Hoài niệm Tết xưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không chỉ những người cao tuổi luôn nhớ Tết xưa, mà trẻ thuộc thế hệ Gen Y, Z cũng hoài niệm về Tết với những hương vị, sắc màu, phong tục đậm chất Việt Nam.

hoainiem.jpg
Chợ hoa Tết luôn thu hút người dân đến tham quan, chiêm ngưỡng và chụp hình lưu những khoảnh khắc bên người thân. Ảnh: LÂM VIÊN

Mỗi khi nhắc đến Tết là tự dưng lại có một cảm giác nôn nao, rạo rực khác thường. Dù ở độ tuổi nào đi nữa, con người ta cũng đón nhận Tết với tâm thế của niềm vui chờ đợi, hồi hộp, náo nức. Hương vị Tết xưa trong ký ức của nhiều người là đi chợ Tết, hộp mứt Tết, nồi bánh chưng xanh, là những ngày giáp Tết được thức thâu đêm luộc bánh, háo hức đợi chờ trong ánh lửa bập bùng và mùi khói quyện trong vị Tết.

Tôi từng nghe ai đó nói rằng, những ngày gần Tết mới thực sự là Tết. Trong tác phẩm “Ngày mai của những ngày mai”, tác giả Nguyễn Ngọc Tư viết về Tết như thế này: “Thật sự của Tết là bữa ba mươi này. Mãi về sau, khi lớn lên, trong ký ức Tết ấu thơ, những ngày mùng rất nhạt, đơn điệu, chỉ chơi và chơi. Nhưng bữa ba mươi luôn sống động, lung linh những mồ hôi, những nụ cười, những khoan khoái, những ngọt ngào...”.

Những buổi chợ ngày ba mươi Tết bao giờ cũng rộn ràng kẻ bán, người mua, nhất là các khu chợ lớn trung tâm như chợ Cồn, chợ Hàn, chợ Mới. Dẫu bây giờ xã hội có hiện đại đến đâu, niềm vui được đi chợ Tết vẫn cứ trọn vẹn và được giữ nguyên như nhiều năm trước. Người ta vẫn cứ phải ra chợ để sờ, nhìn, ngửi và nếm thử tất cả các thứ bày bán ở chợ, tìm một cảm giác rất mới mẻ mà chỉ riêng ngày Tết mới có. Điển hình như mẹ tôi, nội tôi, không thể đếm xuể số lần những người phụ nữ này đi chợ bao nhiêu lần trong ngày ba mươi Tết. Họ không đơn thuần là đến chợ để mua sắm mà qua đó họ còn thăm hỏi nhau Tết năm này nhà cô/chú/bác/anh/chị chuẩn bị được những gì kèm những lời chúc mừng năm mới sớm. Và thậm chí nhiều người không có nhu cầu sắm sửa nhưng vẫn rất thích lội chợ Tết, có lẽ là muốn ngắm nhìn, được lắng nghe chút không khí của ngày xưa…

Rồi những cái đêm ba mươi tối trời, bọn trẻ con trong xóm tôi rủ nhau ríu rít chơi đùa sau một ngày dọn dẹp nhà cửa cho tươm tất, khoe quần áo mới và háo hức vô cùng mong sao cho trời nhanh sáng để mồng Một được diện đồ chơi Tết. Trong không khí yên bình của đêm, những đêm ba mươi cứ làm tôi nhớ mãi, nhất là khi cả bọn trong xóm cùng nhau đi hái lộc xuân. Cứ canh trước Giao thừa ai về nhà nấy. Khi nội tôi thắp nén nhang lên bàn thờ tổ tiên, cả nhà trầm lặng trong mùi nhang phảng phất. Mọi người cùng hướng về một năm mới với bao hy vọng ngập tràn.

Với tôi, Tết là những ngày tất bật dọn dẹp cùng ba, là những buổi xôn xao dạo chợ với mẹ, là hòa cùng không khí chộn rộn chuẩn bị món này, thức kia của nội. Tết năm nào nội tôi cũng tự tay ra chợ mua kiệu, đu đủ về làm dưa món, củ kiệu dầm chua; lá chuối, lá dong gói bánh tét, bánh chưng cho có không khí Tết trong nhà. Hơn nữa, nội tôi là người Huế chính gốc nên bà biết làm nhiều loại bánh, mứt truyền thống. Đặc biệt là bánh thuẫn, loại bánh mà anh, chị, em chúng tôi thích nhất trong khay bánh, kẹo, mứt Tết nhà nội. Mà nghĩ cũng lạ, hình như bao nhiêu món ngon đều có hẹn với mùa xuân.

