Mùi cỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Nắng chiều xiên qua vạt thông, chiếu những tia nắng vàng xuống bãi cỏ xanh. Bãi cỏ vừa mới được xén dọn, mùi thơm lan trong gió, quyện vào bước chân người đi bộ. Mùi hương ấy, hình ảnh ấy chợt gợi lên trong tôi bao cảm xúc.

Mùi cỏ của đồng quê đã đi cùng tôi suốt quãng đời thơ trẻ, vẫn luôn nồng nàn trong những kỷ niệm dấu yêu.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Minh họa: HUYỀN TRANG

Ngày ấy, những vạt cỏ dọc lối đi, bên những ruộng lúa hay những đồi cỏ mênh mông khi mùa mưa tới luôn mang đến cho lũ trẻ chúng tôi niềm vui vô bờ bến. Cỏ đan vào nhau, tạo thành tấm thảm xanh mềm mại giúp chúng tôi không bị đau khi ngã. Cỏ còn là thứ đồ chơi vô cùng thú vị. Bông cỏ may được dùng làm chổi chơi đồ hàng. Hoa của những loài cỏ dại dùng để kết làm vòng hoa đội đầu, chơi trò cô dâu chú rể... Mùi cỏ mật nồng nàn, mùi cỏ gấu hăng hắc, cỏ chỉ, cỏ ống đượm hương ruộng đồng khiến nhiều khi chúng tôi mải chơi mà quên cả bữa cơm.

Mùa mưa đến, cỏ mọc xanh tốt khắp nơi. Đó cũng là thời gian nghỉ hè nên hầu hết trẻ em ở nông thôn giúp cha mẹ đưa bò ra những bãi cỏ chăn thả. Màu cỏ xanh trải dài bạt ngàn như những dải lụa uốn lượn trong làn gió nhẹ. Giữa khung cảnh đồi núi mênh mông, thanh bình, những chú bò say sưa gặm cỏ, lũ trẻ con túm tụm cùng nhau chơi bao trò thú vị. Rượt đuổi nhau mệt rồi thì lại lăn ra giữa bãi cỏ xanh nằm nghỉ.

Rồi những đồi cỏ ít dần đi, mỗi ngày đàn bò lại phải đi xa hơn một chút để kiếm cỏ. Thương bò không đủ ăn, lũ trẻ lại tranh thủ tìm từng bờ cỏ nằm xen giữa ruộng hoa màu để cắt thêm cỏ cho bò nhanh no. Đợi đến khi bụng chúng đã căng tròn, nằm nghỉ ngơi, nhởn nhơ nhai lại thì lũ trẻ mới yên tâm nằm dài giữa đám cỏ xanh mà đùa giỡn. Hoặc cũng có khi vì mệt quá mà tìm một thảm cỏ dưới bóng cây, che nón lên mặt rồi ngủ thiếp đi một giấc ngon lành.

Mùa mưa qua đi, mùa khô lại tới. Lúc này, cỏ trên các đồi dần khô, màu cỏ chuyển sang vàng nhạt và có mùi thơm nhẹ, bao phủ lên khắp núi đồi một vẻ đẹp hoang sơ, khác lạ. Một cơn gió thổi qua, những vòm cỏ khô lại xao xác, rung rinh, như thể tiếc nuối màu xanh của một thời tuổi trẻ. Những mầm cỏ nằm ẩn mình dưới đất vẫn đang nuôi giữ một sức sống tiềm tàng và màu xanh sẽ trở lại vì cuộc sống sẽ luôn là một sự tiếp nối không ngừng.

Cỏ vẫn được nhiều người nhắc đến như một biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ. Cây cỏ dù có bị nhổ lên, bỏ đi nhưng chỉ cần bám vào một chút đất nào đó, nó sẽ lại hồi sinh một cách diệu kỳ. Những mảng tường cũ kỹ rêu phong, chỉ có chút đất mỏng dính, vậy mà cỏ vẫn mọc lên, sinh sôi và phát triển. Lớp cỏ này bị cắt đi, lớp cỏ khác lại mọc lên và còn dày dặn, tươi tốt hơn.

Thi thoảng, tôi vẫn dành thời gian dạo bước trên những con đường đầy cỏ, ngắm thảm cỏ xanh trong công viên, quảng trường hay trên một vùng đất trống nào đó. Tình yêu tha thiết với cỏ trong tôi vẫn như ngày nào. Tôi nhớ tuổi thơ cùng những người bạn thuở thiếu thời chăn trâu cắt cỏ.

Và chiều nay, trong công viên đầy màu xanh cây cỏ, tôi lại mong một lần được trở lại tuổi thơ những ngày chân trần chạy băng băng rượt đuổi nhau trên cỏ; để đến khi mệt nhoài thì lại được thả mình nằm trên bãi cỏ xanh mướt, cùng ngắm nhìn bầu trời và bày tỏ những ước mơ.

Có thể bạn quan tâm

Bàn tay của bố

Bàn tay của bố

(GLO)- Mặc dù tôi không thích ca hát nhưng vẫn nhớ như in những câu trong bài “Bàn tay mẹ” (nhạc: Bùi Đình Thảo, thơ: Phạm Hữu Yên) mà cô giáo đã dạy: “Bàn tay mẹ bế chúng con/Bàn tay mẹ chăm chúng con”.

