Bước chạy trong mây

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Một cuốc chạy bộ ngẫu hứng, từ bờ biển Mân Thái lên đỉnh Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) cho tôi vỡ ra nhiều điều. Tôi tự nhủ mình đang có những bước chạy trong mây...

buoc-chay-3594.jpg
Ngắm cảnh Sơn Trà phía biển. Ảnh: ĐẶNG CÔNG LỢI

Gió trời bao la

Tôi xỏ giày, bắt đầu những bước chạy đầu tiên trên cung đường quen mà lạ. Quen vì đã qua lại lắm lần, có lúc bằng xe máy, có lúc ngồi trên taxi, có lúc một mình, có lúc đi cùng hội bạn. Nhưng đây là lần đầu tiên tôi thử sức chạy bộ lên đỉnh, từ một ý định tình cờ. Và may mắn thay, những điều tình cờ lại mang đến trải nghiệm khác lạ.

Như một lẽ dĩ nhiên, dặm đầu tiên của hành trình luôn là phần háo hức và sảng khoái nhất. Những hàng cây nguyên sơ, những cọc tiêu giao thông trắng đỏ ven đường, nối nhau mất hút về phía sau theo mỗi bước chạy tới.

Con đường lưng chừng núi dần mở lối những “view” triệu đô, càng chạy càng thấy cảnh vật đẹp hơn. “View” bên phải, có những đoạn ít cây cối, thành phố hiện đại mà mình đã quá quen thuộc ẩn hiện xa xa.

Bỗng thấy Đà Nẵng đẹp hơn bình thường, từng lát cắt xen kẽ, mặt biển - bãi cát - phố phường - núi đồi. Phía xa xa, sau những dãy nhà cao tầng đang mọc lên, là dãy núi hiền hòa, kỳ vĩ.

Nhưng đời không phải lúc nào cũng như mơ. Đến dặm thứ 2, cơ thể chưa quen với cái nắng hè gay gắt của miền Trung, bắt đầu phản ứng. Hơn một lần, tôi mở điện thoại, tính bật app bắt xe quay về. Nhưng tặc lưỡi, dẫu gì mình vẫn luôn có một đường lui, tôi vẫn có thể dừng lại bất cứ lúc nào. Phương án dự phòng đó cho tôi can đảm để bước tới.

Và ơn trời, đến dặm thứ 3, cơ thể dần thích nghi, trời cũng dịu mát hơn lúc đầu. Càng chạy lên cao, cảnh càng bao quát hơn và tôi thầm cảm ơn mình đã chọn bước tiếp, thay vì quay về.

Mới tới nửa chặng đường, tôi đã nhặt được 2 bài học quý giá: sự chuẩn bị kỹ càng là chìa khóa để tiến xa và đừng vội vàng tăng tốc nếu muốn chinh phục những chặng đường dài.

Càng chạy, đường càng dốc, càng phải tập trung giữ nhịp thở. Tôi cảm nhận từng bước chân, chú tâm vào từng hơi thở, hít vào, thở ra. Gạt qua hết những gì không cần nghĩ. Thấy tâm yên ả, đầu óc nhẹ tênh, những bước chạy cũng nhẹ nhàng hơn.

Khi bước chân chạm đến một công viên ở gần đỉnh, trước mắt tôi là bức tranh cảnh sắc đầy mê hoặc. Nhìn từ trên cao, mọi thứ trở nên bao quát, rộng lớn và hài hòa đến lạ kỳ. Là biển cả mênh mông, núi rừng xanh thẳm, những con đường uốn lượn nép vào sườn núi. Là cảm giác thấy mình nhỏ bé khi đứng giữa gió trời bao la.

Học cách trân trọng khoảnh khắc

Khi đã vượt qua những dặm dài thử thách, chứng kiến vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, tôi tự nhủ rằng đây là lúc nên dừng lại, “để dành” cho những lần sau.

2dulich-7773.jpeg
Đường lên Sơn Trà. Ảnh: ĐẶNG CÔNG LỢI

Tôi tâm đắc điều này khi đọc Haruki Murakami, trong cuốn “Tôi nói gì khi nói về chạy bộ”. Rằng khi chúng ta hoàn toàn có thể tiếp tục, khi mọi thứ đang dần dễ dàng hơn, đó cũng chính là lúc nên quay về.

Điều này không phải là từ bỏ, mà là cách để giữ cho mình cảm hứng, để lần sau, khi quay lại, ta vẫn giữ được niềm đam mê khám phá, vẫn cảm thấy con đường đó tươi mới và đầy hứa hẹn.

Từ trên cao, tôi nhìn xuống vịnh biển, thấy từng đợt sóng nối nhau tràn vào bờ. Mỗi con sóng khác nhau: sóng nhỏ, sóng to, sóng cao, sóng thấp, nhưng cuối cùng, tất cả đều hòa tan vào nhau.

