Bữa cơm ngoài đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Tôi sinh ra từ làng, lớn lên cùng cánh đồng mỗi năm 2 vụ chính. Thuở ấu thơ, tôi và cánh đồng cùng đi qua những mùa mưa nắng, cùng đằm vị mồ hôi chát mặn của cha mẹ và niềm vui lan tỏa của những bữa cơm ngoài đồng.

Cánh đồng làng xa khu dân cư. Để công việc đồng áng hoàn thành sớm nhất có thể, buổi trưa, người dân thường ăn cơm tại đồng. Những bữa cơm với cá rô kho, canh cua đồng hay mớ rau tập tàng hái quanh bờ vùng, bờ thửa được mẹ đem luộc, đạm bạc mà thơm ngon đến lạ.

Thường thì dịp gieo cấy và mùa gặt mới ăn cơm ngoài đồng. Thế nên bọn con nít háo hức đợi đến những ngày “trọng đại” ấy. Việc nhà nông lam lũ, vất vả, nhưng đối với những đứa trẻ “ăn chưa no, lo chưa tới” thì những bữa cơm ngoài đồng là dịp trải nghiệm, thỏa nỗi mong chờ. Giữa cánh đồng bao la là cây ngô đồng và hàng bạch đàn. Tầm trưa, bà con nghỉ tay, xúm xít dưới những bóng cây. Tiếng nói cười xôn xao quên đi cái nắng, quên đi giọt mồ hôi đang chảy tràn trên mặt.

mot-thuo-com-dong-3201.jpg
Minh họa: HUYỀN TRANG

Tôi nhớ lần đầu tiên được giao nhiệm vụ nấu và gánh cơm ra đồng. Đây là công việc nặng nhọc và quan trọng. Tôi nhủ thầm phải hết sức cẩn thận từ công đoạn nấu cơm, nấu thức ăn và cần đi chậm, nhất là qua những bờ thửa. Đến ruộng nhà mình cũng là lúc 2 vai ê ẩm, đỏ tấy. Tôi nhẹ nhàng đặt quang gánh xuống rồi gọi cha mẹ thật to như trút được gánh nặng. Cha mẹ và cả những người gặt lúa quanh đấy đều ngẩng lên nhìn. Tôi đọc được niềm vui trong ánh mắt của mẹ cha và dĩ nhiên bữa cơm hôm ấy đối với tôi rất ngon.

Mới đó, ngoài đồng lúa đã uốn câu. Từng tia nắng sớm trải đều lên từng bông lúa, lặn sâu vào bên trong cho hạt lúa thêm chắc mẩy, vàng ươm. Mùa gặt sắp sửa đến. Tôi nhớ không khí khẩn trương và rộn ràng của làng trên xóm dưới. Người người chuẩn bị nông cụ, những bước chân hối hả, những cuộc trao đổi chớp nhoáng về việc vần đổi công.

Tôi tản bộ ra đồng vào lúc chiều ngả bóng, nắng không còn gay gắt. Miên man từng cơn gió thổi qua những đám ruộng vừa gặt xong. Bờ xanh lút cỏ. Đàn bò nhẩn nha gặm bóng tà dương. Xa xa, đàn cò trắng đứng co chân, rỉa cánh yên bình.

Tôi nhìn quanh nhưng không còn thấy vết dấu của những mùa gặt năm xưa. Bởi mọi công đoạn nhà nông hiện nay đều có máy gặt liên hợp đảm nhiệm. Cánh đồng lúa mênh mông chỉ vài hôm là gặt vãn. Rơm rạ vùi xuống đất hoặc đốt tạo phân cho mùa sau. Lúa dồn bao, xe công nông chở thẳng về nhà.

