Lời sóng vỗ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
(GLO)- Biển trong mắt người gắn mình với xứ núi hơn 40 năm luôn là một điều bí ẩn. Có lẽ vì thế nên những lần đắn đo lựa chọn điểm đến cho những kỳ nghỉ ngắn hoặc dài ngày, nơi có biển vẫn luôn là ưu tiên.

Sự lý giải nào cũng không thỏa mãn được cho câu hỏi vì sao lại chọn biển. Chỉ có thể hiểu rằng tận sâu trong tiềm thức có lẽ biển như là một tri âm, tri kỷ luôn vỗ về an ủi những lúc ghé thăm.

Ảnh minh họa: Minh Tiến

Ảnh minh họa: Minh Tiến

Ai đã từng đứng trước biển, lặng lẽ nhìn những con sóng dồn đuổi xô bờ hẳn sẽ thấm cảm giác bơ vơ, trơ trọi đến tận cùng. Biển ôm vào lòng bao nhiêu sự sống, biển giấu vào đêm bao điều bí mật, biển cưu mang, biển cũng chôn vùi... vậy mà lòng người vẫn hướng về biển. Âu cũng là vì người ta nhận ra sự bao dung, nhân từ của biển, như lòng mẹ bao la luôn bảo bọc con thơ. Sự sống sinh ra từ biển.

Và nhiều lúc dấu chấm hết cũng đến từ biển cả mênh mông. Có lẽ vì thế mà những yêu thương cứ ngày một vun đầy cho những người tựa nương vào biển, cả cho những người ở thăm thẳm núi đồi mà vẫn hướng về phía biển mỗi khi lòng vương nỗi chông chênh.

Những đến đi chóng vánh chưa đủ rộng dài để mình thấm thía được cuộc sống mưu sinh từ biển. Những no đủ, mất mát chỉ qua hình ảnh và câu chữ trước mỗi trận cuồng phong bão tố. Tự hóa thân để thấm tháp nỗi mất mát tột cùng trước mỗi đợt thiên tai, để biết thương những người dân sống nghề chài lưới.

Cuộc sống chưa bao giờ dễ dàng. Để có “cá bạc đầy khoang” là những ngày dài lênh đênh biển cả. Chỉ khi cập bờ mới thầm cảm ơn đất trời và biển cả đã cho mưa thuận gió hòa, cho chuyến ra khơi an toàn.

“Trước biển đêm trăm ngàn con sóng vỗ/đá có đau như sóng lặn trong lòng/em bé nhỏ biển đời mênh mông thế/sợi yêu nào níu giữ chút tình anh”. Tôi đã viết những câu thơ này khi đứng trước biển đêm. Tiếng sóng biển đêm vỗ vào ghềnh đá làm thức tỉnh và nguôi ngoai yếu đuối, để rồi học sóng nương theo thủy triều mà lành lặn lại những vết thương. Biển bỗng trở thành nhân chứng cho những cảm xúc dịu dàng vừa chớm nở như một sự khắc cốt ghi tâm, để mỗi lần về biển, cảm xúc ấy trở về nhắc nhớ.

Đứng trước mũi tàu rẽ sóng vào bát ngát trời mây, biển rộng là một cảm giác tự do đến vô cùng. Cảm giác chinh phục và tận hưởng sẽ luôn song hành với sự hàm ơn vô tận.

Sự yên bình nào chẳng đánh đổi bằng những mất mát hy sinh. Mỗi tấc đất tấc biển là sự hiến dâng quên mình của biết bao thế hệ. Những người dân bám biển đêm ngày cũng là đang góp phần gìn giữ quê hương. Nên những lần dõi mắt về khơi xa hoặc lênh đênh sóng nước, biển lại gợi ra trùng trùng bí ẩn.

Hòa với biển chút ít thời gian rồi lại về với núi. Nhưng những khát khao được về với biển vẫn luôn còn mãi. Và, trái tim vẫn mong thêm một lần lặng nhìn những con sóng vỗ bờ, để được chở che âu yếm khi đặt chân trần lên cát mịn, để được nghe lời tri âm qua ngàn con sóng vỗ.

Có thể bạn quan tâm

Hương ổi mùa xa

Hương ổi mùa xa

(GLO)- Tôi không lớn lên giữa đồng bằng miền Bắc để được biết đến cái ngọt ngào và tinh túy của đất trời vào thu bằng hương cốm hay hương thị đẫm hồn xưa.
Tự “chữa lành” cho bản thân

Tự “chữa lành” cho bản thân

(GLO)- Cứ gần đến ngày nghỉ lễ là các anh chị đồng nghiệp lại xúm xít hỏi nhau: “Lễ này đi chơi ở đâu?”. Còn tôi thì chỉ muốn nghỉ ngơi bên gia đình. Đã rất nhiều năm rồi, tôi không có khái niệm đi chơi ngày lễ, nhất là những chuyến đi chơi xa dài ngày.
Bất chợt mùa lá rụng

Bất chợt mùa lá rụng

(GLO)- Mùa thu ở xứ sở nhiệt đới như nước Việt chúng ta, sự chuyển đổi của thiên nhiên không rõ ràng, đặc tả như ở trời Âu. Nhưng sắc thái của mùa lá rụng cũng đủ để làm xao động lòng người, ghi dấu ấn vào thi ca, nhạc họa từ xưa đến nay
Sắc lan mùa phố

Sắc lan mùa phố

(GLO)- Người chơi lan vẫn có câu: “Kiến giả thị bảo, bất kiến giả thị thảo” (Nghĩa là: Biết thì là bảo vật, không biết thì chỉ là cỏ). Vì thế, mỗi người chơi lan sẽ có một cách ứng xử riêng với hoa.
Quê cũ

Quê cũ

(GLO)- Xe bắt đầu rẽ vào con đường bê tông rộng rãi. Trước mắt là xóm làng với những ngôi nhà cao tầng, mái lợp ngói đỏ nhấp nhô. Bên trái là cánh đồng lúa sắp vào vụ gặt, vàng ươm trải dài.

