Mưa nấm mối

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Trời đang nắng bỗng đổ mưa. Nhìn màn mưa lất phất bay ngoài ô cửa, hắn nói với đứa em “mưa nấm mối đấy”.

Thằng cu em là dân thành phố nghe thấy thế mắt tròn mắt dẹt: Mưa có tên gì lạ thế? Hắn cười, giải thích: Mưa nắng kiểu này là thời tiết thuận lợi để nấm mối sinh sôi, và bọn con nít tha hồ hái về chế biến thành món ăn ngon hoặc bán.

Nấm mối tự nhiên có màu trắng đục. Ảnh minh họa

Nấm mối tự nhiên có màu trắng đục. Ảnh minh họa

Đấy là hắn nhớ về những tháng ngày tuổi thơ của mình, chứ lâu lắm rồi hắn chẳng có cơ hội được hái loại nấm mà nhiều người vẫn gọi là “lộc trời” này. Không có cơ hội vì hắn đã rời làng quê đi học, đi làm, lâu lâu trở về thì không đúng vào mùa nấm mối. Hơn nữa, hắn cũng nghe được người ở làng kể lại rằng nấm mối bây giờ hiếm lắm.

Hắn nhớ, nấm mối bắt đầu xuất hiện sau những cơn mưa đầu mùa, khi đất đã thấm đủ nước. Lúc này mùa mưa chưa thực sự đến, mà mùa khô cũng chưa hết hẳn, bởi vậy mưa nắng thất thường. Đây là điều kiện rất thích hợp để nấm mối vươn mình nhô lên khỏi mặt đất.

Thời ấy, tụi trẻ con như hắn quá quen với việc hễ thấy trời đang nắng bỗng đổ mưa là rủ nhau đi khắp khu vườn, bờ rào để tìm nấm mối. Nhất là dưới tán cây hơi rậm rạp, đất ẩm, nấm mối mọc dày.

Kinh nghiệm của hắn là mò mẫm ở bờ rào nhà ông Hai, cách nhà hắn mấy căn nhà. Nhà ông Hai đất rộng lắm, để bao quanh vườn nhà, ông trồng toàn là tre trúc, rồi có cả cây bụi um tùm. Ông Hai ít dọn chỗ hàng rào này lắm, vì lá cây rụng hoài, dọn không xuể. Lâu lâu con cháu ông về thăm giúp ông quét dọn, đốt rác trong vườn một lần. Có lẽ vì thế mà nấm mối hay xuất hiện quanh bờ rào.

Hắn nhớ, sau những cơn mưa, ba bốn đứa con nít xách rổ chạy quanh bờ rào nhà ông Hai, đứa thụt đứa thò nằm bẹp dưới bờ rào, lấy cành cây cào cào mấy lớp lá khô, thể nào nấm mối cũng trồi lên.

Mà nấm mối quanh bờ rào nhà ông Hai mọc vui lắm. Không mọc thì thôi, chứ đã mọc là lên cả ổ. Mỗi ổ nấm mối như thế hái được cả rổ to chứ chẳng chơi. Cho nên, mỗi lần bắt gặp ổ nấm mối, tụi hắn vui lắm, reo hò muốn “bể” làng. Người lớn thấy thế cũng vui lây, có khi ra tham gia cùng.

Mà lạ là, cũng khu vực bờ rào ấy nhưng thường tụi con nít như hắn hay phát hiện nấm mối chứ nhiều người lớn ra tìm thì lại không nhìn thấy. Có lẽ là do tụi hắn chịu khó moi tìm chăng?

Nếu nhìn kỹ thì nấm mối có hình thù rất khác so với nhiều loại nấm mọc tự nhiên. Thân nấm có màu trắng đục, phần mũ nấm hơi cụp xuống, bên ngoài có màu xám, bên trong màu trắng. Để phân biệt nấm mối với các loại nấm khác, bọn trẻ như hắn có một kinh nghiệm là đào một khoảnh đất nhỏ quanh khu vực có nấm mối mọc, nếu thấy có tổ mối đất sống gần đó thì chắc chắn đó là nấm mối.

Nấm mối hái xong chia cho mỗi đứa một ít mang về cho mẹ nấu canh với rau lang, xào với lá lốt, hoặc kho tiêu. Nấm mối có đặc điểm rất thơm, vị ngọt, lại dai nên nấu món gì cũng ngon, thậm chí là chỉ nấu với một mình cũng đã thấy ngon rồi. Nhưng ghiền nhất ở quê thời ấy là nấm mối đúc bánh xèo ngày mưa. Còn ngày nắng, nấm mối đem xào với lá lốt, với mướp hay nấm mối kho tiêu, nấm mối nấu canh bồ ngót hay mồng tơi, rau lang thì đều ngon, ngọt thôi rồi.

