Về nhà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mấy cơn gió rượt đuổi nhau làm trời đêm mát rượi. Tân ngủ mê trên ghế bố kê cạnh chiếc xe khách mặc kệ cho phía bên kia đường mấy bài hát xuân vẫn ra rả vọng ra từ chiếc loa kẹo kéo.

truyenxuan 2025

Bốn giờ sáng Tân phải dậy chất hàng vào gầm xe để sáu giờ xuất bến. Chợt điện thoại trong túi quần đổ chuông làm Tân giật mình. Vẫn nhắm nghiền mắt, Tân nhấn nút nghe. “Alo, có phải nhà xe Xuân Sang không? Cho tui một vé về Quảng Nam ngày 26 Tết. Tui tên Tám Hồng...”.

Tân nén cơn giận để không thốt lên một câu cộc cằn. Ai lại đi đặt vé xe vào giờ này bao giờ? Tân bảo người đàn bà sáng mai gọi lại. Tân ngái ngủ ngồi dậy, đám đàn ông bên kia đường vẫn chưa tàn cuộc nhậu.

“Năm trước con hẹn đầu xuân sẽ về, nay én bay đầy trước ngõ mà tin con vẫn xa ngàn xa…”. Gã đàn ông dí mắt vào điện thoại, hát bằng cái giọng lè nhè say rượu. Tân ngồi nhìn qua, phố phường xao xác gió cuối năm tự nhiên lòng ngơ ngẩn buồn.

Bốn giờ sáng, phố đã chộn rộn. Mấy chiếc xe ba gác liên tục chở những bao tải nặng trịch tới. Hàng tết, toàn củ hành củ kiệu, đủ loại bánh mứt xanh đỏ từ phố về quê.

Tân hút rột cho xong ly cà phê rồi bắt tay vào việc. Mồ hôi làm tấm lưng gã trai như vừa dội nước. Điện thoại đổ, đầu dây bên kia là một giọng đàn bà lớn tuổi: “Cho tui một vé về ngã ba Hương An hai sáu Tết, tui tên Tám Hồng”.

Nhớ tới cuộc gọi làm mình thức giấc đêm qua Tân bực dọc. Nhìn đồng hồ mới năm giờ kém, Tân gắt: “Cô gọi chi toàn giờ trời ơi, chừ còn chưa tới năm giờ sáng”. Giọng người đàn bà khẩn khoản: “Tui đợi suốt đêm chờ tới sáng gọi liền, sợ không có xe về quê…”.

Tân dịu giọng bảo: “Sáng hai sáu Tết, đúng sáu giờ xe xuất bến, cô ra sớm cỡ nửa tiếng nghe”. Cúp máy xong Tân nhảy lên đầu xe lấy cuốn sổ ghi nguệch ngoạc: “Tám Hồng - Hai sáu Tết - Ngã ba Hương An”.

Những chuyến xe chạy đường dài liên tục không có ngày nghỉ làm Tân bơ phờ, cứ đặt lưng xuống bất kể là ghế bố hay ngồi dựa trên xe là ngủ say như người bị bỏ thuốc mê. Gió đêm thoảng mùi bông vạn thọ. Đã nửa đêm, những người bán bông vẫn không ngừng sắp xếp, bày biện. Vài người tụm lại hỉ hả, bông mùa này bán được hơn năm ngoái.

Một bàn tay vỗ vỗ vào vai, Tân mở mắt nhìn thấy một gương mặt xa lạ đầy nếp nhăn đang nhìn mình. Tân ngồi bật dậy: “Cô kiếm ai?”. Người đàn bà nheo mắt nhìn hông xe, lẩm nhẩm cái tên Xuân Sang màu xanh da trời rồi cười rạng rỡ: “Đúng nhà xe Xuân Sang rồi, cô về Hương An, cô tên Tám Hồng nè con!”.

Tân giật mình móc điện thoại ra xem giờ, sợ mình ngủ quên đến sáng không kịp chất hàng. Chiếc điện thoại nhấp nháy chỉ một giờ sáng. Tân đâm quạu: “Trời đất, chớ cô làm cái chi mà nôn kinh rứa. Sáu giờ xe mới chạy!”. Người đàn bà hình như không đọc được nỗi bực dọc trong câu nói của Tân, miệng vẫn cười: “Về ăn Tết mà con, không nôn răng được”.