Cảnh tượng ấy gợi nhớ đến khái niệm “interbe” của đạo Bụt mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã ghi lại trong cuốn “Không sinh, không diệt đừng sợ hãi” – tất cả đều nương nhau mà có mặt. Mọi thứ trong vũ trụ đều kết nối với nhau, tương khắc mà tương sinh.

Tôi cũng thẹn lòng nhìn lại mình, nhớ lại tôi của khoảnh khắc trước bước chân đầu tiên của hành trình lên đỉnh Sơn Trà, cũng đầy ưu tư và nghi kỵ. Tôi trách người này vì sao hành xử như vậy, tôi giận người kia, thắc mắc không hiểu sao họ lại biểu hiện như kia.

Sóng không cần đi tìm nước, bởi vì sóng đã là nước. Bụt dạy khi đầy đủ nhân duyên thì sự việc biểu hiện, và chúng ta nói nó hiện hữu. Giống như những suy tưởng mà mình đã nghe qua, những triết lý đã đọc từ lâu, đến khi đủ tĩnh tại, đủ nhân duyên, tôi mới khám phá lại những điều mình đã biết, cảm nhận được những tầng nghĩa sâu đến như vậy.

Hành trình chạy bộ lên đỉnh Sơn Trà, như cách để tâm hồn lắng lại và dần lớn lên. Tôi đã không chạy để thử thách bản thân. Tôi chạy chỉ vì tò mò. Và vô tình, sự tò mò ấy mang lại quá nhiều phần thưởng. Từ đó, tôi học cách thấy rõ hơn, hiểu sâu hơn và trân trọng hơn từng khoảnh khắc của cuộc sống.

Lúc bước về gần vạch xuất phát, hoàng hôn buông xuống, thành phố lên đèn, ve kêu râm ran, một khung cảnh điện ảnh mà tôi bước vào ở cuối chặng đường.

Tôi ồ lên, à ngay lúc mình tưởng mình đã nhận được phần thưởng cuối cùng, thì đời lại tiếp tục ưu ái tặng thêm. Tôi cười với lòng mình, tự nhủ: “Hẹn gặp lại Sơn Trà, một ngày không xa”.

Theo DU NGUYÊN (VHQN)

Có thể bạn quan tâm

Cá đồng mùa lụt

Cá đồng mùa lụt

(GLO)- Ở quê tôi, gia đình nào cũng có những bộ đồ nghề đánh bắt cá, chủ yếu là tự làm bằng tre nứa như: nơm, đó, lờ, ống lươn, rớ, đăng, cần câu, chà (chà di)… Ngay từ nhỏ, tôi đã được cha và chú dạy cách đan một số dụng cụ đánh bắt cá nước ngọt.

“Mưa trên biển vắng”

Mưa trên biển vắng

(GLO)- Tôi biết mình mãi là người của núi, nhưng thi thoảng trong giấc mơ mùa hạ, tôi lại nghe tiếng sóng vỗ nhòa vào mỏm đá xa xưa. Như thể tự kiếp nào, tôi đã bỏ quên ở biển thứ gì đó thẫm xanh, để bây giờ, không thể khác hơn, tôi luôn bị xâm chiếm bởi một nỗi nhớ biển.
Hiên nhà nhớ mẹ

Hiên nhà nhớ mẹ

(GLO)- Lúc còn nhỏ, mẹ dạy tôi biết yêu sự tinh khôi của buổi sáng, bố dạy tôi thấm thía từng chiều. Và có lẽ tâm hồn tôi đã đầy ắp những cảm xúc từ thuở ấy.
Mưa thu

Mưa thu

(GLO)- Mùa thu bao giờ cũng đem đến nhiều xúc cảm, nhất là khi thư thái ngồi lại cùng những cơn mưa.
Đừng vội nản lòng

Đừng vội nản lòng

(GLO)- Ai trồng cây cũng mong đến ngày hái quả. Người ta khi làm việc gì cũng đều mong gặt hái được kết quả. Điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi. Vậy nên, đừng vội nản lòng khi kết quả mình mong đợi chưa đến.
Như cau trước bão

Như cau trước bão

(GLO)- Lúc gia đình tôi chuyển về nơi ở mới, ngay trước cửa đã có hàng cau thẳng tắp. Cây nối nhau, cao tầm hơn chục mét, như chiếc lược lớn chải vào mây trời.