Như ông cha xưa đã đúc kết: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Thời nay, không cần đợi đến Tết mới được ăn bánh chưng, bánh tét mà bất kể lúc nào muốn ăn thì chỉ cần ghé chợ hay siêu thị. Ấy vậy mà bánh tét, bánh chưng ngày Tết mang đến một hương vị khác biệt. Hẳn đó là hương xuân và vị sum vầy, đoàn viên của mỗi gia đình, thứ mà chẳng thể tìm thấy trong tất bật ngày thường.

Tôi sinh ra và lớn lên ở phố nhưng may mắn Tết năm nào cũng được cùng nội chuẩn bị những món ăn truyền thống, trải nghiệm thức đêm canh nồi bánh tét và nghe ông bà nội kể chuyện “hồi xưa” trong khi chờ bánh chín. Có những câu chuyện cũ năm nào cũng kể đến nỗi con cháu thuộc lòng nhưng vẫn thích nghe. Còn với anh chị em nội, ngoại chúng tôi thì được dịp hàn huyên đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, người kể, người cười, không khí cả nhà rộn ràng, ấm áp và hạnh phúc vô cùng. Tôi thật sự trân trọng khoảng thời gian đó bởi đó là những khoảnh khắc quý giá nhất, kỷ niệm của một thời thơ dại của mỗi thành viên trong gia đình. Nội tôi hay nói: “Ngày Tết làm chi thì làm, phải nấu nồi bánh chưng, bánh tét để trước thì cúng ông bà, sau thì con cháu hưởng. Rồi có như rứa thì cả nhà sum vầy chớ trong năm tụi bây đứa đi học, đứa đi làm, dễ gì tụ tập đông đủ”.

Cái cảm giác cả nhà quây quần để cùng gói bánh tét, bánh chưng, sên một chảo mứt, làm một món ăn ngày Tết… không chỉ là những chia sẻ tràn ngập sự yêu thương, gắn bó của một gia đình, mà còn là một thứ ký ức mà theo thời gian tạo nên những vệt màu tuyệt đẹp. Bây giờ thì sẽ không còn có được cảm giác này nữa bởi sức khỏe nội tôi cũng yếu dần. Kể từ dạo đó nhà tôi cũng dần vắng bóng sự tất bật, rộn ràng chuẩn bị nguyên liệu để làm những món ăn đặc sản ngày Tết.

Có lẽ vậy mà nhiều người than thở, Tết bây giờ nhạt lắm, không bằng Tết xưa, trong đó có tôi. Tôi vốn dĩ là đứa thích những giá trị truyền thống nên là vài năm trở lại đây hễ nghe nhà nào trong xóm nấu bánh tôi đều xin “một chân” canh nồi bánh để sống lại trọn vẹn những ký ức tuổi thơ của mình. Thật lòng mà nói, ngày nay, Tết đã có nhiều đổi thay. Khó có thể bắt gặp hình ảnh cả gia đình quây quần bên nồi bánh chưng, bánh tét hay những chảo mứt thơm lừng.

Mọi thứ giờ đây thật đơn giản nhẹ nhàng. Chỉ cần ngày cận Tết, chạy ra cửa hàng mua dăm ba ký thịt, một chút bánh mứt hạt dưa, vài cặp bánh chưng, ít đòn bánh tét. Nhưng không phải vì vậy mà Tết kém phần rộn ràng, náo nức, chỉ cần các thành viên trong gia đình cùng quây quần, sum vầy bên bữa cơm, tràn ngập tiếng cười. “Dù ai buôn bán nơi đâu. Nhớ ngày Tết đến rủ nhau mà về”. Tết Nguyên đán là khoảnh khắc thiêng liêng, mang lại cảm giác hạnh phúc của sự sum vầy.