Tháng Chín...

Tháng Chín...

Tháng Chín khiến người ta nhớ và bâng khuâng khi vấn vương một tà áo trắng, một ánh mắt cười trong ngày khai giảng. Mới đó mà đã gần hai mươi năm trôi qua. Không dưng thèm bé lại, được hồn nhiên tung tăng cắp sách tới trường như thuở nào.
Hương vị của kỷ niệm

Hương vị của kỷ niệm

Hôm rồi, đứa em ở Bến Tre lên thành phố, ghé nhà thăm và tặng một bịch nhãn long nhà trồng được. Cầm bịch nhãn long trên tay mà Linh ngỡ ngàng vì có trái vỏ màu trắng, trái thì vỏ màu tím, nhãn long giờ thật lạ.
Cuốn sách bị đánh cắp

Cuốn sách bị đánh cắp

Chiếc xe khách như con trâu kiệt sức, phì phò thở hắt ra mấy lượt rồi bất động. Gã tài xế trẻ măng vặn vặn mấy cái nút, cố khởi động lại nhưng chiếc xe vẫn im ru.
Chòi rẫy

Chòi rẫy

(GLO)- Trong rẫy của người Jrai bao giờ cũng có một cái chòi. Sau khi thu hoạch nông sản, tất cả sẽ được cất giữ tại chòi rẫy.
Thương những bờ xanh

Thương những bờ xanh

(GLO)- Từng có những bờ xanh thật xanh, mãi cứ ngời biếc ở một khoảng nào đó trong tâm thức chúng tôi, những đứa trẻ đã từng lớn lên giữa trong lành xa xưa ấy.
Nhà

Nhà

(GLO)- Bạn từ phố về quê chơi. Suốt đêm đầu tiên, tôi nghe tiếng bạn trở mình, lục đục đi ra, đi vào. Sáng dậy, mắt bạn đỏ kè, ngồi uống cà phê còn ngâm nga câu: “Thức đêm mới biết đêm dài”.
Ngóng mẹ đi chợ về

Ngóng mẹ đi chợ về

(GLO)- Ngóng mẹ đi chợ về luôn là cả một niềm yêu thích với tuổi thơ của chị em chúng tôi. Mỗi lần mẹ đi chợ là chị em mau mải chạy ra cổng hoặc tận đầu ngõ, trốn dưới một bóng cây nào đó và mắt thì cứ liên tục ngóng ra phía mẹ đi về.
Chuyện tình ở xóm Đá Côi

Chuyện tình ở xóm Đá Côi

“Đá Côi”, tên xóm có từ khi nào không ai biết, kể cả ông Sáu, người lớn tuổi nhất vùng lớn lên từ thời Pháp thuộc, trải qua 20 năm kháng chiến chống Mỹ, giờ vẫn còn trụ lại với bà con nhiều thế hệ.
Ngồi ngắm sương mù

Ngồi ngắm sương mù

(GLO)- Nhiều lần, tôi thấy mình cứ nhớ thương một thứ gì đó rất mơ hồ, hình như là sương mù. Bạn tôi cười bảo: “Sương mù ở đâu mà chẳng có, ngay trong thành phố này, cứ thức dậy thật sớm để chạy bộ ven hồ, trong công viên... là thấy được sương mù giăng tầng tầng lớp lớp”. 
Chờ mùa

Chờ mùa

(GLO)- Ông bà thường nói: Mưa lúc nào mát mặt lúc ấy! Đó là khi trời oi bức, khô hanh, chứ lê rê mãi hoài món “đặc sản” mưa cao nguyên thì quả thực là... rát mặt. Thức dậy trong tiếng mưa rơi ràn rạt trên mái hiên sau một đêm chập chờn, hẳn là nhiều người sẽ có tâm trạng chờ mùa, chờ nắng.
Ngày hè đã xa

Ngày hè đã xa

(GLO)- Khi những cơn gió Lào bắt đầu xao xác rặng tre gầy, cái ran rát đã cảm nhận được trên da thịt cũng là lúc ngày nghỉ hè chính thức bắt đầu.
Nhớ thu xưa

Nhớ thu xưa

(GLO)- Ngày ấy, khi những cây mù u trong vườn nhà nở chùm hoa trắng phảng phất hương thơm thì tôi biết trời đã sang thu.
Thân thương quà tặng

Thân thương quà tặng

(GLO)- Tặng quà và nhận quà là một phần trong cuộc sống của mỗi người, trong mọi nền văn hóa. Dù ở hoàn cảnh khác nhau, món quà không giống nhau, nhưng tình cảm dành cho nhau luôn là điều đáng quý.
Nỗi lo mùa mưa

Nỗi lo mùa mưa

(GLO)- Hồi trước, vào những ngày mưa dầm, má tôi thường nhìn trời mà than: Mưa vầy đồng ngập nước hết, lúa hư lấy gì mà ăn đây!
Gác bếp ngày mưa

Gác bếp ngày mưa

Nhìn cơn mưa đổ xuống như trút mà hắn thở dài. Cả tháng nay mưa liên miên. Mưa lang thang qua những mái ngói nâu trầm, rỉ rả trong từng kẽ hở của thưng ván.