Nhắc đến món bánh xèo nấm mối hắn lại thấy ngưa ngứa ở chân răng. Đúng là ngon không thể tả. Cách làm món bánh xèo nấm mối cũng hơi cầu kỳ, trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên, nấm mối hái về rửa sạch, chẻ đôi thân nấm rồi đem xào sơ qua. Bắc chảo lên bếp thật nóng, cho dầu ăn vào rồi cho ít thịt ba chỉ, tôm đất vào xào cho săn lại. Múc bột làm bánh xèo đã pha chế sẵn tráng một lớp mỏng phủ đáy chảo rồi cho nấm mối đã xào sơ qua lên trên trước khi đậy nắp lại. Khi bánh xèo chín và giòn thì gập đôi lá bánh xèo lại, mang ra đĩa dùng.

Nấm mối xào mướp cực ngon. Ảnh minh họa

Nấm mối xào mướp cực ngon. Ảnh minh họa

Bánh xèo nấm mối cuốn cùng bánh tráng mỏng, rau thơm, chấm nước mắm nêm hoặc nước mắm chua ngọt thì phải nói là ngon mê mẩn. Bởi bánh xèo vừa thơm, vừa béo, vừa giòn lại có vị ngọt đậm đà của nấm mối không lẫn vào đâu được.

Bây giờ, ở quê, nhà nào cũng làm hàng rào bê tông hoặc bằng lưới nên nấm mối cũng ít xuất hiện ở trong vườn. Muốn tìm nấm mối cũng không phải là dễ, vì vậy mà nấm mối trở nên khan hiếm.

Ở “phố núi” Kon Tum, tầm tháng 6, tháng 7, ra chợ lâu lâu cũng bắt gặp người ta bán nấm mối. Nếu ai nhận diện được loại nấm này đều không thể không mua về để chế biến thành các món ăn hấp dẫn. Giá nấm mối bây giờ cũng không phải là rẻ, 1kg có khi bán với giá mấy trăm ngàn đồng. Đắt mà ngon nên nếu biết đúng nấm mối, các bà nội trợ cũng sẵn sàng chi tiền để mua nấm mối về ăn. Và vì được giá nên bà con ở các làng đồng bào DTTS cũng thường đi săn “lộc trời” về bán.

Đứa em ở thành phố nghe hắn kể về cách làm món bánh xèo mà nuốt nước miếng. “Chờ tạnh mưa, ta tìm nấm mối về đúc bánh xèo được không”- cu cậu rủ rê.

Hắn cũng thích nhưng đành ậm ừ, vì biết săn “lộc trời” bây giờ đâu có dễ. Hắn hẹn khi nào ra chợ thấy có nấm mối sẽ mua về chế biến món ăn cho em nó thưởng thức.

Có thể bạn quan tâm

Ngày hội trường

Ngày hội trường

(GLO)- Đã 40 năm trôi qua kể từ ngày tôi chia tay mái trường thân yêu. Có rất nhiều thứ đã thay đổi nhưng tình yêu mà tôi dành cho bạn bè, thầy cô vẫn còn mãi. Để rồi hôm nay, nghe tiếng chuông điện thoại reo nhắc nhau về kế hoạch ngày hội trường, lòng tôi lại bồi hồi, xao xuyến, náo nức mong đợi.

Mưa trên mái lá

Mưa trên mái lá

Mấy trận mưa đầu mùa sấm chớp đì đùng, rồi đến những ngày mưa dầm mưa dề, tía má bắt đầu tính chuyện cấy hái. Nhà nông sống với ruộng vườn, mùa mưa bắt đầu đủ thứ công chuyện trong nhà, ngoài đồng, từ đám mạ non đến ngày lúa chín vàng đồng là bao nhiêu ngày đủ mưa đủ nắng, đủ công người chăm chút.
Ngôi nhà trên đồi cao

Ngôi nhà trên đồi cao

(GLO)- Ngày bé, tôi sống cùng bố trong một căn nhà gỗ nằm trên đồi cao ở gần khu rừng Đak Krong, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Khi đó, bố tôi là nhân viên lâm nghiệp. Chỉ khi đến Tết, bố mới về với gia đình. Vì vậy, cứ vào dịp nghỉ hè là tôi lại được vào thăm bố và ở trong ngôi nhà đó cho hết mùa hè.

