“Có nỗi nhớ không mang tên”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiếc xe khách lướt êm trên quốc lộ 14 uốn lượn theo những hàng thông. Mặt trời đã ở phía sau lưng, hoàng hôn lộng lẫy dát vàng lên những tàng cây cao vút. Khi bước chân tôi chạm vào vùng đất đỏ bazan thì sương mù cũng vừa bảng lảng.

co-noi-nho-khong-mang-ten-bg-2693.jpg
Minh họa: H. T

Hồ Tà Đùng tĩnh lặng giữa cái lạnh se se núi đồi. Tôi thưởng thức ly cà phê trong tiếng gió lao xao của rừng cây ven hồ. Hương cà phê hay là hương rừng e ấp trong không gian, vỗ về từng bước chân, chào đón một người bạn mới. Tôi hít thở bầu không khí trong lành, chưa bao giờ cảm thấy lòng thảnh thơi như thế.

Tây Nguyên bí ẩn qua từng trang sách, thước phim giờ đang hiện hữu trước mắt, sao tôi lại thấy thân thương đến lạ. Tôi đứng nhìn từng con sóng lăn tăn trên mặt hồ, dang tay đón gió, như muốn lưu lại cả khung cảnh bình yên ấy vào trong tâm trí.

Trong hành trình đến Tây Nguyên lần này, tôi đi qua những cánh rừng cây lá bạt ngàn. Vài tia nắng chiều còn sót lại long lanh như màu hổ phách. Thời tiết se se lạnh đủ để tôi choàng thêm chiếc khăn làm duyên cùng hoa cỏ. Những thân cây san sát nhau, vững chãi vươn lên trời xanh.

Tôi thấy mình thật nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vĩ. Và, tôi lại tự hỏi: Tây Nguyên có những điều gì khiến bao người thương nhớ?

Thung lũng mùa này mờ ảo trong mây, là sương mù hay khói bếp nhà ai khi chiều về quây quần bên mái nhà đơn sơ thơm lừng khoai mì nướng. Một thoáng hoài niệm và cảm giác thân thương ùa về.

Tôi yêu sự giản dị. Tôi thích cái không khí an nhiên tự tại, thong thả như dòng suối róc rách dưới khe, như phiến đá già rong rêu ngàn năm trầm mặc. Cứ thế, tôi ngồi lặng nghe tiếng hoàng hôn buông, hòa bóng mình cùng với bóng cây trải dài trên thung lũng.

Trăng nhô lên từ dãy núi xa xa, hắt ánh bạc lên con thác ngày đêm hát bản tình ca của rừng, bọt tung trắng xóa. Tôi như chìm đắm giữa đêm rừng Tây Nguyên bồng bềnh. Tiếng cồng chiêng bên ánh lửa bập bùng, cô gái Ê Đê trong chiếc váy thổ cẩm, bên ché rượu cần làm say lòng du khách. Về khuya, đêm trầm mặc hơn, thỉnh thoảng có tiếng chim kêu hòa lẫn tiếng dòng thác đổ.

Lúc từ biệt Tây Nguyên, tôi hái một nhành hoa mimosa và nâng niu trên tay suốt chặng đường. Chào nhé Tây Nguyên, tôi sẽ trở lại vào một ngày gần nhất, bước chân sẽ lại thơm êm trên thảm hoa vàng, sẽ lại mát lành trong làn suối trong vắt.

Anh bạn đi cùng chợt cất lên tiếng hát “Ánh mắt ấy, tiếng nói ấy thương thương hoài. Gió thế đấy nắng thế đấy không vơi đầy”. Ngồi phía sau, nơi ô cửa kính nhìn ra khung cảnh núi rừng, tôi cũng lẩm nhẩm theo câu hát của nhạc sĩ Nguyễn Cường: “Có cái nắng có cái gió có nỗi nhớ không mang tên không mang tên người ơi!”.

Có thể bạn quan tâm

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mùi Tết

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?

“Mùa đi cùng tháng năm”

“Mùa đi cùng tháng năm”

(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

(GLO)- Dòng Pô Cô huyền thoại uốn lượn qua miền biên giới Ia Grai trước khi chảy qua Campuchia hợp lưu với sông Mê Kông. Mỗi độ cuối đông đầu xuân, ven bờ sông và trên cồn bãi xuất hiện một loài hoa rất đẹp, người Jrai gọi là bra tang hay còn gọi là hoa rù rì.

Công nhân Công ty 74 vận hành máy băm trộn cỏ làm thức ăn cho bò. Ảnh: T.S

Tình ca du mục miền Ia Kla

“Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời/Cỏ cây hoa lá hương thơm tỏa ngát đồng”. Giai điệu ca khúc lãng mạn của những năm tuổi trẻ cứ nhẹ nhàng lẩn quất trong tâm trí khi tôi đến thăm trại bò siêu thịt của Công ty TNHH một thành viên 74 (Binh đoàn 15) trên địa bàn xã Ia Kla, huyện Đức Cơ.

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.

Đèo An Khê. Ảnh: Phan Nguyên

Bâng khuâng chiều An Khê

(GLO)- Tôi trở lại An Khê vào một chiều mưa. Cơn mưa không ồn ào mà rơi êm vào ký ức, đánh thức một miền nhớ xa xôi, thuở nơi đây còn là một thị trấn nhỏ bình lặng nằm ven quốc lộ 19.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa về trên lưng áo mẹ

(GLO)- Từ khi còn nhỏ, tôi đã có thói quen dậy sớm. Mỗi khi tiếng mấy con gà ở chái bếp cất lên, tiếng đòn gánh dựng ở góc nhà sơ ý va vào liếp cửa, tôi lại nghe tiếng ho cố nén của mẹ. Lại thấy thương mẹ nhiều hơn.

Ảnh minh họa: Phạm Quý

Mùa lá rụng

(GLO)- Phố nhỏ của tôi đã vào mùa cây trút lá. Lang thang dọc con đường quen, tôi nhận ra bên hè phố, từng đám lá khô buông dày. Muôn vàn chiếc lá nương theo gió sà xuống những ô gạch cũ, la đà trên mái ngói hiên bàng bạc gam màu trầm. Tôi ngồi trong một góc phố, miên man nghĩ về triền xanh hoa cỏ.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Bước ra ngày mới

Bước ra ngày mới

(GLO)- Lúc còn đi học, mỗi buổi sớm mai, tôi thường nghe thấy tiếng bánh xe lăn trên đường rồi sau đó mới là tiếng những cánh cổng sắt được mở ra, tiếng người đi thể dục lao xao.

Ảnh minh họa: Minh Lê

Mây giăng mắt núi

(GLO)- Qua ngày lập đông, còn bao nhiêu heo may gió cũng mang về theo mùa hun hút. Trên đầu dốc, cây bằng lăng núi lá đã chuyển thành màu đỏ sậm như những nốt son ấm áp giữa bao la xanh. Và mây ở đây, bốn mùa cứ lờn vờn khắp các triền đồi.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn bắp của ba

(GLO)- Nhiều năm ở phố nhưng tôi đã quen với đất đồng, quen với sự bình yên làng mạc. Bởi vậy, hễ có dịp là tôi tranh thủ về quê, chẳng nhất thiết là phải cuối tuần.