Cá đồng mùa lụt

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ở quê tôi, gia đình nào cũng có những bộ đồ nghề đánh bắt cá, chủ yếu là tự làm bằng tre nứa như: nơm, đó, lờ, ống lươn, rớ, đăng, cần câu, chà (chà di)… Ngay từ nhỏ, tôi đã được cha và chú dạy cách đan một số dụng cụ đánh bắt cá nước ngọt.

Tôi được truyền dạy từ cách chọn loại tre nứa đủ độ già, nếu đem ngâm trong bùn lâu ngày thì càng tốt và có độ bền dùng được nhiều năm, đến việc chẻ nan rồi đan lát sao cho đẹp mắt. Trong các vật dụng nói trên thì đan lờ là khó nhất. Người đan giỏi như cha tôi, vừa chẻ tre, vừa chuốt nan đan cả ngày mới xong 1 cái lờ cùng với 2 cái hom. Nhưng được cái là dụng cụ này để dành dùng được lâu năm. Hễ hết mùa mưa là cha tôi đem lờ gác lên chái sau nhà, năm sau tháo xuống dùng tiếp.

Ảnh minh họa, nguồn internet

Ảnh minh họa, nguồn internet

Đến mùa mưa lũ, công việc đồng áng của nhà nông dường như đình trệ. Ở nhà, phụ nữ chỉ lo việc cơm nước, đàn ông ngồi đan lát và mang áo tơi chạy đồng bắt cá về cải thiện bữa ăn, có dư thì đem bán.

Quê tôi là vùng bán sơn địa, nhiều sông suối, ao hồ. Vào mùa mưa lũ, cá về nhiều nên tranh thủ nước lụt vừa lấp xấp chân ruộng thì mọi người đội mưa đi thả câu, đặt chà, cất vó. Tôi thì siêng hơn với việc cắm câu và đặt chà. Mùa mưa nào, tôi cũng làm hàng chục cái chà di. Đan được cái nào liền đội áo tơi xuống đồng tìm nơi thuận lợi, thường thì nơi ruộng có bờ cao bờ thấp hoặc ở con mương có lỗ trổ nước chảy vào ruộng, đặt xuống, miệng quay về phía bờ cao rồi cắm cây nêm chặt ở thân để chà không bị nước cuốn trôi, đồng thời lấy cỏ ngụy trang xung quanh để cá bơi theo dòng nước chạy vào một cách tự nhiên. Khi cá đã lọt vào thì bị nước chảy mạnh đẩy vào sát đáy, nơi bó hẹp và mắc ở đấy không thể quay đầu trở ra được.

Những đêm mưa gió, thường từ 4 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau, tôi mới đi thăm câu, dỡ chà di. Nếu chẳng may, ai đó đi thăm đồng trước mình thì chuyện mất cá cũng là điều... dễ hiểu.

Do vậy, lâu dần, tôi cũng rút được kinh nghiệm trong việc đi đánh cá mùa lũ. Trước khi định vị vùng đặt ngư cụ thì phải bỏ công đi khảo sát một vòng. Nếu thấy có dấu hiệu có người đã thả câu hay đặt các dụng cụ đánh bắt khác nơi đó rồi thì tốt nhất mình đừng chen chân vào.

Ở quê tôi, nếu mùa lụt đi cắm câu thường chỉ bắt được cá tràu (cá lóc), cá trê, cá rô. Thi thoảng có chình mun. Còn đặt chà di thì có đủ loại cá nước ngọt. Có năm lụt lớn, mọi người ở quê bắt được cá chép lớn bụng đầy trứng. Ngày nào trúng mánh được 5-10 kg, cả nhà ăn không hết, mẹ tôi lại mang xuống chợ để kiếm thêm vài đồng đong gạo. Khi ấy, tôi và các em được tặng mỗi đứa vài viên kẹo ú ngọt lịm. Nhưng chẳng may có mùa đi đánh bắt cá mà lũ về bất ngờ, nước ngập trắng đồng, cuồn cuộn chảy xiết thì đành bó tay, vứt cả ngư cụ cho... hà bá. Lúc đó, cả nhà chỉ có cơm dưa muối để qua ngày, chờ khi nước rút mới tính chuyện chạy đồng.

