Cây sẽ cho lộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không chỉ cây lá mới cho lộc, mà bất cứ công việc gì nếu như mình làm bằng tất cả yêu thương và say mê, chắc chắn sẽ hái quả ngọt

Hồi giữa năm, tôi được một người quen tặng một cây sen đá cổ thụ rất đẹp. Loài sen đá không hiếm, nhưng sen đá cổ thụ thì lần đầu thấy tận mắt, chạm tận tay nên rất thích.

Cây chỉ cao chừng gang tay nhưng gốc to gần bằng cổ tay, có bộ rễ xù xì chứng tỏ đã bền bỉ với thời gian. Tôi thích các loại cây xanh. Mỗi khi chạm vào bất cứ loại cây gì, tôi có cảm giác có sự kết nối kỳ diệu. Những ngày thảnh thơi, tôi thích đi dạo trong công viên, nơi có những gốc cổ thụ chẳng biết có mặt từ bao giờ. Gốc cây to đến mấy người ôm không xuể. Cây tỏa tán lá mát rượi, sừng sững trước bao đổi thay. Cây chứng kiến ngày qua, mùa qua, những cuộc đời đi qua… Hẳn cây có biết bao câu chuyện để trải lòng.

Minh họa: HOÀNG ĐẶNG
Minh họa: HOÀNG ĐẶNG

Cây có cảm xúc hay không, khoa học chưa chứng minh điều đó nhưng tôi tin mọi thứ đều có nguồn năng lượng. Kể cả vật dụng tưởng vô tri trong nhà như chiếc bàn, chiếc ghế, ly tách… Những vật dụng đó, khi đến tay mình sử dụng đã đi qua bao nhiêu công đoạn của rất nhiều người. Vậy nên sẽ có những tâm thức được lưu lại. Tôi còn nhớ một lần cô em gái của tôi tham gia tuyển dụng vị trí đầu bếp của một nhà hàng chay, người tuyển dụng đề cập rất ít về chuyên môn, mà chủ yếu kiểm tra những câu mang tính tâm lý tính cách. Thật lâu sau này, khi đã trở thành đầu bếp chính, em gái tôi mới hiểu phong cách chọn nhân viên ở nơi này: ngoài chuyên môn giỏi, còn phải là người có tâm tĩnh lặng. Chị ấy nói rằng một người tâm trí lao xao, thì thức ăn cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Mà, chị muốn những người khách của mình thưởng thức bữa ăn chay thực thụ, như vậy mới có ý nghĩa.

Tôi cũng có niềm tin như vậy; mọi thứ cần được bao bọc trong nguồn năng lượng an lành thì chính bản thân mình mới mong nhận lại điều đó.

Người nhà thấy tôi loay hoay với cây cối, bảo nghỉ ngơi cho khỏe, cây chết thì mua cây khác. Nhưng lúc chăm cây là lúc tâm trí tôi nghỉ ngơi đúng nghĩa nhất, tạm quên đi những lo lắng, tất bật bên ngoài cánh cửa. Cũng nhờ chăm sóc kỹ lưỡng nên chỉ sau thời gian ngắn, cây sen đá cổ thụ của tôi đã thuần khí hậu, bám rễ chắc, cứng cáp và cho chồi non khỏe mạnh.

Người thương cây sẽ không thấy việc chăm cây là cực khổ gì. Nhưng chăm cây cũng cần có kinh nghiệm thì cây mới phát triển xanh tốt.

Những năm đầu chăm cây, độ giữa tháng chạp, tôi cũng mang cây mai của mình mua từ năm ngoái ra nhặt lá, vì có thấy nụ nhú sau mỗi kẽ lá. Lòng vui mừng vì thể nào cũng có được mùa hoa đẹp, có thể không đúng ngày nhưng chuyện đó quan trọng gì. Những ai chăm cây mới cảm nhận hết niềm hạnh phúc khi ngắm cây ra chồi non, chiếc lá, chứ huống hồ gì là từng chùm hoa.

Nhưng khi ra hội hoa xuân, thấy các nhà vườn chưng bày mai chơi Tết mới thấy tủi thân cây mai nhà mình. Cả một năm chăm bẵm, tưới tắm, tìm hiểu để bổ sung dinh dưỡng các kiểu, vậy mà mai chỉ lèo tèo vài chùm hoa. Trong khi mai của nhà vườn cây nào cây đó trĩu trịt hoa. Mà giá cả lại không quá cao nên người nhà tôi càng chép miệng "chăm chi cho cực", cũng đúng!

