, ta thêm yêu thương, biết sẻ chia hơn với những mảnh đời khốn khó. Bão tan, ta bắt đầu lại từ những mầm xanh hy vọng...
Giấc mơ về mẹ

Giấc mơ về mẹ

(GLO)- Đêm khuya. Chốc chốc, những đợt mưa nối nhau quất rào rạt lên mái tôn. Hơi lạnh len lỏi xuyên qua lớp chăn thấm vào da thịt. Con gái tôi giật mình, khóc ré lên vì sợ.
Hương ổi mùa xa

Hương ổi mùa xa

(GLO)- Tôi không lớn lên giữa đồng bằng miền Bắc để được biết đến cái ngọt ngào và tinh túy của đất trời vào thu bằng hương cốm hay hương thị đẫm hồn xưa.
Tự “chữa lành” cho bản thân

Tự “chữa lành” cho bản thân

(GLO)- Cứ gần đến ngày nghỉ lễ là các anh chị đồng nghiệp lại xúm xít hỏi nhau: “Lễ này đi chơi ở đâu?”. Còn tôi thì chỉ muốn nghỉ ngơi bên gia đình. Đã rất nhiều năm rồi, tôi không có khái niệm đi chơi ngày lễ, nhất là những chuyến đi chơi xa dài ngày.
Bất chợt mùa lá rụng

Bất chợt mùa lá rụng

(GLO)- Mùa thu ở xứ sở nhiệt đới như nước Việt chúng ta, sự chuyển đổi của thiên nhiên không rõ ràng, đặc tả như ở trời Âu. Nhưng sắc thái của mùa lá rụng cũng đủ để làm xao động lòng người, ghi dấu ấn vào thi ca, nhạc họa từ xưa đến nay
Sắc lan mùa phố

Sắc lan mùa phố

(GLO)- Người chơi lan vẫn có câu: “Kiến giả thị bảo, bất kiến giả thị thảo” (Nghĩa là: Biết thì là bảo vật, không biết thì chỉ là cỏ). Vì thế, mỗi người chơi lan sẽ có một cách ứng xử riêng với hoa.
Quê cũ

Quê cũ

(GLO)- Xe bắt đầu rẽ vào con đường bê tông rộng rãi. Trước mắt là xóm làng với những ngôi nhà cao tầng, mái lợp ngói đỏ nhấp nhô. Bên trái là cánh đồng lúa sắp vào vụ gặt, vàng ươm trải dài.

Tháng Chín...

Tháng Chín...

Tháng Chín khiến người ta nhớ và bâng khuâng khi vấn vương một tà áo trắng, một ánh mắt cười trong ngày khai giảng. Mới đó mà đã gần hai mươi năm trôi qua. Không dưng thèm bé lại, được hồn nhiên tung tăng cắp sách tới trường như thuở nào.
Hương vị của kỷ niệm

Hương vị của kỷ niệm

Hôm rồi, đứa em ở Bến Tre lên thành phố, ghé nhà thăm và tặng một bịch nhãn long nhà trồng được. Cầm bịch nhãn long trên tay mà Linh ngỡ ngàng vì có trái vỏ màu trắng, trái thì vỏ màu tím, nhãn long giờ thật lạ.
Cuốn sách bị đánh cắp

Cuốn sách bị đánh cắp

Chiếc xe khách như con trâu kiệt sức, phì phò thở hắt ra mấy lượt rồi bất động. Gã tài xế trẻ măng vặn vặn mấy cái nút, cố khởi động lại nhưng chiếc xe vẫn im ru.
Chòi rẫy

Chòi rẫy

(GLO)- Trong rẫy của người Jrai bao giờ cũng có một cái chòi. Sau khi thu hoạch nông sản, tất cả sẽ được cất giữ tại chòi rẫy.
Thương những bờ xanh

Thương những bờ xanh

(GLO)- Từng có những bờ xanh thật xanh, mãi cứ ngời biếc ở một khoảng nào đó trong tâm thức chúng tôi, những đứa trẻ đã từng lớn lên giữa trong lành xa xưa ấy.
Nhà

Nhà

(GLO)- Bạn từ phố về quê chơi. Suốt đêm đầu tiên, tôi nghe tiếng bạn trở mình, lục đục đi ra, đi vào. Sáng dậy, mắt bạn đỏ kè, ngồi uống cà phê còn ngâm nga câu: “Thức đêm mới biết đêm dài”.
Ngóng mẹ đi chợ về

Ngóng mẹ đi chợ về

(GLO)- Ngóng mẹ đi chợ về luôn là cả một niềm yêu thích với tuổi thơ của chị em chúng tôi. Mỗi lần mẹ đi chợ là chị em mau mải chạy ra cổng hoặc tận đầu ngõ, trốn dưới một bóng cây nào đó và mắt thì cứ liên tục ngóng ra phía mẹ đi về.