Tháng 2 nơi ngã ba biên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khi vị Tết đã thấm đẫm trong từng câu chuyện, khi mùa xuân cạn nốt chén rượu đầy thì trên những nẻo biên cương, đất trời khoác lên mình tấm áo mới, rực rỡ và căng tràn nhựa sống.

Đầu xuân, chúng tôi quyết định thực hiện chuyến đi về miền biên giới ngã ba Đông Dương, nơi có cột mốc thiêng liêng đánh dấu chủ quyền đất nước, nơi hiện hữu những làng mạc bình dị và kiên trung.

Có những vùng đất không chỉ được vẽ khắc bằng đường biên giới trên bản đồ mà còn lưu dấu trong từng câu chuyện, trong từng cuộc gặp gỡ thân tình. Tôi từng được đọc một thông tin khá thú vị rằng, 1 trong 10 điểm cần tới trên dải đất hình chữ S là ngã ba Đông Dương-nơi giao thoa giữa 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia, nơi không chỉ mang vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ mà còn gắn liền với lịch sử, văn hóa và tình hữu nghị giữa 3 quốc gia.

Vậy nên, với mong muốn có thêm những trải nghiệm đáng nhớ, trong một ngày đầu xuân, tôi men theo cảm xúc tự hào, thiêng liêng tìm đến ngã ba Đông Dương (xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum), nơi 1 con gà gáy, 3 nước cùng nghe.

duong-len-cot-moc-bien-gioi-viet-nam-lao-campuchia-tren-do-cao-1086m.jpg
Đường lên cột mốc biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia trên độ cao 1.086m. Ảnh: N.T.D

Nhà thơ Tố Hữu từng viết về vùng đất ba biên này: “Trên đường lớn Hồ Chí Minh/Gác ba biên giới... mối tình Đông Dương” (Nước non ngàn dặm). Có lẽ từ trong sâu thẳm trái tim của người dân đất Việt, ai cũng đều mong một lần được đến 1 trong 2 địa điểm ngã ba biên giới (địa điểm thứ 2 là cột mốc số 0, ngã ba biên giới giữa Việt Nam-Lào-Trung Quốc ở A Pa Chải, tỉnh Điện Biên) tự hào nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay nơi cột mốc thiêng liêng, để nhắc nhớ về một thế hệ cha ông dựng bờ giữ cõi, từ đó nhân lên tình yêu quê hương, Tổ quốc.

Trên bản đồ Google, từ TP. Pleiku chỉ mất 2 giờ 48 phút theo quốc lộ 14 đi tầm 136 km là đến ngã ba biên. Không nhiều khúc cua nguy hiểm nhưng cũng thách thức những tay lái chắc tay với khúc cua tay áo và thế dốc đứng. Qua ô cửa kính xe, tôi có thể nhìn thấy phía trước mắt bạt ngàn cà phê đang mùa hoa thơm ngát, trắng tinh khôi một dải mênh mông.

Trên đường đi có thể bắt gặp những sườn đồi uốn lượn. Đang là mùa lau trắng muốt vờn gió, đung đưa, bảng lảng sương mai se sắt. Thi thoảng bắt gặp hai bên đường dọc dài hàng cây đỗ mai bung nở rực rỡ. Không khí mùa xuân trong lành, đủ tĩnh lặng để tôi có thể nghe được tiếng gió miên man trên khắp núi đồi.

Cột mốc biên giới hiện ra trước mắt, sừng sững giữa đất trời bao la. Đó là một khối đá hoa cương 3 mặt, mỗi mặt khắc tên một quốc gia: Việt Nam-Lào-Campuchia. Đứng từ đây, có thể phóng tầm mắt nhìn sang 2 nước láng giềng. Đó là những ngọn đồi xanh thẳm bên đất Lào, là những con đường nhỏ, uốn lượn dẫn vào Vương quốc Campuchia. Tôi đưa tay chạm vào bề mặt mát lạnh của cột mốc, chợt cảm nhận được sự giao thoa kỳ diệu giữa 3 nền văn hóa, 3 số phận dân tộc.