Tuy biết vậy, những người thương cây như tôi khi mua cây về, vẫn không nỡ để cây héo khô đi. Mà chỉ cần cây còn nhựa sống sẽ ra sức chăm bẵm cứu cây. Không phải riêng tôi, anh em trong nhóm chơi cây đều vậy. Thời buổi công nghệ, cây lá cũng là nhịp cầu kết nối những người cùng sở thích. Nhóm chúng tôi chia sẻ nhau cách chăm cây trong từng giai đoạn, khoe với nhau thành quả có được. Trong đó, việc chăm mai sau Tết luôn là đề tài nhiều người quan tâm nhất.

Trong nhóm, có anh bạn rất chú tâm việc này. Anh nói muốn có mai sang năm chơi, thì phải chăm bẵm ngay sau mùa xuân. Vậy nên mỗi năm sau Tết, bất kể cây mai còn sum suê hoa, nụ, anh chọn một buổi sáng trời mát mẻ, mạnh tay cắt sạch cành. Đó là cách để cứu cây khỏi suy sau một mùa bung hoa rực rỡ. Thời kỳ ra hoa, cây mất rất nhiều sức nên cần phải hy sinh những nhánh cây, để gốc được phục hồi. Chứ nếu đợi cho mai nở hết nụ, rụng hết hoa đến ngoài tháng giêng, khi đó gốc cây bị mất sức, phục hồi khó khăn hơn. Anh nói để có được kinh nghiệm này, anh làm chết không ít cây mai. So với các loại cây khác, cây mai cần người chơi có tính kiên nhẫn nhiều hơn. Vì chỉ cần sai số, người chơi phải chờ đến mùa sang năm để làm lại từ đầu. Vì vậy, mọi bài học đều thành "xương máu". Nhưng đáp đền lại công chăm sóc, người chơi cây có được niềm vui khi ngắm chính cây mình chăm sóc, khác rất nhiều so với việc mua cây về ngắm.

Và, sau thời gian dài chăm sóc cây, tôi mới nhận ra không chỉ cây lá mới cho lộc, mà bất cứ công việc gì nếu như mình làm bằng tất cả yêu thương và say mê, chắc chắn sẽ hái quả ngọt.

Theo La Thị Ánh Hường (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mùi Tết

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?

“Mùa đi cùng tháng năm”

“Mùa đi cùng tháng năm”

(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.

Công nhân Công ty 74 vận hành máy băm trộn cỏ làm thức ăn cho bò. Ảnh: T.S

Tình ca du mục miền Ia Kla

“Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời/Cỏ cây hoa lá hương thơm tỏa ngát đồng”. Giai điệu ca khúc lãng mạn của những năm tuổi trẻ cứ nhẹ nhàng lẩn quất trong tâm trí khi tôi đến thăm trại bò siêu thịt của Công ty TNHH một thành viên 74 (Binh đoàn 15) trên địa bàn xã Ia Kla, huyện Đức Cơ.

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.

Đèo An Khê. Ảnh: Phan Nguyên

Bâng khuâng chiều An Khê

(GLO)- Tôi trở lại An Khê vào một chiều mưa. Cơn mưa không ồn ào mà rơi êm vào ký ức, đánh thức một miền nhớ xa xôi, thuở nơi đây còn là một thị trấn nhỏ bình lặng nằm ven quốc lộ 19.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

“Biến đám cháy thành pháo hoa”

(GLO)- Đó là cách nói rất hình ảnh về khả năng chấp nhận thực tại không như ý và biến nó thành một phiên bản khác của sự tỏa sáng. Không chỉ là nghị lực vượt khó, đây còn là câu chuyện đẫm chất nhân sinh.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Linh hoạt với cuộc sống

(GLO)- Cuộc đời của mỗi người đều sẽ không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vấp ngã, thậm chí muốn từ bỏ, buông xuôi. Nhưng rồi, nếu bạn đủ can đảm thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng chấp nhận và có thể vượt qua. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiểu bản thân mình và có sự linh hoạt với cuộc sống.

Ảnh: Phạm Quý

Bây giờ đang thắm mùa hoa

(GLO)- Từ dưới chân núi, tôi ngước nhìn vòm trời xanh văn vắt treo đầy những cụm mây trắng xốp. Nổi bật trong không gian cao rộng là màu đỏ của đất bazan và ngờm ngợp sắc hoa, nhất là màu vàng của dã quỳ.

Bước ra ngày mới

Bước ra ngày mới

(GLO)- Lúc còn đi học, mỗi buổi sớm mai, tôi thường nghe thấy tiếng bánh xe lăn trên đường rồi sau đó mới là tiếng những cánh cổng sắt được mở ra, tiếng người đi thể dục lao xao.