Ngày hội trường

Ngày hội trường

(GLO)- Đã 40 năm trôi qua kể từ ngày tôi chia tay mái trường thân yêu. Có rất nhiều thứ đã thay đổi nhưng tình yêu mà tôi dành cho bạn bè, thầy cô vẫn còn mãi. Để rồi hôm nay, nghe tiếng chuông điện thoại reo nhắc nhau về kế hoạch ngày hội trường, lòng tôi lại bồi hồi, xao xuyến, náo nức mong đợi.

Mưa trên mái lá

Mưa trên mái lá

Mấy trận mưa đầu mùa sấm chớp đì đùng, rồi đến những ngày mưa dầm mưa dề, tía má bắt đầu tính chuyện cấy hái. Nhà nông sống với ruộng vườn, mùa mưa bắt đầu đủ thứ công chuyện trong nhà, ngoài đồng, từ đám mạ non đến ngày lúa chín vàng đồng là bao nhiêu ngày đủ mưa đủ nắng, đủ công người chăm chút.
Ngôi nhà trên đồi cao

Ngôi nhà trên đồi cao

(GLO)- Ngày bé, tôi sống cùng bố trong một căn nhà gỗ nằm trên đồi cao ở gần khu rừng Đak Krong, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Khi đó, bố tôi là nhân viên lâm nghiệp. Chỉ khi đến Tết, bố mới về với gia đình. Vì vậy, cứ vào dịp nghỉ hè là tôi lại được vào thăm bố và ở trong ngôi nhà đó cho hết mùa hè.

Ngọt ngào lời ru

Ngọt ngào lời ru

(GLO)- Tiếng võng kẽo kẹt đều đều cùng với những lời hát ru êm ái, ngọt ngào khi thì của mẹ, của bà, lúc thì của chị dần đưa bé vào giấc ngủ êm đềm. Hình ảnh ấy thật đẹp, ăn sâu vào trong tâm trí trẻ thơ và trở thành một phần ký ức của mỗi người.
Khu vườn nhà ngoại

Khu vườn nhà ngoại

(GLO)- Một lần, tôi đưa con đến nhà bạn chơi, 2 đứa con tôi như bị thôi miên với khoảng vườn rộng 200 m2 có khá nhiều loại cây trái. Nhìn các con, tôi lại nhớ tới vườn cây của ngoại với biết bao kỷ niệm.
Củi ngo

Củi ngo

Gần đây, có bạn viết trẻ bất ngờ hỏi tôi: Người Bahnar gọi cây thông là “ngol” hay “hngo”? Tôi cười trả lời đại ý: Cả người Bahnar và người Jrai đều gọi cây thông, gỗ thông là “ngo”.
Hiện nay, nhiều người dân ở Quảng Nam trồng cây duối ngay cạnh cổng nhà

“Cây duối là cây duối ơi”

(GLO)- Theo lời của người già trong xóm thì loài duối cũng có cây đực, cây cái nhưng rất khó phân biệt. Chỉ đợi đến khi cây nào trưởng thành mà đơm hoa kết trái thì mới biết đó là cây cái.
Chiếc cối xay lúa

Chiếc cối xay lúa

(GLO)- Vào thập niên 50-60 của thế kỷ trước, một trong những vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình làm nông chính là chiếc cối xay lúa.
Trở về không hẹn trước

Trở về không hẹn trước

Hôm nay tôi nhận được tin nhắn vào chiều muộn: dì chủ nhà đã mất từ mấy hôm trước vì đột quỵ. Tôi gấp vội vài bộ áo quần, đáp chuyến xe muộn ra sân bay, mua vé đi TP HCM. Một sự trở về không hẹn trước
Mưa về gợi nhớ nẻo đường Krong

Mưa về gợi nhớ nẻo đường Krong

Nhắc đến Tây Nguyên, hình ảnh “những con đường đất đỏ, lượn vòng trên cao nguyên” trong ca khúc “Tình ca Tây Nguyên” của nhạc sĩ Hoàng Vân lại hiện về trong mỗi chúng ta. Với một người đi công tác nhiều như tôi thì mùa mưa và những con đường luôn ăm ắp trong miền nhớ.
Đi xa thành phố

Đi xa thành phố

(GLO)- Bấy lâu nay cứ miệt mài trong guồng quay cơm áo gạo tiền với bộn bề công việc mà quên mất rằng ta cũng cần có những giây phút dành cho riêng mình.
Bà tôi

Bà tôi

(GLO)- Từ nhỏ, mấy anh chị em tôi sống cùng bà ngoại. Mắt chỉ nhìn thấy ánh sáng mờ mờ nhưng việc gì bà cũng làm được. 5 anh chị em tôi do một tay bà chăm sóc, dạy dỗ. Nhờ vậy mà nếp sống của bà đã trở thành một phần thói quen của anh chị em tôi.
Tây Nguyên trong tôi

Tây Nguyên trong tôi

(GLO)- Tôi về làng vào một ngày có nắng. Bước chân đưa tôi qua từng con đường nhỏ được thảm nhựa sạch sẽ, những tán cây xanh tỏa bóng mát dịu dàng, chan chứa cả khung trời bình yên. Vừa đi vừa ngẫm ngợi, tôi càng yêu mến những con người thật thà, chất phác, phóng khoáng nơi đây.
Tuổi thơ thương nhớ

Tuổi thơ thương nhớ

(GLO)- Tuổi thơ tôi không có những trò chơi hiện đại như game, chat hay xem phim ảnh từ máy tính, ti vi, điện thoại. Vậy nên, vào kỳ nghỉ hè, tôi được trở về với ruộng vườn thôn dã.