Chỉ cách một bước chân thôi, tôi đã đứng giữa một vùng đất mới, nơi chỉ một khắc là ngôn ngữ thay đổi, khác biệt, nhưng sợi dây gắn kết vẫn luôn bền chặt trong tình hữu nghị sắt son. Ngã ba biên giới trù phú, xanh tươi ngút ngàn. Một cảm giác thật sự choáng ngợp, cảm xúc trào dâng thiêng liêng nơi cương thổ quốc gia.

Trong một chiều hoàng hôn gió lộng, tôi ngồi bên núi đồi biên giới. Trong suốt thời gian lưu lại vùng đất ngã ba biên này, tôi thấy nhiều bạn trẻ mặc áo in hình cờ đỏ sao vàng, những em bé háo hức leo từng bậc thang, những cựu chiến binh trên ngực áo sáng ngời huy chương hân hoan chụp ảnh bên cột mốc. Hẳn nhiều người trong số các cựu chiến binh ấy từng là thanh niên xung phong, từng là chiến sĩ vào sinh ra tử trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

ben-phai-la-dat-campuachia-phia-ben-trai-la-dat-lao.jpg
Tác giả cùng người thân tại ngã ba biên. Ảnh: N.T.D

Rời cột mốc, tôi tìm đến một làng nhỏ Đắk Mế (xã Bờ Y). Làng nép mình bên rẫy cà phê xanh thẳm, ngôi làng có biệt danh là “ba nước” với tộc người Brâu từ vùng Nam Lào và Đông Bắc Campuchia đã về định cư nơi đây.

Bắt gặp lũ trẻ con hiếu khách, chúng vui vẻ, cười chào. Tiếng chào con trẻ ấm lại không khí của ngày đầu tháng Giêng, dẫu nơi ngã ba biên còn vương lại cái rét se sắt của buổi chiều muốt gió. Tôi mới hiểu vì sao, nơi đây không chỉ là một đường ranh giới trên bản đồ, mà còn là nơi kết nối những tâm hồn xa lạ thêm ấm nồng tình đoàn kết. Những con người mà hồn nhiên trong từng hơi thở núi đồi, phóng khoáng trong từng ánh mắt, tươi vui trong từng câu chuyện của cỏ cây, bình dị và hiền lành dưới mỗi nếp nhà.

Ở đây lâu hơn một chút, tôi có cảm giác như gió lớn, rét buốt, hay nắng gắt miền biên giới đã gọt mài những khoảng thời gian khác nhau, những con người khác nhau. Dường như ở đây có 2 khoảng thời gian. Một là thời gian không thể đo đếm được của người biên viễn khi họ sống hồn nhiên, thong dong giữa đất trời, giữa núi đồi thênh thang. Một thời gian khác rất thực thấy rõ của những người lính quân hàm xanh ngày đêm canh gác để biên giới luôn bình yên. Chỉ một ánh nhìn thân thiện, một cái bắt tay trìu mến cũng đủ để nói lên lời cảm ơn chân thành của tôi dành cho người lính trên tuyến biên giới thân yêu này.

Nắng chiều đã cạn. Đứng bên cột mốc trong một chiều tà bảng lảng sương giăng giữa bao la núi rừng trùng điệp, tôi không khỏi xốn xang, bồi hồi khi nhìn những mái nhà nhỏ bình yên ở góc trời biên cương mờ dần giữa những sóng sánh núi xanh. Nhìn lại phía sau, cột mốc biên giới vẫn đứng đó, lặng lẽ nhưng vững vàng, như minh chứng cho sự trường tồn của tình hữu nghị, của những tháng năm đã qua và những hành trình phía trước.

Có thể bạn quan tâm

Gia tài của cha

Gia tài của cha

(GLO)- Hoài niệm về ký ức quãng đời sống cùng cha mẹ, anh chị em chúng tôi thường nhắc đến gia tài của cha-di sản truyền thế hệ, chất keo kết dính tình thủ túc dường như chẳng có nỗi buồn.