Ngày nay, xóm làng chẳng mấy ai để ý đến chuyện chạy đồng đánh cá, cũng không mấy nhà còn lưu giữ những ngư cụ quen thuộc. Và ruộng đồng ngày càng bị thu hẹp; con cá, con cua đồng cũng ngày càng khan hiếm.

Có thể bạn quan tâm

Nhớ những mùa vàng

Nhớ những mùa vàng

(GLO)- Những mùa lúa vàng trĩu bông thơm mùi rơm rạ là hình ảnh đã ăn sâu vào ký ức bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người lớn lên ở thôn quê.
Thơm thảo mùa thu

Thơm thảo mùa thu

(GLO)- Một buổi chiều thu, giữa người xe phố phường giăng mắc, tôi chợt thấy bên vỉa hè một chị hàng rong lặng lẽ bày ra những quả hồng. Những quả hồng chín ửng căng bóng, màu cam đỏ pha chút thẫm xanh dịu mắt được xếp vào chiếc mẹt tre.
Cơn bão đi qua

Cơn bão đi qua

Bão đi qua, ta thêm yêu thương, biết sẻ chia hơn với những mảnh đời khốn khó. Bão tan, ta bắt đầu lại từ những mầm xanh hy vọng...
Giấc mơ về mẹ

Giấc mơ về mẹ

(GLO)- Đêm khuya. Chốc chốc, những đợt mưa nối nhau quất rào rạt lên mái tôn. Hơi lạnh len lỏi xuyên qua lớp chăn thấm vào da thịt. Con gái tôi giật mình, khóc ré lên vì sợ.
Cái gạc-măng-rê của mẹ

Cái gạc-măng-rê của mẹ

Mấy tuần nay, bà ngoại sắp nhỏ dọn nhà đi nơi khác nên những thứ đồ cũ kỹ được bỏ bớt. Chỉ có cái gạc-măng-rê (garde manger), chuyển mấy lần nhưng mẹ tôi để hoài không nỡ bỏ. Cái gạc-măng-rê được đặt ở góc bếp, lặng im, cũ kỹ nhưng chứa đầy kỷ niệm của từng thành viên.
Hương ổi mùa xa

Hương ổi mùa xa

(GLO)- Tôi không lớn lên giữa đồng bằng miền Bắc để được biết đến cái ngọt ngào và tinh túy của đất trời vào thu bằng hương cốm hay hương thị đẫm hồn xưa.
Tự “chữa lành” cho bản thân

Tự “chữa lành” cho bản thân

(GLO)- Cứ gần đến ngày nghỉ lễ là các anh chị đồng nghiệp lại xúm xít hỏi nhau: “Lễ này đi chơi ở đâu?”. Còn tôi thì chỉ muốn nghỉ ngơi bên gia đình. Đã rất nhiều năm rồi, tôi không có khái niệm đi chơi ngày lễ, nhất là những chuyến đi chơi xa dài ngày.
Tháng Chín...

Tháng Chín...

Tháng Chín khiến người ta nhớ và bâng khuâng khi vấn vương một tà áo trắng, một ánh mắt cười trong ngày khai giảng. Mới đó mà đã gần hai mươi năm trôi qua. Không dưng thèm bé lại, được hồn nhiên tung tăng cắp sách tới trường như thuở nào.
Hương vị của kỷ niệm

Hương vị của kỷ niệm

Hôm rồi, đứa em ở Bến Tre lên thành phố, ghé nhà thăm và tặng một bịch nhãn long nhà trồng được. Cầm bịch nhãn long trên tay mà Linh ngỡ ngàng vì có trái vỏ màu trắng, trái thì vỏ màu tím, nhãn long giờ thật lạ.
Cuốn sách bị đánh cắp

