Cuộc đời “sẽ lại bắt đầu như một bài thơ”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sẽ thật viển vông nếu mong ước người nào trên thế gian này cũng đều yêu thơ và thích làm thơ. Nhưng không hiểu sao tôi vẫn cứ mong cho tất cả chúng ta, ai ai cũng được sống một cách thơ mộng trên thế giới này, như lời một nhà văn từng viết.

untitled-9196.jpg
Ảnh: Internet

Hiển nhiên, thơ ca không phải là con đường đưa đến duy nhất và hẳn mỗi người rồi sẽ tự tìm được một lẽ sống phù hợp cho mình. Nhưng vì yêu thơ mà tôi tin trước hết vào thơ vậy. Và tôi tin rằng, cuộc đời “sẽ lại bắt đầu như một bài thơ”.

Tin ở thơ nghĩa là tin vào cái rung động của tâm mình trước mọi cảnh tượng của đời sống này, ở đó ẩn tàng vẻ đẹp ngỡ mông lung mà bất biến, đằng sau những hớn hở chồi măng mùa xuân, rộn rã tiếng hót mùa hè, bảng lảng hơi sương ngày thu hay lãnh đạm của gió bấc đêm đông. Tin ở thơ nghĩa là tin rằng có một sức mạnh nào đó dìu ta đi qua vùng bão tố cuộc đời dù sức mạnh ấy vô hình, tức là không dễ chạm vào và đón bắt. Ở lát cắt nào đó, tôi thấy bài thơ và mùa xuân giống nhau, mong manh và run rẩy như vừa mới bắt đầu.

Ở đời, thành công lớn cho ta huy hoàng, niềm vui nhỏ cho ta hân hoan, thử thách cam go lại cho kinh nghiệm sống. Không ai sắp đặt được số phận mình theo sở nguyện. Nhưng tôi tin, con người có thể chọn thơ hoặc bất kỳ một “nguồn sáng” nào để tự ủ ấm trong phút giây lạnh lẽo, chán chường buộc phải đón lấy trên hành trình bước tới.

Nhất là lúc nhận ra mình cũng kém cỏi, yếu đuối và dễ mất niềm tin trước bất cứ một biến cố nhỏ nào như một lần bước hụt giữa ngày trời ảm đạm vầng mây xám. Có lẽ từ đó những câu thơ hay như thế này được cất lên: “Ta từng nghĩ niềm tin như quả/trọn nắng mưa sẽ chín ửng một ngày” (Nguyễn Thị Kim Nhung).

Yêu thơ không phải chỉ vì thơ cho chúng ta cơ hội được nói về nỗi buồn bã vô cớ vây quanh mà bởi vì làm thơ cũng là cách để nói nhiều hơn với chính mình, trước khi nói thêm với một ai xa lạ. Thơ cho tôi trong một khoảng vắng nào đó giữa bao hạnh phúc riêng chung mà chính tôi từng ví như một cơn mưa mùa hạ tưới vào những im lìm trũng sâu của miền đất đỏ.

Tôi mơ ước được “diễn đạt” mình qua một dốc phố, một ngọn gió nghịch mùa hay năm bảy cánh hoa bùi ngùi rơi bên thềm vắng. Tôi mơ làm một giọt vỡ thời gian là vậy, để trôi quên giờ khắc trong cái thoắt ẩn thoắt hiện của bốn mùa rộng mở. Vui buồn trên thế gian, người cứ đem nung nấu vào thơ. Bạn tôi, giữa những lạc lõng thường khi, cũng từng “quá giang” một bài thơ đi tới tận cùng năm tháng trong cái “thấm mệt đầu đời” mà ngỡ đã quá xa xưa: “Cây tre già ngã dạt ra đê/hát đời mình kẽo kẹt” (Vân Phi).

Tôi biết có người xem thơ như niềm vui thoáng qua, có người coi là đền thiêng. Tùy quan niệm về thơ mà người ta có cách đối đãi riêng với thơ. Một người bạn lớn từng nói với tôi rằng, thơ ca là lao động chữ nghĩa đúng nghĩa, vì với thơ, cảm xúc chỉ là que diêm, lửa nó thế nào là tùy thuộc vào trí tuệ và cả vốn sống của người viết nữa. Tôi làm thơ chưa hay nhưng yêu thơ bằng một tình cảm thực khó lòng trình giải. Với thơ, nói gì cũng là chưa đủ, nói sao cũng sẽ quá dài, thôi hãy để tự thơ cất lên như một lời ngỏ vậy.

Nhờ yêu thơ, tôi biết trở lại với thế giới bên trong mình, dù không phải im ắng để mòn mỏi chờ đợi một vần thơ nào hiện đến. Đôi khi, làm thơ cũng như uống rượu một mình, đó là cái thú của những người cô liêu. Nhưng từ đó, ta dường như mạnh dạn và vững vàng hơn, can đảm và bình thản hơn mà sống tiếp. Tôi cũng mang ơn những triền phố quanh đồi của quê hương và những tình thân đã cho tôi niềm thương mến và cảm hứng làm thơ.