Trăng ngọc ngà

Trăng ngọc ngà

Non đêm, mấy người đàn ông trung niên trong xóm tụ lại trước sân nhà Minh, chơi cờ giết thời gian, ca hát góp vài tiếng lao xao chờ đón trăng lên. Trong đám người lao xao đó có vợ chồng Thụy.
Mây ngũ sắc…

Mây ngũ sắc…

Bà ơi bà! Giá mà bà cháu mình được ngồi đung đưa trên vầng trăng lưỡi liềm kia thì vui phải biết. Hai bà cháu mình ngắm mây bay luồn qua những kẽ ngón chân. Thò tay xuống nhón mây chỗ này thả ra chỗ kia. Nặn lại mấy vầng mây hình thù xấu xí kia thành hình bông hoa, con cún.
Cơn bão đi qua

Cơn bão đi qua

Bão đi qua, ta thêm yêu thương, biết sẻ chia hơn với những mảnh đời khốn khó. Bão tan, ta bắt đầu lại từ những mầm xanh hy vọng...
Giấc mơ về mẹ

Giấc mơ về mẹ

(GLO)- Đêm khuya. Chốc chốc, những đợt mưa nối nhau quất rào rạt lên mái tôn. Hơi lạnh len lỏi xuyên qua lớp chăn thấm vào da thịt. Con gái tôi giật mình, khóc ré lên vì sợ.
Cái gạc-măng-rê của mẹ

Cái gạc-măng-rê của mẹ

Mấy tuần nay, bà ngoại sắp nhỏ dọn nhà đi nơi khác nên những thứ đồ cũ kỹ được bỏ bớt. Chỉ có cái gạc-măng-rê (garde manger), chuyển mấy lần nhưng mẹ tôi để hoài không nỡ bỏ. Cái gạc-măng-rê được đặt ở góc bếp, lặng im, cũ kỹ nhưng chứa đầy kỷ niệm của từng thành viên.
Hương ổi mùa xa

Hương ổi mùa xa

(GLO)- Tôi không lớn lên giữa đồng bằng miền Bắc để được biết đến cái ngọt ngào và tinh túy của đất trời vào thu bằng hương cốm hay hương thị đẫm hồn xưa.
Tự “chữa lành” cho bản thân

Tự “chữa lành” cho bản thân

(GLO)- Cứ gần đến ngày nghỉ lễ là các anh chị đồng nghiệp lại xúm xít hỏi nhau: “Lễ này đi chơi ở đâu?”. Còn tôi thì chỉ muốn nghỉ ngơi bên gia đình. Đã rất nhiều năm rồi, tôi không có khái niệm đi chơi ngày lễ, nhất là những chuyến đi chơi xa dài ngày.
Bất chợt mùa lá rụng

Bất chợt mùa lá rụng

(GLO)- Mùa thu ở xứ sở nhiệt đới như nước Việt chúng ta, sự chuyển đổi của thiên nhiên không rõ ràng, đặc tả như ở trời Âu. Nhưng sắc thái của mùa lá rụng cũng đủ để làm xao động lòng người, ghi dấu ấn vào thi ca, nhạc họa từ xưa đến nay
Sắc lan mùa phố

Sắc lan mùa phố

(GLO)- Người chơi lan vẫn có câu: “Kiến giả thị bảo, bất kiến giả thị thảo” (Nghĩa là: Biết thì là bảo vật, không biết thì chỉ là cỏ). Vì thế, mỗi người chơi lan sẽ có một cách ứng xử riêng với hoa.
Hương vị của kỷ niệm

Hương vị của kỷ niệm

Hôm rồi, đứa em ở Bến Tre lên thành phố, ghé nhà thăm và tặng một bịch nhãn long nhà trồng được. Cầm bịch nhãn long trên tay mà Linh ngỡ ngàng vì có trái vỏ màu trắng, trái thì vỏ màu tím, nhãn long giờ thật lạ.
Cuốn sách bị đánh cắp

Cuốn sách bị đánh cắp

Chiếc xe khách như con trâu kiệt sức, phì phò thở hắt ra mấy lượt rồi bất động. Gã tài xế trẻ măng vặn vặn mấy cái nút, cố khởi động lại nhưng chiếc xe vẫn im ru.
Bí mật của thời gian

Bí mật của thời gian

(GLO)- Có lẽ do bản tính thích quan sát và để ý mọi thứ quanh mình nên tôi thường đặt ra những câu hỏi. Có lần, tôi đã hỏi một người bạn: “Trên đời này, có thứ gì chứa nhiều bí mật hơn thời gian?”.
Nghĩa tình hàng xóm

Nghĩa tình hàng xóm

(GLO)- Mặc dù chuyển đến nơi ở mới đã lâu nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn về thăm những người hàng xóm cũ. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói chuyện hoài không hết, tôi lại càng thấm thía hơn lời dạy của người xưa “Hàng xóm tối lửa, tắt đèn có nhau”.
Tháng Chín yêu thương

Tháng Chín yêu thương

Ngày đầu tiên của tháng Chín, tôi đi trong nắng thu vàng mà lòng trào dâng nhiều cảm xúc. Xin gửi lời chào tháng mới yêu thương, với Tết Độc lập của dân tộc và những ngày đầu đến trường sau kỳ nghỉ hè.