Tân tặc lưỡi, đưa tay chỉ cái ghế nhựa ở đuôi xe bảo bà ngồi đấy đợi. Còn mình lại nằm xuống ghế bố, đưa cái mũ úp lên mặt che ánh sáng vàng vọt của đèn đường, cố tìm lại giấc ngủ bị cắt ngang. Xoay qua xoay lại mấy lần vẫn không cách nào ngủ lại được, Tân đành ngồi dậy, kéo cái ghế bố lại sát bà già.

Bà áy náy vì làm Tân mất ngủ, phân bua rằng năm ngoái chứ đâu, bà đặt xe về quê, người ta bắt đặt cọc hai trăm. Hai tám tết, bà gọi đến hết pin, sụp nguồn mà số máy vẫn không liên lạc được. Bà ngồi sụp xuống vỉa hè, cái bọn lừa phỉnh chi thất đức.

“Rứa là tết năm ngoái xóm trọ còn lại mình cô. Tới cơn gió cũng lạnh ngắt, tưởng chừng như thổi từ cái xứ trung du lúp xúp đồi vào tận phương Nam” - bà già phân bua với Tân.

Tân hỏi bà làm chi trong Sài Gòn? Bà kể ngoài quê không còn ai, cái nhà trống trước gió sau, tháng mười, mười một mưa gió bốn bề chẳng trồng cấy chi được. Nghe người quen rủ, bắt xe vô Sài Gòn bán vé số. Cái chân còn khỏe còn đi, chắt bóp cho bữa đau yếu.

Nhìn bà nâng niu cái ba lô, Tân đùa chắc là vàng bạc cả mớ trong nớ. Bà cười, vàng bạc chi mô, gói ghém chút ít về sắm sửa bữa tất niên cho ấm. Mình đi biệt, cái nhà nguội tanh.

Rồi bà quay sang Tân: “Chớ hồi mô xe nghỉ, mùng mấy bây về?”. “Chắc năm ni con không nghỉ. Xe chạy 30 về tới quê, sáng mùng Một quay đầu để mùng Hai về lại. Mùng Một xe chạy gió, không có người khách mô…”. “Răng lạ rứa, tết mà không về nhà. Chỉ những ai không nhà không cửa mới ở ngoài đường đêm giao thừa? Con không về chắc ba má con khỏi ăn tết”…

Giọng bà thảng thốt, y như việc không về quê ăn tết là chuyện ngược đời chưa từng thấy. Mấy câu nói của bà làm mắt Tân cộm lên như có cát rớt vào.

Ba năm rồi Tân không về nhà từ cái ngày ba nói sẽ làm mâm cơm rồi để dì Thắm về ở với ba. Tân đùng đùng nổi giận “có bà Thắm thì không có con” rồi nhảy xe đi Sài Gòn. Má mất từ hồi Tân còn nhỏ xíu, dì Thắm bên nhà bao nhiêu năm qua lại giúp ba nấu cơm, việc nhà cửa. Nhưng mà để dì thay thế má thì không bao giờ.

Thiệt lạ, dưới ánh đèn vàng vọt Tân dốc gan ruột kể cho bà nghe chuyện mình. Ba năm qua Tân nào có kể cho ai nghe dù đó là chú Sang chủ xe coi Tân như con cái trong nhà.

Nghe xong bà già cười giòn, tưởng chuyện chi kinh khủng lắm, hóa ra chuyện nhỏ xí xi. Chứ bây đi suốt, giở lịch ra đếm xem một năm ở với ổng được mấy ngày. Rồi ốm đau có nấu được cho ổng miếng cháo không? Bà lại đưa tay gõ nhẹ vào đầu gối Tân, phải mừng chứ, mừng vì cuối đời ba còn có người bầu bạn.

