Góc bếp, hiên nhà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Góc bếp, hiên nhà có lẽ là nơi yêu thương chăm chút nhất thuộc về người phụ nữ của gia đình. Mà thực ra, có người phụ nữ nào là không thuộc về gia đình, dù ít hay nhiều, dù hiện đại hay truyền thống.

Những chái bếp đượm mùi khói, sực nức mùi cơm sôi trong những ngày đông giá, những ngày mưa dầm sao thân thương quá. Thương bóng mẹ lui cui một mình, một mình nhưng chẳng cô đơn bởi đã dồn bao chăm chút, nâng niu vào từng món ăn. Thương mẹ như góc bếp nằm gọn bên mé hiên nhà. Bé nhỏ, khiêm nhường mà mang chứa cả một thế giới êm đềm của hạnh phúc sum vầy.

Ấm cúng và bình yên. Góc bếp là nơi yêu thương ngân lên âm thanh quen thuộc tảo tần hôm sớm, nơi mùi thơm của thức ăn đánh thức khứu giác, làm sống dậy bao ký ức. Nơi dẫu ta có nhắm mắt ngủ quên hay lơ đễnh những công việc, phận sự hàng ngày, vẫn thấy một nỗi bình yên an ủi vỗ về. Dù nắng hay mưa, nồm hay lạnh, góc bếp đinh ninh sức sống và hạnh phúc đời thường.

“Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Phải chăng bếp lửa duy trì sự ấm áp ấy? Khiến cho người ta thường hay nghĩ về và thường nhớ đến, mỗi khi đi xa hay trống vắng trong tâm hồn.

1-7041.jpg
Minh họa: HUYỀN TRANG

Góc bếp xưa, nếp dân dã in hằn trên chiếc chạn bát, bốn góc chân đựng nước, lò than ngấu tro luôn nồng ấm, mùi củi than hòa trong làn khói thân thương, nơi những món ăn dân dã mà không kém phần cầu kỳ, công phu, sáng tạo có thể lưu giữ ký ức con người đến không thể thay thế. Tôi vẫn nhớ như in món ốc um chuối của bà ngoại, món chả đậu rau thơm và món cá lóc đồng kho lá gừng của má... Dẫu thời gian có làm giác quan bớt tinh bén, nhưng vị giác của ký ức thì mãi mãi không.

Góc bếp, đó là nơi thể hiện quyền năng của người phụ nữ đảm đang, thứ quyền năng dịu dàng mà mãnh liệt, thừa yêu thương để nêm nếm cho tròn vị, đủ khéo léo để gia giảm cho chuẩn miệng. Để từ đó, mỗi món ăn trở thành nỗi nhớ không thể thay thế trong cảm thức vị giác, khứu giác của mỗi thành viên trong gia đình. Để từ đó, khi mỗi người bắt tay vào công việc bếp núc yêu thích, có điều gì như thói quen, như tiềm thức, xui khiến ta tìm kiếm lại hương vị xưa, của bà, của mẹ, của chị đã từng nêm nếm bằng bao yêu thương.

Ngày nay, nhịp sống và phong cách hiện đại, ứng xử với món ăn khéo léo, nhanh gọn, phong phú nhưng sao có thể tìm lại cảm giác ấm cúng và sực nồng mùi tro củi ngày xưa.

Tôi cứ hình dung đời người phụ nữ, những gì để thương để nhớ cho người thân, nhất là cho con cái, là những gì họ đã “say mê” và chăm chút bằng tất cả yêu thương gửi gắm trong từng món ăn. Nó hoàn toàn khác biệt với câu chuyện người phụ nữ phải mãi quẩn quanh nơi xó bếp như một bổn phận hay gánh nặng.

Chỉ có tình yêu thương và tâm hồn tinh tế mới tạo nên sự khác biệt. Có biết bao người đi từ góc bếp ra khoảng sân, gọn gàng, tháo vát mà không kém phần thanh lịch. Đó là những luống hoa, luống rau được chăm sóc hàng ngày bằng đôi bàn tay tảo tần, bằng một tâm hồn dịu dàng, nhạy cảm. Tất cả chỉ để vun vén cho khuôn viên hiên nhà vừa mắt, tiện lợi và thẩm mỹ nhất có thể. Đó cũng là khoảng không gian cần thiết để có thể nghỉ ngơi, thư giãn, khởi tạo nguồn năng lượng mới mỗi sáng, mỗi chiều…

Dường như những món ăn ngon và một khoảng sân, hiên nhà đẹp luôn cùng hiện hữu và đi liền nhau trong tổ ấm một người phụ nữ hạnh phúc.

Người ta thường không biết câu chuyện bếp núc của mỗi nếp nhà, nhưng luôn nhìn thấy có hay không sự hiện diện của cái đẹp và sự tươm tất ngay trước mắt mình mỗi khi bước vào một cánh cổng, một khoảng sân. Ở đó, không gian tâm hồn, tính cách của người phụ nữ có thể phần nào được hé lộ. Tôi luôn tin là như vậy. Và người hạnh phúc là người được kiến thiết hai không gian ấy trong sự tự do sáng tạo, trân quý và toàn quyền. Đó cũng là khởi nguồn nuôi dưỡng những giá trị ý nghĩa, tốt đẹp cho mọi thành viên trong gia đình.