Không còn hình ảnh của những bữa cơm trên đồng, những bát nước chè xanh, những điếu thuốc lào đặt trên bờ ruộng. Không còn cảnh người dân đứng đầu bờ ăn vội ăn vàng bát cơm vì mưa sắp đổ, lũ lụt sắp đến. Bỗng nhiên, tôi da diết nhớ hình ảnh những bác nông dân thoăn thoắt đôi chân gánh lúa. Mồ hôi ướt đầm lưng áo. Các bác ấy nay đã già. Mỗi chiều ngồi bên hiên nhà, nói chuyện với cháu con, nhắc lại mấy câu chuyện cũ. Và giần sàng, nong nia, cả quang gánh đều được cất gọn gàng trên gác bếp, trong nhà kho.

Ngày nay, khoa học kỹ thuật có nhiều thành tựu, nền nông nghiệp vì thế phát triển không ngừng. Việc cơ giới hóa trong sản xuất giúp người dân đỡ vất vả hơn, giúp bộ mặt nông thôn ngày càng giàu đẹp nhưng sao lòng tôi vẫn trĩu nặng khi nhớ về những bữa cơm ngoài đồng ngày ấy.

Có thể bạn quan tâm

Mưa thu

Mưa thu

(GLO)- Mùa thu bao giờ cũng đem đến nhiều xúc cảm, nhất là khi thư thái ngồi lại cùng những cơn mưa.
Đừng vội nản lòng

Đừng vội nản lòng

(GLO)- Ai trồng cây cũng mong đến ngày hái quả. Người ta khi làm việc gì cũng đều mong gặt hái được kết quả. Điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi. Vậy nên, đừng vội nản lòng khi kết quả mình mong đợi chưa đến.
Như cau trước bão

Như cau trước bão

(GLO)- Lúc gia đình tôi chuyển về nơi ở mới, ngay trước cửa đã có hàng cau thẳng tắp. Cây nối nhau, cao tầm hơn chục mét, như chiếc lược lớn chải vào mây trời.

Trăng ngọc ngà

Trăng ngọc ngà

Non đêm, mấy người đàn ông trung niên trong xóm tụ lại trước sân nhà Minh, chơi cờ giết thời gian, ca hát góp vài tiếng lao xao chờ đón trăng lên. Trong đám người lao xao đó có vợ chồng Thụy.
Mây ngũ sắc…

Mây ngũ sắc…

Bà ơi bà! Giá mà bà cháu mình được ngồi đung đưa trên vầng trăng lưỡi liềm kia thì vui phải biết. Hai bà cháu mình ngắm mây bay luồn qua những kẽ ngón chân. Thò tay xuống nhón mây chỗ này thả ra chỗ kia. Nặn lại mấy vầng mây hình thù xấu xí kia thành hình bông hoa, con cún.
Lời sóng vỗ

Lời sóng vỗ

(GLO)- Biển trong mắt người gắn mình với xứ núi hơn 40 năm luôn là một điều bí ẩn. Có lẽ vì thế nên những lần đắn đo lựa chọn điểm đến cho những kỳ nghỉ ngắn hoặc dài ngày, nơi có biển vẫn luôn là ưu tiên.
Nhớ những mùa vàng

Nhớ những mùa vàng

(GLO)- Những mùa lúa vàng trĩu bông thơm mùi rơm rạ là hình ảnh đã ăn sâu vào ký ức bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người lớn lên ở thôn quê.
Thơm thảo mùa thu

Thơm thảo mùa thu

(GLO)- Một buổi chiều thu, giữa người xe phố phường giăng mắc, tôi chợt thấy bên vỉa hè một chị hàng rong lặng lẽ bày ra những quả hồng. Những quả hồng chín ửng căng bóng, màu cam đỏ pha chút thẫm xanh dịu mắt được xếp vào chiếc mẹt tre.
Cơn bão đi qua

Cơn bão đi qua

Bão đi qua, ta thêm yêu thương, biết sẻ chia hơn với những mảnh đời khốn khó. Bão tan, ta bắt đầu lại từ những mầm xanh hy vọng...
Hương ổi mùa xa