Tết nay như một sự giao thoa giữa những hoài niệm và nét hiện đại của cuộc sống. Nhớ về Tết xưa để biết gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của cha ông qua nhiều thế hệ, để những điều đẹp đẽ không bị mất đi, mà vẫn tiếp tục hiện diện trong mỗi gia đình ngày nay, nuôi nấng tâm hồn những người trẻ, trở thành sợi dây kết nối thế hệ trong những ngày Tết sum họp, đoàn viên.

Theo THIÊN AN (baodanang.vn)

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bảng lảng mùa sương

(GLO)- Chiếc xe bắt đầu sang số, nhấn ga để vào địa phận đèo dốc. Trước mặt chúng tôi, sương giăng đầy. Sương bao trùm đỉnh núi, bám phủ quanh rừng cây, buông mình lên những vạt cỏ, xóa luôn dấu vết con đường quanh co, khúc khuỷu. Kính xe mờ, mặt người đẫm lạnh.

Minh họa: Huyền Trang

Nẻo về Pleiku

(GLO)- Tôi ngồi gõ những dòng này vào ngày đầu tiên thí điểm mở thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn đi qua phía trước Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên (TP. Pleiku).

Hoa muộn

Hoa muộn

(GLO)- Người xưa yêu chuộng hoa mai, xem mai là loài hoa biểu trưng cho người quân tử, có cốt cách chính trực, phong nhã.

Màu xoan thương nhớ

Màu xoan thương nhớ

(GLO)- Trong những chiều hoa rụng, mẹ nói với bố là mẹ nhớ quê, nhớ cây xoan già bên cạnh cầu ao. Mẹ kể, sau ngày mẹ lấy chồng, ông ngoại đã xẻ hết cây xoan quanh nhà để ngâm dưới ao. Ông bảo phải ngâm trước mới kịp để sau này có gỗ cho bố mẹ làm nhà.

Hương phố, hương đồi

Hương phố, hương đồi

(GLO)- Thường thì khi gắn bó với một nơi quá quen thuộc, chúng ta hay mặc nhiên nghĩ rằng những gì đang hiện diện là hết sức bình thường, chẳng đáng bận tâm. Chỉ đến khi xa vắng mới thấy lòng thật chông chênh, khắc khoải.

Hương cau mùa cũ

Hương cau mùa cũ

(GLO)- Mỗi lần đi ngang qua vườn cau, lòng tôi lại xao động bởi mùi hương thanh khiết mà dịu dàng của những chùm hoa nở rộ. Hương cau không nồng nàn như hoa sữa mà thoảng nhẹ như một ký ức xa xăm, gợi nhớ những mùa cũ đã đi qua trong đời.

Hương lúa

Hương lúa

(GLO)- Tuổi thơ tôi gắn liền với cánh đồng lúa bát ngát với mùi hương lúa thơm nồng mỗi mùa vụ. Đó là hương thơm của quê hương, của những ngày tháng gắn bó với ruộng đồng, của những ký ức tuổi thơ êm đềm và tình yêu đất mẹ thiêng liêng.

Nhớ tuổi thơ “cắt cỏ, chăn bò”

Nhớ tuổi thơ “cắt cỏ, chăn bò”

Ai cũng có một tuổi thơ với nhiều kỷ niệm. Tuổi thơ của chúng tôi ngày ấy ở quê cũng “đặc biệt” lắm. Đó là ngoài việc đi học, còn phải phụ giúp gia đình chăn bò, cắt cỏ, làm đồng. Tất nhiên, đó cũng là những ngày tháng vui chơi đầy ắp tiếng cười.

Minh họa: Huyền Trang

Nắng đượm thềm xuân

(GLO)- Trời nhè nhẹ dần ấm lên theo bước đi chầm chậm của mùa xuân. Ai cũng có cảm giác ngày tháng thênh thênh dài rộng hẳn ra, dù mỗi ngày vẫn chừng ấy giờ đồng hồ.

Phụ nữ là để yêu thương

Phụ nữ là để yêu thương

(GLO)- Không phải ngẫu nhiên mà xưa nay danh xưng “phái đẹp” lại chỉ dùng khi nói về phụ nữ. Họ còn được ví như những bông hoa tươi thắm với tất cả sự nâng niu, yêu mến bởi cái đẹp tự thân không thể phủ nhận.