Cứ tưởng góc bếp, hiên nhà rời rạc không tương kết, vì góc bếp thiên về tính “hướng nội” và sự “nữ tính”, sân vườn là không gian của “đấng mày râu”. Thực ra, chúng là sự dung hòa, đồng điệu tâm hồn và suy nghĩ của con người. Ở phụ nữ, khả năng ấy có lẽ càng tinh tế và nhạy bén hơn.

Góc bếp, hiên nhà, kỳ diệu thay, có sức mạnh nối kết gia đình, nuôi dưỡng phần tâm hồn và thể chất mỗi người. Mọi cám dỗ, muộn phiền, có lẽ sẽ dừng lại sau một cánh cổng nở hoa, một mâm “cơm nóng canh ngọt” ríu ran tiếng nói cười.

Có thể bạn quan tâm

Thời khắc thiêng liêng

Thời khắc thiêng liêng

(GLO)- Khi mâm cúng tất niên được bày biện tươm tất hay lễ cúng trừ tịch (cúng Giao thừa) hiện diện trong mỗi nếp nhà, có lẽ đó là những thời khắc thiêng liêng với mỗi gia đình.

Nhớ quê

Nhớ quê

(GLO)- Ai cũng có một tuổi thơ gắn liền với miền quê thân thương. Nơi đó có ba mẹ, anh chị em sum vầy, ríu rít tiếng cười, đầy ắp niềm vui. Đi qua những ngày cuối năm, một người con xa xứ như tôi lại bồi hồi tìm về ký ức xưa.

Ký ức yêu thương

Ký ức yêu thương

(GLO)- Những ngày trời lạnh như thế này, tôi thường có thói quen co ro trong chăn ấm và để ký ức thức dậy cùng biết bao kỷ niệm thời thơ ấu. Ký ức ngọt ngào, chan chứa yêu thương ấy luôn khiến lòng tôi mềm mại, ấm áp đến lạ kỳ.

Cây sẽ cho lộc

Cây sẽ cho lộc

Không chỉ cây lá mới cho lộc, mà bất cứ công việc gì nếu như mình làm bằng tất cả yêu thương và say mê, chắc chắn sẽ hái quả ngọt

Hoài niệm Tết xưa

Hoài niệm Tết xưa

Không chỉ những người cao tuổi luôn nhớ Tết xưa, mà trẻ thuộc thế hệ Gen Y, Z cũng hoài niệm về Tết với những hương vị, sắc màu, phong tục đậm chất Việt Nam.

Minh họa: Huyền Trang

Gió qua sông…

(GLO)- Tôi ngồi trên một cù lao giữa thênh thênh sông nước miền Tây. Bốn bề ngăn ngắt màu xanh cây trái phủ sẫm cả một vùng. Con sông rộng mênh mông, phải nheo mắt mới nhìn thấy dáng phố xa xa khuất lấp sau những miệt vườn. Gió chênh chao lướt qua mặt sông.

Lên núi trồng cây

Lên núi trồng cây

(GLO)- Tây Nguyên bước vào mùa khô với bầu trời trong vắt, gió lùa qua thảo nguyên và từng đám mây nhẹ trôi. Trên những đỉnh núi của cao nguyên bạt ngàn nắng gió, mùa xuân sắp chạm ngõ với tấm áo mới rạng ngời.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Những ngày cuối năm

(GLO)- Vậy là đoàn tàu thời gian đã đến ga “tháng Chạp”. Có lẽ vì là ga cuối nên cuộc hành trình dường như chậm lại trong biết bao nỗi niềm bâng khuâng của lữ khách.

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mùi Tết

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?

“Mùa đi cùng tháng năm”

“Mùa đi cùng tháng năm”

(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

(GLO)- Dòng Pô Cô huyền thoại uốn lượn qua miền biên giới Ia Grai trước khi chảy qua Campuchia hợp lưu với sông Mê Kông. Mỗi độ cuối đông đầu xuân, ven bờ sông và trên cồn bãi xuất hiện một loài hoa rất đẹp, người Jrai gọi là bra tang hay còn gọi là hoa rù rì.

Công nhân Công ty 74 vận hành máy băm trộn cỏ làm thức ăn cho bò. Ảnh: T.S

Tình ca du mục miền Ia Kla

“Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời/Cỏ cây hoa lá hương thơm tỏa ngát đồng”. Giai điệu ca khúc lãng mạn của những năm tuổi trẻ cứ nhẹ nhàng lẩn quất trong tâm trí khi tôi đến thăm trại bò siêu thịt của Công ty TNHH một thành viên 74 (Binh đoàn 15) trên địa bàn xã Ia Kla, huyện Đức Cơ.

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.