“Về đi con, về ăn tết với ba. Ông già bây chắc ba năm qua không có tết. Tội, nhà mô không đủ đầy sum họp thì còn chi tết nữa”…

Câu nói của bà Hồng lẫn trong tiếng còi xe, giao nhận hàng tết mà làm Tân đứng sững. Tân nhớ chiều Ba mươi Tết, dáng ba gầy guộc ngồi hóa vàng mớ giấy tiền sau khi cúng tất niên. Mớ khói loang trong chiều, phủ cả lên mái tóc nhiều sợi bạc. Trong gió có cả mùi nước nhưn mỳ gà khử nén thơm phức dì Thắm nấu dưới bếp. Lâu lắc rồi Tân chưa ăn một tô mỳ gà rau sống chuối cây. Tân quay mặt đi, hình như trong mắt có nước.

Trời hưng hửng sáng. Chủ xe cầm bịch cà phê đi tới, mở cửa xe. Bà Hồng rạng rỡ, ôm cái bọc đứng dậy. Khi bước lên xe, bà nghe giọng Tân chắc nịch: “Làm hết hai tám con nghỉ nghe chú Sang, con về nhà!”.

Theo Nguyễn Thị Như Hiền (QNO)

Có thể bạn quan tâm

Dòng sông An Lão. Ảnh: internet

Dòng sông tuổi thơ

(GLO)- Có lẽ ai cũng có một miền ký ức để thương, để nhớ, để mỗi khi mỏi mệt giữa cuộc đời xô bồ lại mong được trở về. Với tôi, miền ký ức ấy nằm dọc theo dòng sông An Lão, đoạn chảy qua thôn Hội Long-một làng quê nhỏ thuộc huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.

Mật ngọt trước hiên nhà

Mật ngọt trước hiên nhà

(GLO)- Trước hiên nhà tôi bỗng xuất hiện một tổ ong mật. Đàn ong bay lượn trong nắng mai, những đôi cánh mỏng manh khẽ rung lên, hòa cùng làn gió nhẹ, tạo nên bản nhạc du dương. Tôi lặng lẽ dõi theo, chợt cảm thấy lòng mình cũng rung lên theo nhịp điệu ấy, một sự đồng điệu vô hình.

Mùa hè tuổi thơ

Mùa hè tuổi thơ

(GLO)- Thế là mùa hè đã về. Tia nắng thắp đỏ chùm phượng vĩ trải dài trên những lối phố. Tôi đi miên man trong nắng vàng, hòa cùng bản giao hưởng tiếng ve giữa trưa oi bức. Ký ức những ngày hè của tuổi thơ bỗng ùa về, lay động hồn tôi.

Một thời hương mía…

Một thời hương mía…

(GLO)-Từ con ngõ quen thuộc, tôi hướng mắt ra cánh đồng, thu vào bạt ngàn màu xanh của mía, bắp, đậu, khoai lang... Mỗi mùa một sắc điệu, trù phú và no đủ. Nếu ai đó từng gắn bó với mảnh đất này như tôi sẽ nghe tim mình thổn thức, thấy lòng xốn xang khi bao ký ức luyến thương thầm gọi, tìm về.

Chiêng ngân lòng phố

Chiêng ngân lòng phố

(GLO)- Sương còn an nhiên trên từng ngọn cỏ. Dãy núi phía trước nhà hiện ra mờ mờ. Đâu đó, vẳng trong thung sâu, gà rừng đã cất những thanh âm đầu tiên kéo bình minh vượt qua sườn đồi để chào một ngày mới.

Mùa hạ bình yên

Mùa hạ bình yên

(GLO)- Tôi thường kết thúc một buổi tối bằng vài phút ngồi yên trước khi đặt mình vào giấc ngủ. Ánh sáng của bóng đèn đêm phả dịu xuống là một bối cảnh nhẹ nhõm cho những nghĩ ngợi còn đọng lại sau cùng khi ngày vừa trôi.

Chạm vào sách

Chạm vào sách

(GLO)- Tôi có thói quen đọc sách từ hồi còn nhỏ. Cứ đi đâu, làm gì thấy thuận tiện là tôi mang sách theo cùng. Trên chuyến tàu Bắc-Nam hay trên chuyến xe đường dài, trong ba lô của tôi luôn có một vài cuốn sách mới mua hay đọc nửa chừng.