Ngọt ngào lời ru

Ngọt ngào lời ru

(GLO)- Tiếng võng kẽo kẹt đều đều cùng với những lời hát ru êm ái, ngọt ngào khi thì của mẹ, của bà, lúc thì của chị dần đưa bé vào giấc ngủ êm đềm. Hình ảnh ấy thật đẹp, ăn sâu vào trong tâm trí trẻ thơ và trở thành một phần ký ức của mỗi người.
Khu vườn nhà ngoại

Khu vườn nhà ngoại

(GLO)- Một lần, tôi đưa con đến nhà bạn chơi, 2 đứa con tôi như bị thôi miên với khoảng vườn rộng 200 m2 có khá nhiều loại cây trái. Nhìn các con, tôi lại nhớ tới vườn cây của ngoại với biết bao kỷ niệm.
Củi ngo

Củi ngo

Gần đây, có bạn viết trẻ bất ngờ hỏi tôi: Người Bahnar gọi cây thông là “ngol” hay “hngo”? Tôi cười trả lời đại ý: Cả người Bahnar và người Jrai đều gọi cây thông, gỗ thông là “ngo”.
Hiện nay, nhiều người dân ở Quảng Nam trồng cây duối ngay cạnh cổng nhà

“Cây duối là cây duối ơi”

(GLO)- Theo lời của người già trong xóm thì loài duối cũng có cây đực, cây cái nhưng rất khó phân biệt. Chỉ đợi đến khi cây nào trưởng thành mà đơm hoa kết trái thì mới biết đó là cây cái.
Hoa xà cừ

Hoa xà cừ

(GLO)- Những ngày mùa khô gom về đủ sắc vàng, khoe rực rỡ. Khi cái nắng chói chang trải đều khắp phố thì những tàng cây xanh mát của xà cừ lại giống như những chú lính cứu hỏa kiên cường được yêu mến nhất.
Trở về không hẹn trước

Trở về không hẹn trước

Hôm nay tôi nhận được tin nhắn vào chiều muộn: dì chủ nhà đã mất từ mấy hôm trước vì đột quỵ. Tôi gấp vội vài bộ áo quần, đáp chuyến xe muộn ra sân bay, mua vé đi TP HCM. Một sự trở về không hẹn trước
Mưa về gợi nhớ nẻo đường Krong

Mưa về gợi nhớ nẻo đường Krong

Nhắc đến Tây Nguyên, hình ảnh “những con đường đất đỏ, lượn vòng trên cao nguyên” trong ca khúc “Tình ca Tây Nguyên” của nhạc sĩ Hoàng Vân lại hiện về trong mỗi chúng ta. Với một người đi công tác nhiều như tôi thì mùa mưa và những con đường luôn ăm ắp trong miền nhớ.
Đi xa thành phố

Đi xa thành phố

(GLO)- Bấy lâu nay cứ miệt mài trong guồng quay cơm áo gạo tiền với bộn bề công việc mà quên mất rằng ta cũng cần có những giây phút dành cho riêng mình.
Bà tôi

Bà tôi

(GLO)- Từ nhỏ, mấy anh chị em tôi sống cùng bà ngoại. Mắt chỉ nhìn thấy ánh sáng mờ mờ nhưng việc gì bà cũng làm được. 5 anh chị em tôi do một tay bà chăm sóc, dạy dỗ. Nhờ vậy mà nếp sống của bà đã trở thành một phần thói quen của anh chị em tôi.
Tây Nguyên trong tôi

Tây Nguyên trong tôi

(GLO)- Tôi về làng vào một ngày có nắng. Bước chân đưa tôi qua từng con đường nhỏ được thảm nhựa sạch sẽ, những tán cây xanh tỏa bóng mát dịu dàng, chan chứa cả khung trời bình yên. Vừa đi vừa ngẫm ngợi, tôi càng yêu mến những con người thật thà, chất phác, phóng khoáng nơi đây.
Tuổi thơ thương nhớ

Tuổi thơ thương nhớ

(GLO)- Tuổi thơ tôi không có những trò chơi hiện đại như game, chat hay xem phim ảnh từ máy tính, ti vi, điện thoại. Vậy nên, vào kỳ nghỉ hè, tôi được trở về với ruộng vườn thôn dã.
Buồn vui ngày hè

Buồn vui ngày hè

(GLO)- Khi cái nắng mỗi lúc một nồng nàn, loài hoa học trò rực đỏ cùng tiếng ve réo rắt cũng là lúc các em học sinh bắt đầu bước vào kỳ nghỉ hè. Đây là quãng thời gian được mong chờ, háo hức nhất của học sinh.