Để mỗi ngày trôi qua, những ưu phiền nhỏ nhặt nằm lại, để bài thơ được đi về phía trước. Mùa xuân đang khép màn nhung nhưng cuộc đời “sẽ lại bắt đầu như một bài thơ”. Trên hành trình đẹp đẽ ấy, hy vọng chúng ta sẽ nối dài niềm tin với thơ ca chân chính.

Có thể bạn quan tâm

Mùi bếp, mùi tết

Mùi bếp, mùi tết

Cuối năm, gió đã chuyển mùa. Cái lành lạnh len lỏi trong từng nhành cây, ngọn cỏ và luồn qua từng kẽ hở bên khe cửa tràn cả vào ngóc ngách từng gian nhà. Trong không gian êm đềm, tôi cảm nhận rõ mùi bếp, mùi Tết đang về trên từng căn bếp nhỏ.

Thẳm sâu miền Tết

Thẳm sâu miền Tết

(GLO)- Ngay lối về nhà tôi, xuyến chi đã bung sắc hai bên đường. Mùi hương trầm loang trong gió xa. Thoảng trong gió, vị mứt gừng cay nồng lên những ngày cuối năm.

Thơ Ngô Thanh Vân: Xuân về trên bazan

Thơ Ngô Thanh Vân: Xuân về trên bazan

(GLO)- "Xuân về trên bazan" của tác giả Ngô Thanh Vân tái hiện vẻ đẹp của mùa xuân, của sự đổi mới và hy vọng. Những hình ảnh "mầm non ngậm giọt sương mai", "lá hát điều gì mê say trong gió"... mang đến cảm giác thanh thoát, nhẹ nhàng, như làn sóng dịu êm của thiên nhiên đón chào một mùa xuân mới.

Cõi hoa vàng

Cõi hoa vàng

(GLO)- Không biết đã bao lần tôi thả bước giữa những đồi chè Biển Hồ xanh ngát. Nơi ấy có những cây muồng già sum suê tỏa bóng, đan xen trong vườn chè. Mùa hoa muồng nở rộ, những chùm hoa vàng dắt díu, đung đưa, ánh lên trong nắng sớm. 

Về nhà

Về nhà

Mấy cơn gió rượt đuổi nhau làm trời đêm mát rượi. Tân ngủ mê trên ghế bố kê cạnh chiếc xe khách mặc kệ cho phía bên kia đường mấy bài hát xuân vẫn ra rả vọng ra từ chiếc loa kẹo kéo.

Thời khắc thiêng liêng

Thời khắc thiêng liêng

(GLO)- Khi mâm cúng tất niên được bày biện tươm tất hay lễ cúng trừ tịch (cúng Giao thừa) hiện diện trong mỗi nếp nhà, có lẽ đó là những thời khắc thiêng liêng với mỗi gia đình.

Nhớ quê

Nhớ quê

(GLO)- Ai cũng có một tuổi thơ gắn liền với miền quê thân thương. Nơi đó có ba mẹ, anh chị em sum vầy, ríu rít tiếng cười, đầy ắp niềm vui. Đi qua những ngày cuối năm, một người con xa xứ như tôi lại bồi hồi tìm về ký ức xưa.

Ký ức yêu thương

Ký ức yêu thương

(GLO)- Những ngày trời lạnh như thế này, tôi thường có thói quen co ro trong chăn ấm và để ký ức thức dậy cùng biết bao kỷ niệm thời thơ ấu. Ký ức ngọt ngào, chan chứa yêu thương ấy luôn khiến lòng tôi mềm mại, ấm áp đến lạ kỳ.

Lên núi trồng cây

Lên núi trồng cây

(GLO)- Tây Nguyên bước vào mùa khô với bầu trời trong vắt, gió lùa qua thảo nguyên và từng đám mây nhẹ trôi. Trên những đỉnh núi của cao nguyên bạt ngàn nắng gió, mùa xuân sắp chạm ngõ với tấm áo mới rạng ngời.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Những ngày cuối năm

(GLO)- Vậy là đoàn tàu thời gian đã đến ga “tháng Chạp”. Có lẽ vì là ga cuối nên cuộc hành trình dường như chậm lại trong biết bao nỗi niềm bâng khuâng của lữ khách.

Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Phố núi tình thân

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.

Xuân về khoe áo mới

Xuân về khoe áo mới

Tết đến, Xuân về ai cũng muốn mọi điều đều mới mẻ, tốt đẹp. Nên cùng với việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thì việc được quan tâm nhiều, háo hức nhiều là sắm sửa quần áo mới.

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mùi Tết

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?

“Mùa đi cùng tháng năm”

“Mùa đi cùng tháng năm”

(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.

Thơ Bùi Việt Phương: Dốc mùa xuân

Thơ Bùi Việt Phương: Dốc mùa xuân

(GLO)- "Dốc mùa xuân" là một bài thơ đượm sắc xuân và tình quê của Bùi Việt Phương. Ở đó, xen lẫn giữa kỷ niệm là những xúc cảm hoài niệm của một người con xa xứ về không khí Tết đầm ấm, yên vui ở quê nhà.