Cuốn sách bị đánh cắp

Chiếc xe khách như con trâu kiệt sức, phì phò thở hắt ra mấy lượt rồi bất động. Gã tài xế trẻ măng vặn vặn mấy cái nút, cố khởi động lại nhưng chiếc xe vẫn im ru.
Bí mật của thời gian

Bí mật của thời gian

(GLO)- Có lẽ do bản tính thích quan sát và để ý mọi thứ quanh mình nên tôi thường đặt ra những câu hỏi. Có lần, tôi đã hỏi một người bạn: “Trên đời này, có thứ gì chứa nhiều bí mật hơn thời gian?”.
Nghĩa tình hàng xóm

Nghĩa tình hàng xóm

(GLO)- Mặc dù chuyển đến nơi ở mới đã lâu nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn về thăm những người hàng xóm cũ. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói chuyện hoài không hết, tôi lại càng thấm thía hơn lời dạy của người xưa “Hàng xóm tối lửa, tắt đèn có nhau”.
Tháng Chín yêu thương

Tháng Chín yêu thương

Ngày đầu tiên của tháng Chín, tôi đi trong nắng thu vàng mà lòng trào dâng nhiều cảm xúc. Xin gửi lời chào tháng mới yêu thương, với Tết Độc lập của dân tộc và những ngày đầu đến trường sau kỳ nghỉ hè.

Chòi rẫy

Chòi rẫy

(GLO)- Trong rẫy của người Jrai bao giờ cũng có một cái chòi. Sau khi thu hoạch nông sản, tất cả sẽ được cất giữ tại chòi rẫy.
Ngóng mẹ đi chợ về

Ngóng mẹ đi chợ về

(GLO)- Ngóng mẹ đi chợ về luôn là cả một niềm yêu thích với tuổi thơ của chị em chúng tôi. Mỗi lần mẹ đi chợ là chị em mau mải chạy ra cổng hoặc tận đầu ngõ, trốn dưới một bóng cây nào đó và mắt thì cứ liên tục ngóng ra phía mẹ đi về.
Chuyện tình ở xóm Đá Côi

Chuyện tình ở xóm Đá Côi

“Đá Côi”, tên xóm có từ khi nào không ai biết, kể cả ông Sáu, người lớn tuổi nhất vùng lớn lên từ thời Pháp thuộc, trải qua 20 năm kháng chiến chống Mỹ, giờ vẫn còn trụ lại với bà con nhiều thế hệ.
Ngồi ngắm sương mù

Ngồi ngắm sương mù

(GLO)- Nhiều lần, tôi thấy mình cứ nhớ thương một thứ gì đó rất mơ hồ, hình như là sương mù. Bạn tôi cười bảo: “Sương mù ở đâu mà chẳng có, ngay trong thành phố này, cứ thức dậy thật sớm để chạy bộ ven hồ, trong công viên... là thấy được sương mù giăng tầng tầng lớp lớp”. 
Chờ mùa

Chờ mùa

(GLO)- Ông bà thường nói: Mưa lúc nào mát mặt lúc ấy! Đó là khi trời oi bức, khô hanh, chứ lê rê mãi hoài món “đặc sản” mưa cao nguyên thì quả thực là... rát mặt. Thức dậy trong tiếng mưa rơi ràn rạt trên mái hiên sau một đêm chập chờn, hẳn là nhiều người sẽ có tâm trạng chờ mùa, chờ nắng.
Bao la tình mẹ

Bao la tình mẹ

Chị không thương con như cách những người mẹ khác hay làm, nhưng chị là một người mẹ vĩ đại. Đó là những gì mà tôi và nhiều người nhìn thấy ở chị- một người phụ nữ bị thiểu năng trí tuệ, yếu thế trong xã hội.