Nhớ khói đốt đồng

Nhớ khói đốt đồng

(GLO)- Mỗi khi tiết trời chuyển mình vào hạ, tôi lại chộn rộn một nỗi nhớ không tên. Tôi nhớ quê, nhớ cánh đồng, nhớ mùi khói đốt đồng lan trong gió chiều nhè nhẹ. Đó là mùi của đất, của nắng, của thời gian và tuổi thơ nơi đồng bãi.

Bên chiếc cầu thang nhà dài

Bên chiếc cầu thang nhà dài

(GLO)- Ngày trước, khi đến buôn Đôn (Đắk Lắk), tôi được ngắm nhìn những ngôi nhà dài bằng gỗ lâu niên của người Ê Đê đẹp đến nao lòng. Ấn tượng đầu tiên là 2 chiếc cầu thang dẫn lên nhà sàn còn in đậm vết thời gian.

Vấn vương bông gòn

Vấn vương bông gòn

(GLO)- Trong vườn còn sót lại một cây gòn. Đến mùa, chúng bung ra những bông nhẹ bẫng, mềm như mây trắng vắt ngang trời, theo gió tản mát muôn phương.

Nẻo về tháng Tư

Nẻo về tháng Tư

(GLO)- Bước chân trên dải biên cương một ngày tháng Tư nắng đượm, tôi thốt nhiên nhớ tới mấy câu thơ của Nguyễn Bình Phương: “Những cột mốc vùng biên bóng trải xiêu xiêu/Dãy núi oằn lên từng nhịp thở”.

Gió đồng mùa hạ

Gió đồng mùa hạ

(GLO)- Gió từ cánh đồng quê lại thổi tràn qua ô cửa nhỏ, mang theo hương thơm nồng nàn của lúa non và mùi ngai ngái của đất sau cơn mưa đầu mùa.

Mùa rẫy tới

Mùa rẫy tới

Mấy ngày nay thường hay có dông vào buổi chiều. Gió ùn ùn thốc tới. Mây từ dưới rừng xa đùn lên đen sì như núi, bao trùm gần kín khắp bầu trời. A Blưn thấy ông nội lẩm nhẩm tính rồi nói mấy hôm nữa đi phát rẫy.

Bài học đầu đời

Bài học đầu đời

(GLO)- Mãi đến bây giờ, cánh tay tôi vẫn còn một vết sẹo. Vết sẹo đỏ ửng, kéo dài trông thật “thiếu thẩm mỹ”. Bạn bè khuyên đi xóa sẹo nhưng tôi lại không muốn. Bởi lẽ, với tôi, vết sẹo ấy gắn liền cùng kỷ niệm về bài học đầu đời.

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

Lưu bút

Lưu bút

(GLO)- Lưu bút không đơn thuần là một cuốn sổ. Nó là nơi giữ lại cả một khoảng trời tuổi trẻ, nơi từng nét chữ đều mang theo một phần ký ức.

Mùa cá cơm

Mùa cá cơm

(GLO)- Đã mấy bận đến xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), tham quan hầu hết thắng cảnh, thưởng thức đủ mọi đặc sản bậc nhất, tôi từng nghĩ mình am tường vùng đất này lắm. Vậy mà, khi lang thang đến bến cá Nhơn Lý, tôi mới nhận ra những gì mình biết chỉ lớp vỏ bên ngoài.

Hương ngọc lan

Hương ngọc lan

(GLO)- Hương ngọc lan là mùi hương thanh khiết nhất mà tôi được biết trong tuổi thơ của mình. Đó là sự dịu ngọt nhẹ nhàng và vô cùng gây thương nhớ cho người lữ khách.

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Giai âm tiếng lòng

Giai âm tiếng lòng

(GLO)- Nếu tin rằng mọi thứ đều có nguyên do thì lý do ra đời của cây đàn guitar chắc hẳn là niềm ưu ái vô bờ mà thượng đế đặc biệt ban tặng cho con người.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Xôn xao chợ núi

Xôn xao chợ núi

(GLO)- Chợ núi cũng như bao khu chợ ở nhiều vùng miền khác, là nơi mua bán trao đổi, gặp gỡ chuyện trò. Song, chính sự chân chất, bình dị của những phiên chợ này lại khiến bao người nhớ nhung.