Tháng ba

Tháng ba

(GLO)- Tháng ba về, vùng đất Tây Nguyên lại chuyển mình trong một bản hòa ca của sắc màu và hương thơm. Đây là một trong những thời điểm đẹp và đặc biệt nhất trong năm của cao nguyên đầy nắng gió này. Cả đất trời trở nên thơ mộng hơn bao giờ hết, dễ khiến lòng người lưu luyến nhớ thương.

Hoa vàng anh nơi miền sơn cước

Hoa vàng anh nơi miền sơn cước

(GLO)- Một người bạn đã rủ tôi xuôi đường xuống Vĩnh Thạnh, Bình Định. Đây là huyện miền núi sát với huyện Kbang, Gia Lai. Mùa này, hai bên bờ suối khoác lên mình một tấm áo rực rỡ của hàng trăm cây vàng anh, nổi bật trên nền trời xanh thắm.

“Gặp gỡ êm đềm”

“Gặp gỡ êm đềm”

(GLO)- Gần như không thể đếm được mỗi chúng ta đã có bao nhiêu lần gặp gỡ trong đời. Dù so với cái rộng dài của thế gian thì “môi sinh” của một người cũng chỉ là bầu không khí nhỏ thôi.

Hương mía

Hương mía

(GLO)- Những năm 80 của thế kỷ trước ở quê tôi, khi tháng Giêng về thường diễn ra một hoạt động mà đứa trẻ nào cũng đều rất háo hức đợi mong, đó là hợp tác xã tổ chức ép mía cho bà con nông dân. Lúc này, đám trẻ con chúng tôi thường được bố mẹ nhờ phụ giúp trông mía.

Minh họa: Huyền Trang

Mùa xanh vào giêng hai

(GLO)- Như một câu thơ bất chợt ngân lên, rồi líu ríu theo chúng tôi suốt cả chặng hành trình, khi mùa xuân đang ở độ thật đầy đặn, thật viên mãn: Mùa xanh vào giêng hai.

Tản mạn chuyện tình yêu

Tản mạn chuyện tình yêu

(GLO)- Trong một giờ học liên quan đến nội dung giáo dục giới tính, sau nhiều vấn đề được nêu ra thảo luận khá sôi nổi, tôi đặt câu hỏi thăm dò thử xem các em học sinh suy nghĩ thế nào về tình yêu ở tuổi học trò. Lớp học ngay lập tức được chia thành 2 nhóm với các ý kiến trái chiều.

Thanh âm quê nhà

Thanh âm quê nhà

(GLO)- Sinh ra vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, tuổi thơ tôi gắn liền với những cánh đồng lúa xanh mướt, con đường làng quanh co và những ngôi nhà tranh đơn sơ mộc mạc. Quê nhà dẫu còn nghèo khó nhưng lại chứa đựng biết bao kỷ niệm đẹp đẽ, khó quên.

Giấc mơ xanh

Giấc mơ xanh

(GLO)- Mùa xuân có muôn vàn con đường mở ra trước mắt. Mới hôm nào giá rét đẩy ta đến bờ sông sụt lở, thấy bi quan, lo lắng thì giờ đây, mùa xuân như bến mơ, có con đò sẵn đợi.

Mùa đót

Mùa đót

(GLO)- Mỗi khi trời đất được sưởi ấm dần từ những tia nắng mùa xuân, cây lá bên đường xanh non nảy lộc, hoa tươi thắm sắc, tôi lại bâng khuâng nhớ về những điều gần gụi. Thoáng thấy dáng má cặm cụi bên hiên ngồi tết lại cây chổi đót đã bung ra những lạt mây, tôi chợt nhớ về những mùa đót cũ.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Ngát hương mùa hoa trắng

(GLO)- Đầu xuân mới, Tây Nguyên khoác lên mình tấm áo trắng tinh khôi của những vườn rẫy cà phê. Đó là lúc đất trời như giao hòa trong sắc hương, khi từng chùm hoa trắng muốt nở rộ trên những cành cây, tỏa hương ngọt ngào quyến rũ khắp không gian.