Hương ổi mùa xa

(GLO)- Tôi không lớn lên giữa đồng bằng miền Bắc để được biết đến cái ngọt ngào và tinh túy của đất trời vào thu bằng hương cốm hay hương thị đẫm hồn xưa.
Tự “chữa lành” cho bản thân

Tự “chữa lành” cho bản thân

(GLO)- Cứ gần đến ngày nghỉ lễ là các anh chị đồng nghiệp lại xúm xít hỏi nhau: “Lễ này đi chơi ở đâu?”. Còn tôi thì chỉ muốn nghỉ ngơi bên gia đình. Đã rất nhiều năm rồi, tôi không có khái niệm đi chơi ngày lễ, nhất là những chuyến đi chơi xa dài ngày.
Bất chợt mùa lá rụng

Bất chợt mùa lá rụng

(GLO)- Mùa thu ở xứ sở nhiệt đới như nước Việt chúng ta, sự chuyển đổi của thiên nhiên không rõ ràng, đặc tả như ở trời Âu. Nhưng sắc thái của mùa lá rụng cũng đủ để làm xao động lòng người, ghi dấu ấn vào thi ca, nhạc họa từ xưa đến nay
Sắc lan mùa phố

Sắc lan mùa phố

(GLO)- Người chơi lan vẫn có câu: “Kiến giả thị bảo, bất kiến giả thị thảo” (Nghĩa là: Biết thì là bảo vật, không biết thì chỉ là cỏ). Vì thế, mỗi người chơi lan sẽ có một cách ứng xử riêng với hoa.
Quê cũ

Quê cũ

(GLO)- Xe bắt đầu rẽ vào con đường bê tông rộng rãi. Trước mắt là xóm làng với những ngôi nhà cao tầng, mái lợp ngói đỏ nhấp nhô. Bên trái là cánh đồng lúa sắp vào vụ gặt, vàng ươm trải dài.

Tháng Chín...

Tháng Chín...

Tháng Chín khiến người ta nhớ và bâng khuâng khi vấn vương một tà áo trắng, một ánh mắt cười trong ngày khai giảng. Mới đó mà đã gần hai mươi năm trôi qua. Không dưng thèm bé lại, được hồn nhiên tung tăng cắp sách tới trường như thuở nào.
Hương vị của kỷ niệm

Hương vị của kỷ niệm

Hôm rồi, đứa em ở Bến Tre lên thành phố, ghé nhà thăm và tặng một bịch nhãn long nhà trồng được. Cầm bịch nhãn long trên tay mà Linh ngỡ ngàng vì có trái vỏ màu trắng, trái thì vỏ màu tím, nhãn long giờ thật lạ.
Tháng Chín yêu thương

Tháng Chín yêu thương

Ngày đầu tiên của tháng Chín, tôi đi trong nắng thu vàng mà lòng trào dâng nhiều cảm xúc. Xin gửi lời chào tháng mới yêu thương, với Tết Độc lập của dân tộc và những ngày đầu đến trường sau kỳ nghỉ hè.

Chòi rẫy

Chòi rẫy

(GLO)- Trong rẫy của người Jrai bao giờ cũng có một cái chòi. Sau khi thu hoạch nông sản, tất cả sẽ được cất giữ tại chòi rẫy.
Thương những bờ xanh

Thương những bờ xanh

(GLO)- Từng có những bờ xanh thật xanh, mãi cứ ngời biếc ở một khoảng nào đó trong tâm thức chúng tôi, những đứa trẻ đã từng lớn lên giữa trong lành xa xưa ấy.
Nhà

Nhà

(GLO)- Bạn từ phố về quê chơi. Suốt đêm đầu tiên, tôi nghe tiếng bạn trở mình, lục đục đi ra, đi vào. Sáng dậy, mắt bạn đỏ kè, ngồi uống cà phê còn ngâm nga câu: “Thức đêm mới biết đêm dài”.