Ngoái nhìn thương nhớ

Ngoái nhìn thương nhớ

Mỗi lần ngang qua góc phố nhỏ ấy, mình đều sẽ sàng ngoái đầu nhìn lại ngôi nhà ba tầng cũ kĩ và hàng cây bằng lăng đang đến mùa trổ hoa vun tán tròn no đủ mãi khiến cho bao người ngẩn ngơ theo sắc màu tim tím đến lạc lối về.

Kỷ niệm khó quên

Kỷ niệm khó quên

(GLO)- Cũng đã nhiều lần, tôi được tham dự những buổi giao lưu giữa tác giả với bạn đọc qua các chương trình nghe nói chuyện thơ, đêm thơ-nhạc, buổi ra mắt tác phẩm mới, giới thiệu tác giả-tác phẩm do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức.

Những mùa sen

Những mùa sen

(GLO)- Tôi có một thời thơ ấu sống bên đầm sen Đồng Tháp Mười. Những buổi chiều mùa hạ, các anh chị chèo chiếc xuồng nhỏ đưa tôi ra một đầm nước mênh mông với ngập tràn màu sen hồng chấp chới, ngan ngát hương thơm.

Khi phố mùa hoa

Khi phố mùa hoa

(GLO)- Nơi nắng mưa chia 2 mùa rõ rệt, giao của mùa là những phố màu hoa. Không còn gió se mát hanh hao trên nền trời xanh ngắt, cái nóng oi hầm bắt đầu cho một ngày như sớm hơn thường lệ. 

Bước chậm, thở sâu

Bước chậm, thở sâu

(GLO)- Người xưa có câu: “Dục tốc bất đạt” (nghĩa là nếu muốn nhanh chóng thành công mà lại nóng vội thì sẽ không đạt kết quả). Còn bây giờ, mọi người thường bảo nhau, muốn nhanh thì phải từ từ.

Ru ta dịu dàng

Ru ta dịu dàng

(GLO)- Hôm đi tập huấn chuyên môn, tôi gặp lại Mây, cô bạn chung phòng ký túc xá hồi đại học. Suốt buổi hàn huyên, Mây cứ đăm đăm nhìn tôi, đôi mắt nói nhiều hơn cả những lời tâm sự.

Lưu bút học trò

Lưu bút học trò

(GLO)-Tháng 5, nắng bắt đầu rót mật lên từng kẽ lá. Màu nắng ấm nồng như lời thì thầm của thời gian, nhắc nhở chúng tôi rằng, ngày chia tay thầy cô, bè bạn đang đến thật gần. Trong lòng mỗi chúng tôi, dường như có một khoảng trống dần mở ra, khoảng trống của bao điều chưa kịp nói, chưa kịp làm.

Bánh tráng Bình Định

Bánh tráng Bình Định

(GLO)- Bánh tráng có thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu trên cả nước, cả trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Thế nhưng chẳng hiểu sao, tôi cứ nghĩ và nhớ về món bánh tráng Bình Định. Có lẽ là bởi không ở nơi đâu bánh tráng lại đa dạng và có thể ăn vào mọi dịp như “xứ nẫu”.

Gặp lại thanh xuân

Gặp lại thanh xuân

(GLO)- Tôi từng thấy chị gái mình đứng thật lâu trước tấm gương. Lúc đầu, tôi cứ ngỡ chị đang nhìn xem có vết nám nào trên mặt như một sự lo âu thường thấy của phụ nữ nhưng không phải.

Tiếng ve gọi hè

Tiếng ve gọi hè

(GLO)- Ai cũng từng trải qua những ngày cắp sách đến trường, cũng từng háo hức đợi tiếng ve gọi hè sang, từng bâng khuâng trước những cánh hoa phượng vĩ đầu mùa.

Vừa vặn sống

Vừa vặn sống

(GLO)- Thỉnh thoảng, trong một buổi sớm mai, nếu không phải bận bịu quá với công việc, tôi thường ngồi bên vỉa hè, dưới một gốc thông.

null